Hoàn thành tu bổ đình thờ ông tổ nghề sơn

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đình Hà Vĩ - ngôi đình thờ ông tổ nghề sơn giữa lòng phố cổ như một bảo tàng nhỏ minh chứng cho quá trình phát triển nghề thủ công truyền thống của khu 36 phố phường kinh thành Thăng Long xưa. Sau hơn một năm triển khai, dự án tu bổ đình Hà Vĩ vừa hoàn thành.

“Bảo tàng” nghề cổ

Ngày 8/6/2023, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa tổ chức “Lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ” để chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023).

Phố Hàng Hòm nằm ở trên đất cũ của thôn Cổ Vũ Thượng, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương thời Nguyễn, nay thuộc phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Phố Hàng Hòm dài 120m, đến năm 1954 khi quân Pháp rút đi cũng chỉ bao gồm 32 ngôi nhà bên số chẵn và 24 nhà bên số lẻ.

Đình Hà Vĩ. (Ảnh Huy Hoàng)

Đình Hà Vĩ. (Ảnh Huy Hoàng)

Khoảng giữa thế kỷ XIX, một số người dân thôn Hà Vĩ đã lên Thăng Long, lập nghiệp ở thôn Cổ Vũ Thượng. Họ mang theo nghề truyền thống của quê hương mình là làm đồ gỗ phủ sơn ta. Thôn Hà Vĩ xưa thuộc tổng Tín Yên, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Vì vậy khoảng đầu thế kỷ XX, cư dân phố Hàng Hòm đa số là dân làng Hà Vĩ (Thường Tín), rồi sau thêm cả dân đến từ làng Đa Sĩ, Thanh Oai và một gia đình gốc Hoa ở số nhà 16. Họ sản xuất và bán đồ gỗ sơn, chủ yếu gồm hòm đựng quần áo và tráp đựng giấy bút, về sau làm bằng gỗ tạp và sơn bằng sơn tây nên rẻ và nhẹ hơn. Hòm da có khoá chuông thì bán ở phố Hàng Buồm.

Lúc ấy, phố Hàng Hòm nổi tiếng là nơi buôn bán đồ gỗ sơn, cái tên Hàng Hòm cũng từ hoạt động nơi đây mà thành. Sản phẩm đồ gỗ sơn của phố Hàng Hòm rất đa dạng, từ hòm, tráp bằng gỗ sơn đen, hòm đựng quần áo, tráp đựng giấy bút đến hòm gỗ mộc sơn bằng sơn tây màu cánh dán rất sang. Ngày nay, hoạt động làm đồ gỗ sơn vẫn được duy trì tại phố Hàng Hòm với những sản phẩm cầu kì hơn chút, bắt mắt các du khách hơn, được mọi người mua về sử dụng và làm quà.

Sau khi lập thành phố nghề, người dân Hà Vĩ đã lập ngôi đình mang tên quê hương mình, nay thuộc nhà số 11 phố Hàng Hòm, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngôi đền thờ ông tổ nghề sơn Trần Lư sinh năm 1470, mất năm 1540, người làng Bình Vọng, xã Văn Bình, huyện Thường Tín. Ông đỗ Tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1502), niên hiệu Cảnh Thống thứ 5, đời Vua Lê Hiến Tông và là một Hiến sát sứ. Trong một lần đi sứ sang nhà Minh, ông đã học hỏi được các kỹ thuật sơn dầu, sơn bóng, sơn quang tinh xảo của nước láng giềng để truyền dạy cho dân làng, giúp nghề sơn, đặc biệt là kỹ thuật sơn mài, phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Từ làng Bình Vọng, nghề sơn tỏa ra các làng quanh vùng như: Duyên Trường, Hạ Thái, Hà Vĩ...

Ngôi đình Hà Vĩ hiện nay có quy mô nhỏ, từ ngoài vào là cổng đình, qua lối nhỏ đến kiến trúc chính dạng chữ “Nhị”, gồm 3 gian tiền đình và 3 gian hậu cung xây dựng chồng diêm đơn giản.

