'Hồi sinh' những lễ hội niên đại nghìn năm của đất Kinh kỳ

Lễ hội Chèo tàu. (Ảnh: internet)
Lễ hội Chèo tàu. (Ảnh: internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều di sản văn hóa phi vật thể, nhất là các lễ hội truyền thống có niên đại nghìn năm đất Kinh kỳ đã được phục dựng, tái hiện rất quy mô, góp phần làm cho "bức tranh lễ hội" ở Việt Nam trở nên phong phú và độc đáo, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người dân và phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa.

Ngược thế kỷ khám phá lễ hội xưa

Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội có 1.793 di sản, trong đó 1.206 lễ hội. Như vậy, có thể thấy tiềm năng lễ hội truyền thống của Hà Nội rất phong phú, hầu hết các di tích đều có lễ hội được tổ chức tại đó. Sở dĩ Thủ đô được ví như “cái nôi” văn hóa của cả nước bởi ở đây có nhiều lễ hội lớn, mang đậm văn hóa truyền thống của người Việt qua nhiều thời kỳ lịch sử. Các lễ hội ở Hà Nội phải nhắc đến: Lễ hội Gióng, Lễ hội Cổ Loa, Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Chùa Thầy, Lễ hội Làng Bát Tràng, Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh, Lễ hội Võng La, Lễ hội Tản Viên - Sơn Thánh…

Ngoài ra, những năm gần đây, có không ít lễ hội có niên đại ngàn năm đất Kinh kỳ tưởng như thất truyền đã được phục dựng, gìn giữ và phát huy. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã phục dựng nghi lễ cung đình Thăng Long xưa. Nghi lễ Tiến Xuân ngưu, một nghi thức độc đáo trong cung đình xưa, diễn ra vào ngày lập xuân, với mong muốn xua tan giá rét mùa Đông, đón mùa Xuân mới và mùa màng bội thu, no ấm. Lễ Tiến Xuân ngưu được thể nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long dựa trên kết quả nghiên cứu về nghi lễ cung đình, bao gồm các nghi thức diễn ra tại sân Điện Kính Thiên như: Rước Xuân ngưu, Tiến Xuân ngưu, Ban Xuân ngưu, Phép đả Xuân ngưu (Đánh trâu mùa Xuân).

Theo sử sách, để chuẩn bị cho sự kiện này, cứ đến tháng 11 hàng năm, Bộ công được triều đình giao nhiệm vụ làm một tượng trâu đất lớn, một tượng thần Câu Mang lớn cùng hơn nghìn tượng trâu đất và thần Câu Mang nhỏ, tô màu theo ngũ hành. Trong số đó, trâu đất mang ý nghĩa tiêu tan khí lạnh, còn thần Câu Mang là vị thần cai quản mùa Xuân. Sau khi tượng trâu đất và thần Câu Mang được hoàn thành, triều đình tổ chức tế thần mùa Xuân rồi đem chôn tượng thần Câu Mang ở nơi đất sạch, tổ chức lễ rước tượng trâu đất đến điện tiến Vua.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cũng phối hợp Hội Di sản văn hóa Thăng Long và Ỷ Vân Hiên thể nghiệm nghi lễ cung đình lễ Tiến lịch tại Hoàng thành Thăng Long dựa trên kết quả nghiên cứu về nghi lễ cung đình với hình thức sân khấu hóa. Nghi lễ bao gồm: Nghi thức các quan vào chầu; nghi thức quan Tư Thiên giám tiến ngự lịch; nghi thức quan Truyền chế đọc chế; nghi thức quan Lễ khoa ban quan lịch.

Chèo Tàu - một loại hình diễn xướng hầu Thánh ở Tổng Gối (Đan Phượng, Hà Nội) đã từng được lập hồ sơ đề cử Di sản thế giới năm 2001. Tục truyền rằng, khi đánh giặc, Hai Bà Trưng cùng đoàn quân đã hành quân qua địa phận Tổng Gối (xã Tân Hội ngày nay). Sau này, để tưởng nhớ công ơn Hai Bà Trưng, người dân Tân Hội mở hội tế lễ, hát múa diễn lại cảnh xưa với mô hình con tàu (thuyền) và con voi (tượng). Hội hát chèo tàu phát triển mạnh vào thế kỷ XVII, lời ca, điệu hát, nghệ thuật diễn xướng được hoàn thiện rực rỡ vào thế kỷ XIX. Nét độc đáo ở hội hát chèo tàu Tân Hội đó là thành viên tham gia đều là nữ. Trên mỗi con tàu đều có một bà Chúa tàu độ tuổi từ 50 đến 55, có thanh sắc, gia đình vẹn toàn và 12 cô gái tuổi 13 - 16 con nhà nền nếp làm Cái tàu, Con tàu. Đối xứng với tàu là đôi voi với hai quản tượng có nhiệm vụ thổi loa tù và làm hiệu, hát đối.

Lễ hội hát chèo tàu bắt đầu từ ngày rằm và kết thúc vào 21 tháng Giêng. Trong suốt 7 ngày 7 đêm, dân các làng Thượng Hội, Thúy Hội, Vĩnh Kỳ, Phan Long của xã Tân Hội thay nhau hát. Mở đầu, các ca nhi sẽ “hát trình” các bài dâng hương, dâng rượu, nhớ ơn người đã ngã xuống vì đất nước. Sau đó là hát “trạo ca” (hát trên thuyền, hát chèo thuyền); hát “bỏ bộ” (hát đối đáp giữa tàu, tượng và người đến xem hội). Khi biểu diễn, Chúa tàu đánh thanh la, hai Cái tàu lĩnh xướng, 10 Con tàu hát họa theo.

