Hơn 70.000 thí sinh Hà Nội bước vào giờ G

Trường THPT Yên Hòa có 480 chỉ tiêu nhưng tới 1.412 thí sinh đăng ký hồ sơ nguyện vọng 1 (tỉ lệ chọi là 2,95).
Trường THPT Yên Hòa có 480 chỉ tiêu nhưng tới 1.412 thí sinh đăng ký hồ sơ nguyện vọng 1 (tỉ lệ chọi là 2,95).
(PLO) - Hôm nay (9/6), hơn 70.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2017 sẽ thi 2 môn Toán và Ngữ văn. Học sinh thi vào lớp chuyên sẽ thi thêm các môn chuyên vào ngày 10 và 11/6. Toàn thành phố năm nay được chia làm 153 điểm thi với trên 3.000 phòng thi.

Các thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức phải tuân thủ các quy định sau:

Ngay sau khi phát đề, thí sinh phải kiểm tra, nếu thấy thiếu câu, thiếu trang, rách, mờ, nhòa… phải báo ngay cho cán bộ coi thi để kịp xử lý. Nếu không phát hiện hoặc để quá 10 phút (thay vì 15 phút như mọi năm) sau khi phát đề mới báo cáo, thí sinh phải tự chịu trách nhiệm.

Bài thi sẽ bị chấm điểm 0 nếu được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi. Bài thi có chữ viết của hai người trở lên, thí sinh có hai bài làm trở lên đối với một bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác; sửa chữa bài làm sau khi đã nộp bài hoặc nộp bài của người khác.

Đặc biệt, trả lời thắc mắc của một số em về việc nếu thí sinh vẽ, viết vào tờ giấy thi nội dung không liên quan đến bài thi, theo quy chế thi năm nay, các em sẽ bị hủy kết quả bài thi đó.

Đối với các thí sinh phạm lỗi một lần, nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác sẽ bị khiển trách. Hình thức cảnh cáo được áp dụng với thí sinh tiếp tục vi phạm quy chế sau khi bị khiển trách; trao đổi bài hoặc giấy nháp với thí sinh khác; chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình.

Thí sinh bị khiển trách sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó. Thí sinh bị cảnh cáo sẽ bị trừ 50% tổng điểm của bài thi vi phạm. Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50 điểm thi toàn bài.

Đồng thời, nếu thí sinh nào đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài, em đó sẽ không được dự thi. Thí sinh bị ốm trong khi đang thi sẽ được đưa đến phòng y tế của điểm thi và lập biên bản có xác nhận của lãnh đạo điểm thi. Đề thi, giấy thi, giấy nháp của thí sinh được bảo quản và nộp cho trưởng điểm sau buổi thi. Nếu trong suốt buổi thi, thí sinh bị ốm không thể làm bài và tự nguyện không nộp bài sẽ được coi là vắng thi.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội, năm học 2017 - 2018, toàn TP có hơn 50.000 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT nhưng số lượng đăng ký hiện cao gần gấp 3 lần (147.500 hồ sơ). Sở GD-ĐT Hà Nội đã điều động gần 6.500 giáo viên làm nhiệm vụ coi thi.

Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi, từ ngày 30/5 đến 3/6, Sở GD - ĐT đã thành lập 15 đoàn thanh tra, kiểm tra 153 điểm thi. Cơ bản các trường đặt làm điểm thi đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất: các phòng làm việc  được trang bị đầy đủ ánh sáng, loa, điện thoại bàn, bàn ghế…; Phòng thi đã bố trí đầy đủ bàn, ánh sáng, quạt mát; Phòng y tế có đủ cơ số thuốc... Các nhà trường có điểm thi có sự phối hợp lực lượng công an, điện lực để đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi.

Để kịp thời phản ánh những bức xúc, các hiện tượng tiêu cực của kỳ thi tuyển sinh lớp 10, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố số điện thoại đường dây nóng của kỳ thi là: 0162.6763905.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.