Học cách 'sống khỏe mạnh' cùng đại dịch

Sổng khỏe mạnh cùng đại dịch
Sổng khỏe mạnh cùng đại dịch
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi ngày chúng ta đều tiếp nhận rất nhiều thông tin tiêu cực về dịch bệnh như tăng người nhiễm, người tử vong,.... Điều này ảnh hưởng đến bạn không? Và bạn có tự hỏi bản thân mình đã chuẩn bị gì để sẵn sàng trở lại, “sống khỏe mạnh” cùng dịch bệnh hay chưa? 

Cân bằng cảm xúc của mình

Có lẽ trước đây, mục tiêu của bạn dài hạn hơn, bạn mong muốn được thăng chức sau 3 năm làm việc, có con ngay sau khi lập gia đình. Nhưng COVID-19 đã vắt kiệt sức và ảnh hưởng đặc biệt đến kinh tế của bạn. Giờ đây, bạn chỉ mong có việc để làm, công ty không phá sản hoặc kế hoạch sinh em bé phải lùi lại để bạn ổn định cuộc sống.

Bạn cần chuẩn bị mục tiêu gần hơn, cố gắng khắc phục hậu quả mà COVID-19 để lại hơn là mong những điều quá xa. Để chuẩn bị cho cuộc sống bình thường mới sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội, Chuyên gia Tâm lý Vũ Kim Ngọc – ThS Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM có lời khuyên đến mọi người nên lập một danh sách về những công việc sẽ làm sắp tới, trong thời gian ngắn nhất bạn có thể thực hiện được.

Cân bằng cảm xúc của mình bằng cách thực hiện những mục tiêu nhỏ. Ảnh minh họa

Cân bằng cảm xúc của mình bằng cách thực hiện những mục tiêu nhỏ. Ảnh minh họa

“Việc này giúp tâm trạng chúng ta trở nên phấn chấn và có năng lượng thực hiện mục tiêu hơn, vì thời gian ở trong nhà là quá lâu, nhiều người đã không còn sôi nổi và khó hòa nhập lại được với cuộc sống tấp nập như trước”, Chuyên gia Tâm lý Kim Ngọc chia sẻ.

Tuy nhiên, Th.S Kim Ngọc lưu ý mọi người cũng không nên đặt ra quá nhiều mục tiêu và ôm đồm công việc cần thực hiện. Việc thành công trong một công việc nào đó sẽ giúp bạn cảm thấy vui hơn giải tỏa những căng thẳng, lo âu về dịch bệnh COVID-19 hơn là đặt ra quá nhiều thứ cho bản thân và không hoàn thành hết.

Kiểm soát lại chế độ dinh dưỡng

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhiều người thường nấu ăn để “giết thời gian” và giúp tinh thần thoải mái hơn. Điều này lại khiến họ tăng cân khó kiểm soát, kèm với đó là chế độ dinh dưỡng cũng mất cân bằng hơn trước.

“Tôi thường làm bánh ngọt, gà rán,.. những món ăn trước đây tôi chưa từng làm để gạt đi cảm giác bức bối khi ở trong nhà. Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tôi tăng 4 cân. Điều này khiến tôi thực sự sốc”, P.H.L, 24 tuổi, nhân viên văn phòng chia sẻ.

Theo lời khuyên của Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo tiền đề tăng sức đề kháng cho cơ thể. Và bạn cần thay đổi nó ngay khi trở lại dần với cuộc sống “bình thường mới”.

“Chúng ta cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Đồng thời, nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, tôm, cua, sữa, đậu đỗ… để duy trì hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh. Bởi chất đạm cung cấp các axit amin là nguyên liệu cho cơ thể sản xuất các tế bào của hệ thống miễn dịch”, bác sĩ Ngọc Diệp cho biết.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa

Dù nới lỏng giãn cách, nhưng nguy cơ về dịch COVID-19 vẫn luôn “ẩn hiện” trong xã hội. Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung các loại viamin A, C, D, E… Các vitamin này góp phần nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng đề kháng chống lại nhiễm khuẩn, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cùng với đó, mỗi người cần duy trì vận động và các hoạt động thể lực, hạn chế uống rượu bia, để tăng sức đề kháng phòng nhiễm bệnh.

“Bên cạnh đó, nước cũng rất quan trong cho cơ thể. Mỗi người cần bổ sung lượng nước mỗi ngày từ 2-2,5 lít. Có thể bổ sung thêm sữa và các loại nước hoa quả như nước dừa, sữa, nước mía, nước ép cam, bưởi, nước chanh mật ong mỗi ngày”, bác sĩ Diệp thông tin thêm.

Quan tâm, nhiều hơn đến vùng miệng, hầu họng

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp. Do vậy, đây chính là “điểm yếu” của con người để virus nhắm đến. Để phòng tránh nhiễm bệnh hoặc lây truyền cho người khác, mỗi người phải cố gắng ngăn chặn virus đi vào các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là vùng miệng, hầu họng.

Quan tâm đến vùng hầu miệng, hầu họng bằng cách sử dụng nước súc miệng hàng ngày.

Quan tâm đến vùng hầu miệng, hầu họng bằng cách sử dụng nước súc miệng hàng ngày.

Lý giải về sự cần thiết của vệ sinh miệng, họng trong ngăn ngừa và điều trị COVID-19, ThS. BS Nguyễn Tiến Hưng, Giảng viên Bộ môn Y học Gia đình, Trường Đại học khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết “Việc súc họng thường xuyên hoặc ngay sau khi tiếp xúc với nguồn lây có thể giúp chúng ta làm giảm phần nào tải lượng virus trên bề mặt hầu họng. Quan trọng hơn, súc họng còn giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ nhiễm thêm các bệnh do tác nhân khác gây ra khi hệ miễn dịch của chúng ta suy giảm do phải đáp ứng với sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2”.

Thương hiệu nước súc miệng T-B của CTCP Traphaco đã lưu hành trên thị trường hơn 20 năm, được người tiêu dùng tin tưởng và tín nhiệm, giá cả hợp lý, có nhiều dòng sản phẩm phù hợp cho cả gia đình.

Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM từng chia sẻ trên báo chí rằng virus gây bệnh COVID-19 không thể tồn tại trong không khí mà luôn nằm trong giọt bắn (dịch hầu họng, nước bọt của người mắc bệnh). Trong môi trường kín, điều hòa, virus lơ lửng trong không khí, dễ phát tán gây lây lan mạnh hơn.

Về việc lựa chọn thuốc sát khuẩn hầu họng, BS Tiến Hưng lưu ý nên chọn sản phẩm đăng ký thuốc, có các thành phần sát khuẩn tốt, của các công ty dược uy tín, sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn GMP, giá hợp lý có thể sử dụng lâu dài.

Chiều 13/10, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 21 triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Hà Nội trong tình hình mới. Theo đó, từ 6h ngày 14/10, Hà Nội cho phép mở lại một số hoạt động trên địa bàn và kèm theo các biện pháp phòng chống dịch.

Sau ngày 30/9, TP HCM tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội theo lộ trình tương ứng với diễn biến tình hình dịch bệnh tại thành phố và kết quả đánh giá mức độ an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Việc nới lỏng giãn cách xã hội sẽ thực hiện trên nguyên tắc triển khai từng bước thận trọng, chặt chẽ, chắc chắn theo phương châm "An toàn là trên hết", "An toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn".

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.