Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Có chọn lọc, có ưu tiên!

Không phải tất cả các DNNVV đều được hỗ trợ. Ảnh minh họa
Không phải tất cả các DNNVV đều được hỗ trợ. Ảnh minh họa
(PLO) - Với 97% doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), liệu Nhà nước có đủ nguồn lực để hỗ trợ đối tượng này khi Luật Hỗ trợ DNNVV được ban hành?

Dự thảo mới nhất Luật Hỗ trợ DNNVV vừa được Bộ KH&ĐT công bố đã thu hẹp đối tượng được thụ hưởng và để ngỏ khả năng ngân sách nhà nước (NSNN) trong từng thời kỳ để lựa chọn đối tượng hỗ trợ cho phù hợp…

Hỗ trợ để khích lệ

Tại Hội thảo “Dự thảo Hỗ trợ DNNVV” do Bộ KH&ĐT tổ chức hôm 18/10, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho biết, sau 2 năm phối hợp với các ban ngành, Dự thảo đã được UBTVQH xem xét thông qua và dự kiến sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp Quốc hội lần này.

Dự thảo Luật gồm 6 chương với 45 điều, được thiết kế với hai phần quan trọng: Các nội dung hỗ trợ cơ bản (Chương II, từ Điều 7 đến Điều 18), bao gồm các quy định về gia nhập và rút khỏi thị trường, tiếp cận tín dụng, tài chính, công nghệ, mặt bằng sản xuất, xúc tiến và mở rộng thị trường, mua sắm công, thông tin và tư vấn, đào tạo, ươm tạo và cung cấp dịch vụ hỗ trợ; Các chương trình hỗ trợ trọng tâm (Chương III, từ Điều 19 đến Điều 32), là những hỗ trợ có mục tiêu, trọng điểm theo định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ của nền kinh tế.

Cụ thể, gồm 3 chương trình hỗ trợ trọng tâm (hỗ trợ DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh; hỗ trợ DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; và hỗ trợ DNtham gia cụm liên kết ngành) và các chương trình khác do Chính phủ quy định phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển và điều kiện NSNN trong từng thời kỳ.

Điểm mới trong dự thảo lần này là những nội dung hỗ trợ đưa vào Dự thảo là những hỗ trợ cơ bản, thiết yếu đối với tất cả các DNNVV. Tuy nhiên, không hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc bao cấp cho DNNVV mà những hỗ trợ cơ bản này thực hiện chủ yếu thông qua việc tạo cơ chế chính sách, điều kiện thuận lợi để các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các DNNVV.

Theo ước tính của Bộ KH&ĐT, với thiết kế thu hẹp đối tượng được hỗ trợ, đối tương tham gia chương  trình trọng tâm mỗi năm không lớn nhưng sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển của DN, khuyến khích các DNNVV hiện thực các ý tưởng mới, phát triển và thương mại hóa sản phẩm có tính sáng tạo, ứng dụng cao, ưu việt về giá cả và chất lượng, tạo giá trị gia tăng và nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách

Để giải bài toán nguồn lực hỗ trợ DNNVV trong điều kiện NSNN còn nhiều khó khăn, dự luật khẳng định một trong các nguyên tắc xây dựng luật là hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn lực Nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua lựa chọn các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luật và thông qua thiết lập cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV. 

Theo Dự thảo , nguồn lực hỗ trợ chủ yếu thông qua việc tạo cơ chế chính sách hỗ trợ (ưu đãi đầu tư, thuế, tiền sử dụng đất…) và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN, tổ chức trung gian để tạo ra và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DNNVV. Ngoài ra nguồn lực từ xã hội, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng vai trò quan trọng. Luật có cơ chế huy động để cùng với nhà nước hỗ trợ DNNVV.

Về nguồn lực thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm, theo Bộ KH&ĐT, tùy điều kiện ngân sách trong từng thời kỳ các cơ quan, tổ chức chủ trì chương trình tính toán và cân đối phù hợp với khả năng đáp ứng từ NSNN và huy động từ khu vực tư nhân để thực hiện các chương trình này.

Liên quan đến cách thức thực hiện hỗ trợ DNNVV, dự thảo quy định nguyên tắc thực hiện hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn lực Nhà nước và ngoài Nhà nước. Ngoài nguồn lực Nhà nước thông qua việc tạo cơ chế chính sách để hỗ trợ các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV, việc thực hiện hỗ trợ DNNVV còn được thực hiện thông qua lựa chọn các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện hỗ trợ DNNVV sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước được thực hiện theo quy định, mô hình và phương thức của các tổ chức, cá nhân tài trợ…

Lợi ích to lớn từ khu vực DNNVV năng động mạnh mẽ

Theo bà Gloria Steele, Phó tổng giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), tổ chức giúp Bộ KH&ĐT xây dựng Luật hỗ trợ DNNVV,  cái mà DN cần hơn cả chính là môi trường kinh doanh. “Một môi trường tốt sẽ giúp cho DNNVV phát triển, từ đó giúp cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng…”- Bà Gloria Steele lưu ý.

Theo tính toán của  Ban soạn thảo, tính đến tháng 10/2016, Việt Nam có 590.000 DN đang hoạt động và đang thực hiện các nghĩa vụ thuế (trong tổng số 959.000 DN đã đăng ký kinh doanh). Với mục tiêu sẽ có 1 triệu DN thực sự đi vào SXKD và có thực hiện các nghĩa vụ về thuế vào năm 2020, sẽ có  thêm 410.000 DN mới được thành lập và thực sự đi vào hoạt động trong vòng 4 năm tới.

Với quy mô vốn đăng ký bình quân của DN hiện nay là 7,5 tỷ đồng/DN thì sẽ có có ít nhất 3.075 ngàn tỷ đồng (136.7 tỷ USD) được đưa vào đầu tư SXKD. Nếu con số này được hiện thực hóa trong 4 năm tới (tính đến năm 2020), mỗi năm sẽ có khoảng 34,17 tỷ USD được các DN trong nước đăng ký đưa vào SXKD(chưa bao gồm con số tăng vốn của các DN hiện tại do các chính sách hỗ trợ DNNVV trở lên thuận lợi hơn). Con số này cao gấp 1,5 lần mức vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam năm 2015và gấp hơn 2 lần vốn FDI thực hiện trong cùng năm. 

Ngoài ra, với mức nộp NSNN của một DNNVV trung bình đạt khoảng 0,5 tỷ đồng/năm thì 410.000 DN mới thành lập và đi vào hoạt động sẽ hình thành một cơ sở nguồn thu thuê mới vô cùng quan trọng trong trung hạn. Với các DNNVV mới được thành lập và đi vào hoạt động, dự báo tới năm 2020 sẽ có thêm khoảng 7 triệu việc làm mới được tạo ra bởi các DNNVV.

“Với 1 triệu DN được thành lập và duy trì hoạt động, Việt Nam sẽ hình thành hàng triệu chủ DN, nhà quản lý DN, nhà đầu tư vào các DN… Điều này hỗ trợ cho việc hình thành một tầng lớp trung lưu tại Việt Nam. Tầng lớp trung lưu này sẽ có mức chi tiêu và tiêu dùng cao hơn, góp phần trực tiếp cho việc mở rộng tiêu dùng, hỗ trợ cho phát triển kinh tế cũng như các mục tiêu về gắn kết xã hội…”- Ông Lê Văn Khương, Trưởng phòng DNNVV (Cục phát triển DN. Bộ KH&ĐT) kỳ vọng.

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).