Hơn 200 doanh nghiệp lữ hành tham gia đoàn khảo sát du lịch Mộc Châu

Đoàn khảo sát chụp ảnh tại Glenda tower Mộc Châu
Đoàn khảo sát chụp ảnh tại Glenda tower Mộc Châu
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các doanh nghiệp lữ hành 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tham gia đoàn khảo sát đến Mộc Châu để tìm hiểu những bí mật nhằm đánh thức vẻ đẹp hoang sơ của Mộc Châu, Vân Hồ, nhằm kích cầu du lịch.

Trong 2 ngày 28-29/11, Đoàn khảo sát giới thiệu điểm đến, kết nối tour, tuyến du lịch của các công ty lữ hành khắp ba miền Bắc Trung Nam, đã đến Mộc Châu tham gia chuyến khảo sát. Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La kết hợp với Câu lạc bộ Lữ Hành Unesco Hà Nội và khách sạn Glenda Tower Mộc Châu tổ chức.

Tham gia chương trình có hơn 200 công ty lữ hành các tỉnh trên cả nước, đại diện cơ quan báo đài trung ương địa phương.

Đoàn khảo sát tham quan chợ đêm Mộc Châu
Đoàn khảo sát tham quan chợ đêm Mộc Châu

Đoàn khảo sát đã trải nghiệm các sản phẩm, tuyến điểm du lịch, hệ thống lưu trú du lịch tại huyện Vân Hồ, Mộc Châu (tỉnh Sơn La) như thác Tạt Nàng, thác Nàng Tiên, Thác Bảy Tầng, thác Dải Yếm, khu phố đi bộ - chợ đêm thuộc khu du lịch quốc gia Mộc Châu, khu du lịch Happy Land Mộc Châu, khách sạn 4 sao Glenda Tower Mộc Châu, v.v…

Chuyến khảo sát là cơ hội để ngành du lịch tỉnh Sơn La nói chung và Vân Hồ, Mộc Châu nói riêng đẩy mạnh xúc tiến các sản phẩm thế mạnh; quảng bá tiềm năng du lịch. Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn và các tỉnh có cơ hội được giao lưu, kết nối với “người mua;” từ đó, nắm bắt xu hướng, thị hiếu, xây dựng nhiều tour, tuyến, sản phẩm mới, khai thác thêm nhiều thị trường tiềm năng trong tương lai.

Tham quan thác dải yếm.
Tham quan thác dải yếm.

Trong khuôn khổ của chương trình cũng diễn ra “ Giải pháp nâng cao chất lượng điểm đến, kết nối tour tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh" nhằm thảo luận tìm kiếm những giải pháp xây dựng điểm đến du lịch Vân Hồ, Mộc Châu.

Qua khảo sát, thành viên đoàn đều có ấn tượng tốt về danh thắng du lịch Vân Hồ, Mộc Châu với sự đa dạng tiềm năng, thiên nhiên, khí hậu cũng như các dịch vụ du lịch, nền văn hóa, ẩm thực và con người nơi đây.

Đánh giá cao hiệu quả của Chuyến khảo sát, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội Phạm Tiến Dũng cho biết: Đây là là tín hiệu đáng mừng cho sự quan tâm phát triển du lịch Vân Hồ, Mộc Châu, hứa hẹn sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của du lịch Vân Hồ, Mộc Châu sau đại dịch COVID-19. Đây cũng là dịp để cơ quan chức năng, các đơn vị cung ứng dịch vụ địa phương, cũng như các doanh nghiệp lữ hành có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, cùng nhau khảo sát tuyến điểm, đưa ra hướng mới trong phát triển tour tuyến sản phẩm mới, cũng như nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu trú kết nối với các điểm du lịch cộng đồng vì sự phát triển của du lịch Sơn La nói chung và của du lịch Vân Hồ, Mộc Châu nói riêng.

Là đơn vị đồng hành tổ chức chuyến khảo sát, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn, Quản lý Khách sạn và Bất động sản VOH-đơn vị Tư vấn Du lịch và quản lý Khách sạn Glenda Tower Mộc Châu ông Geoffrey Nguyễn cho biết:

Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn, Quản lý Khách sạn và Bất động sản VOH-đơn vị Tư vấn Du lịch và quản lý Khách sạn Glenda Tower Mộc Châu ông Geoffrey NguyễnTổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn, Quản lý Khách sạn và Bất động sản VOH-đơn vị Tư vấn Du lịch và quản lý Khách sạn Glenda Tower Mộc Châu ông Geoffrey Nguyễn

“Vân Hồ, Mộc Châu là nơi có nhiều danh thắng và khí hậu ôn đới trong lành, mát mẻ. Đây chính là những điểm du lịch tiềm năng lý tưởng cho du khách tới tham quan và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, hệ thống lưu trú tại địa phương dường như chưa đủ để đáp ứng hết nhu cầu của du khách cũng như những tiềm năng sẵn có của Vân Hồ, Mộc Châu, đặc biệt là dòng khách sạn cao cấp từ 4 sao trở lên dành cho những du khách có mức chi trả cao và yêu cầu cao về cơ sở vật chất cũng như chất lượng dịch vụ. Khách sạn Glenda Tower Mộc Châu ra đời đế đón đầu xu hướng này”.

Hi vọng rằng chuyến khảo sát này sẽ giúp cho các doanh nghiệp lữ hành các tỉnh thành trên cả nước và báo chí có cơ hội được trải nghiệm thực tế danh thắng địa phương cũng như hệ thống lưu trú, qua đây để quảng bá, xúc tiến, góp phần thúc đẩy du lịch Vân Hồ, Mộc Châu nói riêng và Sơn La nói chung.”