Theo văn bia, ngôi đình đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần vào những năm đầu thế kỷ XX: Duy Tân năm thứ 8 (1914), Khải Định năm thứ 6 (1921), Bảo Đại năm thứ 16 (1941). Năm 1947, ngôi đình bị thực dân Pháp đánh sập; đến năm 1951 được nhân dân khôi phục lại. Tuy không còn bảo tồn được hình thức, kiểu dáng kiến trúc của lần khởi dựng đầu tiên nhưng vẫn mang giá trị về mặt lịch sử và nghệ thuật.

Trong di tích còn lưu giữ một số di vật mang đặc trưng niên đại và nghệ thuật thời Nguyễn như: bia đá, chuông đồng, hạc thờ, ngai, bài vị, hoành phi, câu đối. Đình Hà Vĩ có diện tích 202,3m2. Mặc dù quy mô không lớn, nhưng đình lại có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc tiêu biểu của một ngôi đình tổ nghề trong khu phố cổ.

Đình Hà Vĩ như một bảo tàng nhỏ, sinh động, minh chứng cho quá trình phát triển nghề thủ công truyền thống của khu 36 phố phường kinh thành Thăng Long xưa. Đây là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi dịp về thăm Thủ đô. Đình Hà Vỹ được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng Di tích lịch sử cấp thành phố ngày 02/04/2014.

Lưu giữ di sản

Trải qua thời gian với những biến cố thăng trầm của lịch sử, sự tác động của thời tiết và con người, đình Hà Vĩ đã xuống cấp nghiêm trọng, khuôn viên di tích bị thu hẹp, các công trình phần lớn bị tháo dỡ, phá hủy, nhiều đồ thờ và đồ tế tự có giá trị hầu hết đã bị hư hại và thất lạc...

Trong những năm vừa qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm luôn đặc biệt quan tâm tới công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển du lịch. Các công trình đã xếp hạng được tập trung giải phóng mặt bằng và trùng tu, quận Hoàn Kiếm đã dành nguồn vốn lớn từ ngân sách và kêu gọi xã hội hóa trùng tu các di tích.

Ngày 8/6/2023, quận Hoàn Kiếm tổ chức “Lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ” chào mừng kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023).

Phát biểu tại lễ gắn biển, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết: “Xác định vị trí quan trọng của di tích lịch sử văn hóa đình Hà Vĩ gắn với quần thể các di tích trong khu vực phụ cận hồ Hoàn Kiếm, quận đã tập trung nguồn lực đầu tư tu bổ, tôn tạo đình. Sau hơn 1 năm triển khai, đến nay, việc tu bổ đình đã hoàn thành và được lựa chọn là công trình chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc. Đây là công trình có ý nghĩa nhằm lưu giữ di sản cho thế hệ mai sau, góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân; đồng thời, trở thành điểm tham quan, giới thiệu với du khách khi đến thăm Thủ đô”.

Dự án “Tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ” mang lại giá trị kinh tế - xã hội thông qua hoạt động tham quan, tế lễ, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân những giá trị lịch sử, văn hóa, góp phần nâng cao dân trí, truyền thống văn hóa.

Công trình ở vị trí ngay trong lòng khu phố cổ Hà Nội, nơi buôn bán sầm uất nhất của kinh thành Thăng Long xưa - Hà Nội ngày nay. Vì vậy, việc bảo tồn được một di tích như đình Hà Vĩ - một công trình kiến trúc tôn giáo truyền thống góp phần tô điểm thêm sắc màu kiến trúc và làm tăng thêm giá trị cho khu vực phố cổ Hà Nội. Phố Hàng Hòm cũng với những con phố khác của khu phố cổ chính là sự hiện diện của một Hà Nội xưa cổ kính trong lòng Hà Nội phồn hoa ngày nay.

Đọc thêm

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.