Những trẻ đầu tiên cả nước tiêm vaccine

0:00 / 0:00
0:00
Sáng hôm nay (27/10), hơn 1.500 học sinh ba trường THPT tại huyện Củ Chi - Tp HCM được tiêm vaccine phòng COVID-19

Từ sáng sớm, nhiều phụ huynh mang áo mưa chở con đến điểm tiêm trường tiểu học thị trấn Củ Chi, đường Nguyễn Phúc Trú, khu phố 1. Theo quy định, phụ huynh phải có mặt để ký phiếu xác nhận tiêm chủng cho trẻ. Học sinh được hướng dẫn lấy phiếu đăng ký, khám sàng lọc khai thông tin tại khu vực trường THPT Củ Chi, cách điểm tiêm chừng 100 m đảm bảo giãn cách. Sau đó các em đi bộ tới khu vực tiêm, đo nhiệt độ và rửa tay sát khuẩn trước khi tiêm.

Em Trần Thanh Bình, học sinh trường THPT Củ Chi tiêm vaccine, sáng 27/10. Ảnh: Hà An

Ngồi theo dõi sau tiêm, em Trần Thanh Bình, học sinh lớp 12 trường THPT Củ Chi cho biết, 3 hôm trước, giáo viên chủ nhiệm gửi thông báo đăng ký tiêm chủng sau buổi học online. Các thành viên trong lớp được hướng dẫn điền thông tin vào mẫu đăng ký trực tuyến. 7h hôm nay, từ nhà tại xã Phước Vĩnh An, Bình được mẹ chở đến điểm tiêm chủng.

"Sau tiêm em cảm thấy sức khỏe bình thường, chưa thấy mệt mỏi, tâm trạng thoải mái. Em mong muốn sau khi tiêm vaccine được đến trường học để được gặp bạn bè, thầy cô", Bình nói. Quãng thời gian hơn 4 tháng ở nhà và học trực tuyến quá lâu nên em mong sớm được tới trường.

Theo quy định giãn cách, phụ huynh không được vào khu vực tiêm và phải đứng đợi ngoài cổng trường. Ngồi chờ con trên vỉa hè, bà Nguyễn Thị Rồng, 55 tuổi, ngụ thị trấn Củ Chi chia sẻ, sau khi trường thông báo đăng ký tiêm, cháu có hỏi ý kiến gia đình.

"Tôi và chồng đều đồng ý vì hiện 4 người trong nhà đều tiêm 2 mũi vaccine. Chỉ còn mỗi cháu chưa tiêm nên đi đâu cũng sợ bị lây nhiễm", chị Rồng nói.

Khu vực tiếp nhận học sinh tiêm vaccine. Ảnh: Hà An

Sáng nay, huyện Củ Chi chỉ tổ chức một điểm tiêm cho học sinh 3 trường là THPT Củ Chi, THPT Tân Thông Hội và Trung tâm giáo dục thường xuyên. Điểm tiêm được bố trí gần bệnh viện đa khoa huyện để đảm bảo điều kiện về y tế, theo dõi phản ứng của trẻ sau tiêm.

Sau ngày đầu tiên thí điểm, huyện sẽ mở rộng lên 6 điểm tiêm cho khoảng 51.000 trẻ, dự kiến hoàn thành sau 5-7 ngày. Phó chủ tịch UBND huyện Củ Chi Nguyễn Thị Hằng cho biết ngày mai địa phương tổ chức tiêm đồng loạt tại 6 điểm cho trẻ 12-17 tuổi.

"Huyện đã hoàn tất cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực để quá trình tiêm diễn ra nhanh chóng, đảm bảo giãn cách", bà Hằng nói và thông tin tiến độ tiêm trong sáng nay đúng với kế hoạch huyện đề ra.

Huyện Củ Chi cùng quận 1 - dự kiến tiêm cho 310 học sinh trong chiều nay, là hai địa phương đầu tiên của TP HCM tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, trước khi triển khai rộng rãi toàn thành phố. Viện Pasteur TP HCM chiều qua có văn bản thống nhất sử dụng vaccine Pfizer khi tiêm cho trẻ 12-17 tuổi.

Kế hoạch của TP HCM, khoảng 780.000 trẻ tại thành phố trong độ tuổi trên sẽ được tiêm vaccine. Hình thức triển khai tiêm chia làm 4 nhóm gồm: trẻ đi học, không đi học, có bệnh nền và trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện. Trẻ 16-17 tuổi được ưu tiên tiêm trước, sau đó hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe Nhân dân

Đã có hàng nghìn người bệnh được các bệnh viện trong nước thực hiện phẫu thuật bằng robot thành công. (Ảnh: Bệnh viện K)
(PLVN) - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng khẳng định vai trò then chốt, tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị ra đời đã trở thành động lực thúc đẩy ngành Y tế Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe người dân.

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)
(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng

Hơn 3.000 ca sốt phát ban nghi sởi tại Đà Nẵng
(PLVN) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2025 đến ngày 28/3, thành phố đã ghi nhận 3.074 ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó 851 ca đã được xác định dương tính với virus sởi.

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV

Phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra.

Dịch sởi và ho gà đồng loạt tái bùng phát ở Đông Nam Bộ

Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho trẻ em.
(PLVN) - Hai căn bệnh truyền nhiễm tưởng chừng đã được khống chế là sởi và ho gà bất ngờ đồng loạt tái bùng phát tại một số tỉnh, thành Đông Nam Bộ. Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, trong quý I năm 2025 ghi nhận hàng nghìn ca mắc, phần lớn là trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.