Nhiều giáo viên hợp đồng ở Hà Nội không muốn thi viên chức?

Nhiều giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn lo lắng trước kỳ thi tuyển viên chức
Nhiều giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn lo lắng trước kỳ thi tuyển viên chức
(PLVN) - Theo các giáo viên hợp đồng huyện Sóc Sơn (Hà Nội), tính đến ngày 13/10, số lượng giáo viên hợp đồng tại huyện này làm đơn không thi tuyển viên chức năm 2019 là 89/256 người. Trước đó, tại Sóc Sơn có 78 người làm đơn không tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 của TP Hà Nội.

Những giáo viên này, người trẻ nhất cũng có trên 5 năm công tác, có những người đã có hơn 20 năm trong ngành giáo dục. Họ là những giáo viên dạy tiểu học và THCS trên địa bàn huyện Sóc Sơn, dạy các môn Văn, Sử, Toán - Lý, Sinh học, Tiếng Anh, Âm nhạc... Nhiều người trong số họ là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố, có người đang được giao trọng trách ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi của huyện, nhiều người là Chiến sĩ Thi đua cơ sở, có sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố...

Sau thông báo của Hà Nội rằng trong số hơn 3.000 giáo viên hợp đồng, không có ai đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt theo Nghị định 161, hàng trăm giáo viên hợp đồng Sóc Sơn và TX Sơn Tây cũng đã đồng loạt làm đơn đề nghị Hà Nội tạm hoãn kỳ thi tuyển viên chức lần này. Đồng thời, khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ thì xem xét, xét tuyển đặc cách vào viên chức giáo dục cho giáo viên hợp đồng năm 2019 không qua thi tuyển.

Trong đơn kiến nghị, đại diện đứng đơn của hai huyện cho biết theo Nghị định 29 các giáo viên hợp đồng của hai huyện Ba Vì, Sơn Tây đều đủ điều kiện xét đặc cách vào viên chức không qua thi tuyển nhưng "đã bị bỏ quên".

Bên cạnh đó, tháng 3/2019, Bộ chính trị có công văn cho phép các địa phương xét đặc cách không qua thi tuyển đối với giáo viên có hợp đồng từ năm 2015 trở về trước, trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực trình độ phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cần tuyển dụng, không theo nghị định 161, nghị định 29 để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của giáo viên hợp đồng và nguyên là giáo viên hợp đồng làm việc tại các trường mầm non, tiểu học và THCS.

Đọc thêm

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.