Học sinh nghỉ tránh dịch: Trường tư đau đầu vì lương giáo viên

Nhiều trường tư thục buộc phải cắt bớt các khoản chi trong mùa dịch.
Nhiều trường tư thục buộc phải cắt bớt các khoản chi trong mùa dịch.
(PLVN) - Tính đến thời điểm hiện tại, việc nhiều trường học đóng cửa tạm thời do dịch bệnh Covid-19 tuy cần thiết nhưng cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc học tập của các thầy cô giáo và học sinh, đặc biệt là các trường tư.

Giáo viên chuyển nghề đi buôn

Với các trường tư thục thì nguồn thu chính đến từ học phí. Nhưng học sinh nghỉ học kéo theo các nguồn thu không còn khiến không ít trường đành phải cắt giảm ngân sách và giảm bớt tiền lương khiến cuộc sống của giáo viên trở nên vô cùng khó khăn.

Thực tế, tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến nguồn thu tài chính của nhiều trường tư bị cạn kiệt. Nhiều trường không thể trả được lương hay buộc phải chấm dứt hợp đồng với nhiều nhân sự. Tuy vậy, tùy vào khả năng của từng trường, một số trường vẫn trả đủ 100% lương trong những tháng đầu nghỉ dịch.

Hiện trên toàn quốc có gần 2 triệu học sinh theo học tại trường tư thục ở các cấp. Nhiều cô giáo mầm non chia sẻ: “Từ khi học sinh nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, tôi từ cô giáo đã trở thành “con buôn”. Tôi buôn đủ mọi thứ, từ khẩu trang, tinh dầu sả đến các loại hoa quả, bánh trái… để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày”. 

Tuy vậy, cũng có một vài trường tư thục ở Hà Nội vẫn chọn cách trả nguyên lương cho giáo viên như Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường Phổ thông liên cấp Marie Curie; Trường Quốc tế Nhật Bản; Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội)…

Tại trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhiều bậc phụ huynh đã chủ động đóng học phí tháng 2 và tháng 3. Thậm chí nhiều người đã đóng hết cả học kì 2 để thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khó khăn với nhà trường.

Thầy Nguyễn Văn Hoà, người sáng lập Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết, học sinh khối tiểu học, trung học cơ sở được nghỉ gần 2 tháng phòng Covid-19, khiến các trường ngoài công lập nói chung và trường Nguyễn Bỉnh Khiêm gặp khó khăn và lao dốc về kinh tế.

Dù khó khăn nhưng Trường Nguyễn Bình Khiêm vẫn cố gắng bảo đảm đủ tiền lương, tiền công cho hơn 380 thầy cô giáo và cán bộ nhân viên của trường. Không một ai bị cắt giảm tiền lương, tiền công. Để có tiền kịp thời cho giáo viên và nhân viên, Trường buộc phải vay mượn ngân hàng. Dù vậy, Trường vẫn giữ vững quan điểm sẽ không thu tiền học phí của học sinh và tuyệt đối không thu phí dạy online. Trường coi đây là hình thức dạy học bổ trợ, không thay thế được dạy chính khóa.

Cũng có phụ huynh đề xuất với thầy Hòa có thể kêu gọi các bậc cha mẹ đóng học phí trước hoặc cho vay tiền để trả lương kịp thời cho nhân viên, đảm bảo các chế độ giúp họ yên tâm công tác giữa mùa dịch.

Do đó, thầy Hòa viết thư ngỏ tới phụ huynh: “Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận học phí mà các phụ huynh có tấm lòng và điều kiện đóng trước cho con, cũng như số tiền mà các phụ huynh có thể cho trường vay ngắn hạn để trả lương kịp thời cho giáo viên, nhân viên”.

Thầy cô kêu gọi tiết kiệm chi tiêu

Mới đây, trên trang cá nhân, cô giáo Văn Phạm Thái Lê chia sẻ cảm xúc: “Tối thứ Bảy, mấy trăm cán bộ giáo viên Trường Marie Curie của chúng tôi đều bất ngờ và xúc động! Đọc những dòng cuối tin nhắn của thầy hiệu trưởng, tôi biết, nhiều người rơi nước mắt: “Mọi người tiêu xài hạn chế để cầm cự trong lúc khó khăn này. Giữ gìn sức khoẻ để phòng, chống dịch Covid-19. Đã nhiều tuần không gặp nhau, tôi rất nhớ thầy cô và học trò. Tôi vẫn khoẻ, chỉ mong sớm gặp mọi người! Thân ái!”.

Trước đó, trên fanpage của Trường Marie Curie Hà Nội đã đăng tải bức thư ngỏ của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang gửi đến quý cha mẹ học sinh. Trong đó, nhấn mạnh Trường Marie Curie không thu bất cứ khoản phí nào trong thời gian học sinh không đến trường để phòng chống dịch Covid-19 (từ 3/2 đến 15/4), kể cả việc học online.  

Thư ngỏ cảm động của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang Trường liên cấp Marie Curie.
 Thư ngỏ cảm động của thầy Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang Trường liên cấp Marie Curie.

Quyết định trên không chỉ nhận được nhiều hưởng ứng tích cực từ phía phụ huynh mà còn đối với đội ngũ giáo viên. Thầy cho biết đã được các thầy, cô giáo gửi nhiều tin nhắn tràn đầy cảm xúc của phụ huynh.

Trong thư, thầy bày tỏ sự biết ơn vì tấm lòng của quý phụ huynh dành cho các đồng nghiệp trong trường. Ngoài ra, thầy Xuân Khang cũng không quên nhắn nhủ phụ huynh cùng chung tay với cả nước đẩy lùi giặc Covid-19, kêu gọi quý phụ huynh cùng hướng đến các bác sĩ, nhân viên y tế, bộ đội, công an... những người đang nơi tuyến đầu của công tác phòng, chống dịch.

Thầy chia sẻ: “Để giúp đội ngũ của mình vượt qua thử thách, tôi quyết định trả 100% lương dựa vào nguồn lực tích trữ trong suốt gần 30 năm qua. Nếu tháng 4 học sinh vẫn nghỉ, có thể tôi chỉ đủ trả 70% lương. Tháng 5 vẫn nghỉ thì trả được 50%. Tôi có thể đảm bảo duy trì đến hết học kỳ II (tức là hết tháng 5). Còn kịch bản sau đó, tôi chưa nghĩ tới nhưng tình huống giáo viên phải nghỉ không lương có lẽ sẽ không xảy ra.

Bởi vì Việt Nam đang kiểm soát dịch rất tốt và có thể học sinh sẽ sớm quay lại trường học… Nhiều trường phải cắt giảm nhân sự, nhiều giáo viên phải hụt hẫng, đi bán rau ngoài chợ kiếm sống… Đó là những bức tranh rất khắc nghiệt đang diễn ra trong ngành Giáo dục mà những người như tôi chỉ biết quan sát và thấy buồn vô cùng”.

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.