Huyền bí xá lợi của các vị chân tu nước Việt - Kỳ 2: Huyền tích về cuộc đời và xá lợi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh

Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh sau khi được phục dựng
Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh sau khi được phục dựng
(PLVN) - Nói đến vị thiền sư nổi tiếng Từ Đạo Hạnh, có lẽ không chỉ những người am hiểu về Phật pháp, mà ngay cả những con người “ngoại đạo” cũng từng một lần được nghe qua. Bên cạnh những phẩm chất cao quý, tài năng lỗi lạc và phép thuật cao siêu của Ngài, còn có hàng ngàn những câu chuyện kỳ lạ về con người, và thân thế của vị thiền sư nổi tiếng bậc nhất Việt Nam…

Từ mối hận với kẻ giết cha… 

Theo sử sách ghi chép, thiền sư họ Từ, tên Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống tại thời Lý Nhân Tông. Từ Đạo Hạnh có cha là Từ Vinh, mẹ là Tăng Thị Loan. Ngay từ nhỏ, vị thiền sư đã tỏ ra là một người thích du ngoạn, có chí lớn, đặc biệt trong con người đã ẩn chứa khí cốt tiên phật.

Theo đại đức Thích Trường Xuân (trụ trì chùa Phúc Thiên Hạ), từ những tư liệu mà ông đã được đọc và nghiên cứu, cuộc đời của thiền sư Từ Đạo Hạnh thực sự thay đổi từ sau cái chết của cha mình là Từ Vinh, sau khi Từ Vinh làm phật ý Diên Thành Hầu, nên bị ông ta sai Đại Điên thiền sư dùng phép đánh chết. 

Quá đau đớn và nuôi mộng trả thù nhưng vì phép thuật không có, nên Từ Lộ tìm đường sang Tây Thiên, Ấn Độ học phép thuật cùng với hai người bạn là Giác Hải và Không Lộ. Tuy nhiên, vì trong lòng vẫn còn lòng thù hận, nên Từ Đạo Hạnh học phép thuật lâu hơn hai người bạn của mình. Nhưng, đó cũng chính là điểm mạnh giúp Từ Lộ hội tụ được hết những tinh hoa của phép thuật mà mình được thụ giáo.

Hình ảnh nguyên bản của thiền sư Từ Đạo Hạnh hiện đang được lưu giữ tại chùa Thầy (Hà Nội)
 Hình ảnh nguyên bản của thiền sư Từ Đạo Hạnh hiện đang được lưu giữ tại chùa Thầy (Hà Nội)

Sau khi trở về từ Tây Thiên, mối thù giết cha vẫn canh cánh bên mình, Từ Đạo Hạnh tìm đến bờ sông Tô Lịch và phóng cây trượng sắt ngược dòng nước chảy, bay đến cầu Tây Dương thì dừng lại, báo hiệu cho sự trả thù sắp diễn ra.

Mọi người thấy vậy liền báo cho Đại Điên biết. Khi Đại Điên tìm đến bên bờ sông để tìm hiểu sự tình, thì bất ngờ cây trượng chợt nảy lên và đập vào trán khiến Đại Điên chết ngay tại chỗ. Sau đó, xác Đại Điên bị Từ Đạo Hạnh niệm thần chú trôi theo dòng nước. 

“Khi đã trả được món nợ giết cha, oán thù xưa đã hết. Lòng ngài đã thanh thản hơn, đức thánh Từ Đạo Hạnh ngao du khắp nơi để tìm nơi thanh tịnh mà tu dưỡng. Sau đó ngài chọn ngọn núi Sài Sơn, nơi có chùa Thiên Phúc làm nơi tu luyện đạo pháp. Nhờ phép thuật cao siêu, cùng với phẩm hạnh đức độ của ngài, cũng như việc dùng phép thuật chữa bệnh hiệu quả. Từ Đạo Hạnh được nhân dân khắp vùng yêu mến và ngưỡng mộ. Khi ấy pháp danh của ngài nổi tiếng khắp vùng”, đại đức Thích Trường Xuân cho biết.

Đến những pháp thuật kỳ bí...

Lại nói đến chuyện xác Đại Điên, sau khi trôi theo dòng nước đến phủ Tràng An (nay là Ninh Bình) thì dừng lại. Vì không phục trước phép thuật của Từ Đạo Hạnh, Đại Điên đã đầu thai và nhập vào một đứa trẻ có tên là Giác Hoàng. Mới lên 3, nhưng Giác Hoàng đã anh thông mọi việc, phàm những việc trong cung vua, không gì là không biết. 

Khi đó, vua Lý Nhân Tông tuổi đã cao mà không có người nối dõi. Khi nghe chuyện về Giác Hoàng, ngài liên sai trung sứ vào tận nơi xem xét. Thấy đứa trẻ thông minh dị thường vua có lòng yêu mến, và có ý định lập làm hoàng thái tử. Các quan can ngăn không được bèn bày cách để đứa bé thác sanh vào nội cung rồi sau mới lập làm thái tử được. Vua nghe theo, bèn cho tế lễ bảy ngày đêm để làm phép thoát thai. 