Nói về chương trình này, ông Nghiêm Văn Tuấn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Sơn La – chia sẻ: Từ năm 2022, các hoạt động thương mại, du lịch phục hồi mạnh mẽ do thực hiện hiệu quả việc quy định “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; tỉnh Sơn La hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh được mở cửa và có nhiều khởi sắc đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch 3 sản phẩm du lịch mới độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp: Cầu kính Bạch Long, Làng Bắc Âu, khu phố đi bộ - chợ đêm thuộc khu du lịch quốc gia Mộc Châu, đây là sản phẩm du lịch có sức thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Sơn La. Các cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành và các khu, điểm du lịch hoạt động đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.

Đặc biệt với khu du lịch quốc gia Mộc Châu, hiện có 271 cơ sở lưu trú du lịch như khách sạn, nhà nghỉ, homestay đang hoạt động, chủ yếu ở thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu và xã Đông Sang. Trong đó, một số cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 4-5 sao có thể kể đến như: Glenda Tower Mộc Châu là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên tại thị trấn Mộc Châu, sở hữu thiết kế theo phong cách tân cổ điển đầy thanh lịch, với 80 phòng nghỉ tiện nghi, nhà hàng sang trọng, bể bơi bốn mùa nước mặn đầu tiên tại Mộc Châu; hay Quần thể du lịch, vui chơi và nghỉ dưỡng Mộc Châu Island với khu lưu trú mô hình Glamping kiểu mới “Nebula Glamping”,...

Khu du lịch Island
Khu du lịch Island

Được biết, ngành du lịch Sơn La mục tiêu sẽ phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đồng thời xây dựng vùng lòng hồ thủy điện Sơn La định hướng trở thành Khu du lịch quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025, Sơn La đón 5,2 triệu lượt khách, tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 5.800 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 15-20%/năm. Để phát triển du lịch Sơn La đi đúng định hướng và có những sản phẩm du lịch tốt tỉnh Sơn La đang quyết tâm đẩy mạnh đầu tư, tập trung xây dựng quy hoạch về phát triển du lịch, trong đó có quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú...

Một số hình ảnh tại Vân Hồ, Mộc Châu đã thu hút sự quan tâm của Đoàn khảo sát:

Đọc thêm

Giải ngân nguồn lực công để phát triển du lịch địa phương

Cần có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ các địa phương phát triển du lịch. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Du lịch Việt Nam đã có những bước đột phá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các địa điểm du lịch ở nước ta còn rất nhiều tiềm năng để khai phá trong thời gian sắp tới. Một vấn đề mà nhiều tỉnh, địa phương gặp phải là cần hỗ trợ ngân sách phát huy nguồn lực vốn có.

Phụ nữ Dao Tiền thay đổi cuộc sống từ du lịch cộng đồng

Bà con làng Hoài Khao trình diễn nghề in thêu hoa văn bằng sáp ong dưới mái nhà âm dương. (Ảnh: Ngọc Anh)
(PLVN) - Từ khi các mô hình du lịch cộng đồng phát triển và lan tỏa trong nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nghề thủ công truyền thống của cộng đồng người Dao Tiền ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã dần trở thành sản phẩm du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Phụ nữ Dao Tiền với khát vọng thay đổi cuộc sống được “đánh thức”. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con ngày càng nâng cao.

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn

Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau gắn với sinh thái rừng ngập mặn
(PLVN) - Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030 nhằm phát triển khu vực lập quy hoạch trở thành Khu du lịch quốc gia, điểm đến hấp dẫn của tỉnh Cà Mau và vùng Tây Nam Bộ. Các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với du lịch sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa vùng miền Tây sông nước, du lịch biển đảo...

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh

Văn hóa Khmer - "báu vật" để phát triển du lịch Trà Vinh
(PLVN) - Trà Vinh, một tỉnh thuộc ĐBSCL, không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên trù phú mà còn nổi bật với nền văn hóa Khmer phong phú và đa dạng. Đây là tài nguyên sẵn có mà nếu được khai thác hiệu quả, sẽ tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho du lịch và kinh tế địa phương.

Du lịch Việt nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024

Ngành du lịch các tỉnh, thành đang nỗ lực hoàn thành mục tiêu năm 2024 trong ba tháng cuối năm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Vietin Travel)
(PLVN) - Chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa sẽ kết thúc năm 2024 với nhiều thành công của ngành Du lịch Việt Nam. Hiện nay, các tỉnh, địa phương đang nhanh chóng kích cầu du lịch, tăng tốc về đích, hoàn thành mục tiêu của năm 2024.

Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cộng đồng tại Hoà Bình

Phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch cộng đồng tại Hoà Bình
(PLVN) -  Một trong những thế mạnh của tỉnh Hòa Bình là phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh... gắn với đó là công cuộc khôi phục và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Du lịch Hà Nội sôi động trong đợt kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô

Du lịch Hà Nội tháng 10 sôi động với nhiều hoạt động ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc. (Ảnh: Đức Nguyễn)
(PLVN) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), TP Hà Nội có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc thu hút hàng chục nghìn khách du lịch đến tham quan. Đây là “đòn bẩy” để Hà Nội tăng tốc bứt phá hoàn thành mục tiêu đón khoảng 26,5 triệu lượt khách trong năm 2024.