Hội hát được tổ chức lần đầu vào năm 1683 và duy trì 25 năm một lần. Trăn trở về một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo, môn nghệ thuật “có một không hai” đang bị mai một, năm 1998, những người tâm huyết với chèo tàu đã thành lập Câu lạc bộ hát chèo tàu Tổng Gối để sưu tầm và truyền dạy cho thế hệ trẻ. Cũng từ năm này, hội hát chèo tàu đã được địa phương khôi phục và cứ 5 năm được tổ chức quy mô lớn một lần.

Tản Viên Sơn Thánh là lễ hội truyền thống tri ân công đức của Thánh Tản Viên diễn ra trên địa bàn huyện Ba Vì. Sau nhiều thời gian nghiên cứu, năm nay, Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh phục dựng lại những nghi thức truyền thống bị mai một như: nghi thức rước kiệu dâng Thánh Mẫu, khôi phục trang phục lễ hội truyền thống. Lễ rước kiệu thực hiện từ đền Hạ sang đền Lăng Sương (nơi thờ Thánh Mẫu) qua cầu Đồng Quang (bắc qua sông Đà). Sau khi làm lễ, dâng hương Thánh Mẫu, đoàn rước sẽ rước trở lại đền Hạ. Lễ rước kéo dài từ 2 - 3 giờ do đền Lăng Sương giáp huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) với quãng đường khá xa. Lễ rước có đầy đủ nghi lễ như: Kiệu, đội múa lân, rồng, bát âm, chấp kích, bát bửu, chiêng, trống, đội tế nam, nữ… Bên cạnh các nghi lễ được khôi phục, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh duy trì nghi lễ rước nước sông Đà về làm lễ mộc dục tại đền Hạ. Từ 0 giờ đến 4 giờ sáng 1/2, đoàn rước sẽ đi thuyền ra giữa sông Đà lấy nước về làm lễ. Đoàn rước gồm một nam, một nữ trẻ cùng các bô lão, nhân dân và đại diện chính quyền xã Minh Quang. Cùng với đó, lễ hội còn có nghi thức dâng hương tại di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và các trò chơi dân gian…

Giữ bản sắc riêng của mỗi lễ hội

Các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đang đề xuất khôi phục nghi thức thiết lễ Đại triều, Lễ hội cung đình đèn Quảng Chiếu diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long. Lễ hội đèn Quảng Chiếu là một lễ hội cung đình có từ thời Lý và tiếp tục kéo dài tới thời Trần; có ý nghĩa đặc biệt lớn là cầu trường thọ, cầu quốc thái dân an. Lễ hội thường tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long vào những ngày đầu xuân. Triều đại nhà Lý, Trần rất sùng đạo Phật nên mục đích mở Hội đèn Quảng Chiếu của nhà vua tại Hoàng thành Thăng Long là để “quảng chiếu” ánh sáng từ bi, bác ái của đạo Phật cho muôn người.

Qua sự biến động của lịch sử, lễ hội đèn Quảng Chiếu đã bị mai một và tới nay tư liệu lưu truyền lại rất hiếm hoi. Sau khi Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, việc phục dựng lễ hội đèn Quảng Chiếu tại Hoàng thành Thăng Long là vấn đề cần thiết để đề cao giá trị văn hóa di sản. Nhưng việc phục dựng như thế nào để mang đậm nét truyền thống, hài hòa với tính thời đại đang được các nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa dày công sưu tầm.

Các nhà văn hóa, lịch sử đều mong muốn Lễ hội Quảng Chiếu không chỉ là lễ hội của Thủ đô Hà Nội mà được nâng lên tầm quốc gia để xứng đáng với vị trí của nó. Hình ảnh quốc gia, dân tộc gắn liền với Lễ hội Quảng Chiếu.

PGS Tống Trung Tín nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học kỳ vọng: “Đây sẽ là lễ hội lớn nhất Hà Nội, lớn nhất Việt Nam được người đứng đầu thành phố hoặc đất nước khai hội, thu hút khách tham quan của cả nước và thế giới”.

Lễ hội truyền thống, nơi chứa đựng không chỉ những di sản văn hoá đa dạng, phong phú của cha ông, mà còn luôn luôn thể hiện sự sáng tạo và phục hưng văn hoá của người dân các địa phương. Từ sau Hội nghị văn hoá toàn quốc tháng 11/2021 của Đảng và Nhà nước làm cho văn hoá càng được coi trọng hơn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn. GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận định về công tác phục hưng lễ hội truyền thống của Hà Nội, việc ghi danh vào danh mục văn hoá phi vật thể hàng năm của quốc gia được đẩy mạnh từ phía các cơ quan quản lý nhà nước như: rối nước Đào Thục, di sản Mo Mường, lễ hội Cổ Loa… Tất cả những điều đó như một động lực thúc đẩy sự phục hưng của lễ hội truyền thống trên địa bàn Hà Nội.

Việc phục hồi toàn diện, tránh trùng lặp sẽ giúp Hà Nội tìm ra bản sắc riêng qua mỗi lễ hội. Lễ hội truyền thống luôn kèm theo các tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân địa phương, các sản phẩm ẩm thực, nghề thủ công, nghệ thuật trình diễn... của riêng Hà Nội. Đó chính là những giá trị văn văn hoá đặc sắc để hấp dẫn và níu chân du khách ở lại Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn lực tiềm tàng để Hà Nội có thể khai thác cho sự phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô ngàn năm văn hiến, trái tim của Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

(PLVN) - Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của con người với các thái cực từ đẹp đẽ, cao thượng, bao dung đến xấu xa, lừa đảo, độc ác, “phông bạt”… Tất thảy đều xuất hiện trên thế giới mạng như chúng ta chứng kiến ở đời thực.

Đọc thêm

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.