Chùa Thầy - nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa liên quan đến Thiền sư Từ Đạo Hạnh
 Chùa Thầy - nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa liên quan đến Thiền sư Từ Đạo Hạnh 

Ở trên núi nhưng thiền sư Từ Đạo Hạnh đã nhìn thấy việc này, ngài liền cho kết một tràng hạt đã yểm bùa và lén treo vào đàn tế lễ. Vì thế, Giác Hoàng không thể thác sinh được mà chết ngay sau đó. Tuy nhiên, việc Từ Đạo Hạnh dùng bùa chú ngăn cản, vua Lý Nhân Tông biết chuyện và quyết ra lệnh xử chém vị thiền sư. 

Nhưng nhờ có sự giúp đỡ và tin tưởng của Sùng Hiền Hầu là em trai của Lý Nhân Tông, Từ Đạo Hạnh đã thoát chết. Và để trả ơn Thiền sư đã nói với Hiền Hầu rằng: khi nào phu nhân sắp đến ngày sinh nở thì phải cho người báo trước với ta. Bởi mối nhân duyên ở đời của ta chưa hết, nên phải thác sinh một lần nữa, tạm làm đế vương đến khi già chết làm nhị thập thiên tử.

Để lại xá lợi sau khi đầu thai làm vua Lý Thần Tông?

 “Là trụ trì tại ngôi chùa này đã được 20 năm, mọi sự tích hay những tư liệu lịch sử về ngôi chùa Thầy tôi đều nắm rõ trong tay. Tuy nhiên, việc thiền sư Từ Đạo Hạnh có để lại xá lợi hay không, thì tôi không thể đưa ra được câu trả lời chính xác. Chỉ biết rằng, sau khi thác 300 năm thì nhục thân của ngài đã được hóa và người dân địa phương đã dùng tro cốt của thiền sư bỏ vào trong lòng bức tượng gỗ. Bức tượng ấy cho đến ngày hôm nay vẫn được bảo quản rất cẩn thận, hàng năm chỉ có một ngày vào 7/3 âm lịch, nhà chùa mới được phép tắm rửa cho bức tượng ấy”, vị đại đức cho biết.

Việc đầu thai và sự viên tịch của Từ Đạo Hạnh đến nay vẫn là một bí ẩn. Sử sách ghi lại, trước khi phu nhân của Hiền Hầu lâm bồn, thì người nhà của Hiền Hầu đã báo cho Từ Đạo Hạnh. Nhận được tin Ngài đi tắm rửa, thay quần áo và nói với các đệ tử của mình rằng: Mối nhân duyên của ta chưa hết, ta phải thác sinh làm đế vương trong thời hạn một kỷ (12 năm). Đến lúc ấy, nếu thấy thân thể ta rữa nát thì mới là lúc ta không còn trên cõi đời. Theo đại đức Thích Trường Xuân, phần thân thể của thiền sư Từ Đạo Hạnh, sau khi thác ở trong hang đá, trải qua mấy tháng trời mà thân thể của ngài vẫn thơm tho, và tuyệt nhiên không có mùi hôi thối nào. Thấy làm lạ, người dân trong làng và các đệ tử liền đưa thi thể của ngài vào trong khám để thờ. 

Đến nay, nhiều người vẫn coi Lý Thần Tông chính là thiền sư Từ Đạo Hạnh đầu thai, bởi lời dặn dò trước khi thác của Từ Đạo Hạnh với thiền sư Minh Không “Ta nay sắp xuất thế, ở cái địa vị làm thầy người ta, bệnh trái ở kiếp sau khó tránh nổi. Ta với người có duyên, nên cứu giúp nhau”.

Nói xong, đưa cho Minh Không một gói thuốc đã được niệm chú dặn rằng: 20 năm sau, nếu nghe quốc vương bị bệnh thì lập tức đến chữa trị ngay. Và quả nhiên, sau đó, vị vua Lý Thần Tông bị bệnh, phải hiệu triệu khắp nơi để vời Minh Không đến chữa trị. 

Lại nói về thân thể của Từ Đạo Hạnh, gần 300 năm sau khi thác, quân nhà Minh đã dùng củi đốt 3 ngày, 3 đêm mà xác thiền sư vẫn như còn y nguyên, quá hoảng sợ, quân Minh liền bỏ chạy. Sau đó, người dân ở Sài Sơn nằm mộng và được thiền sư Từ Đạo Hạnh cho biết chân thân của ngài đã trải qua hàng trăm năm, vì thế muốn thiêu được thì phải dùng củi thơm (gỗ trầm hương – PV) trên núi Sài Sơn để đốt.

Quả nhiên làm theo điềm báo, chân thân của thiền sư đã được đốt cháy, sau đó người dân đã thu lấy phần tro cốt (được coi là xá lợi) để tạo nên bức tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh hiện nay./.

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.