Hồ sơ mật quanh cuộc khủng hoảng Qatar

Mỹ và Qatar đã ký thỏa thuận về chống khủng bố và ngăn chặn tài trợ cho khủng bố
Mỹ và Qatar đã ký thỏa thuận về chống khủng bố và ngăn chặn tài trợ cho khủng bố
(PLO) - Trong một tuyên bố chung ngày 11/7, bốn quốc gia Arab gồm Saudi Arabia, Bahrain, Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cho rằng thỏa thuận chống khủng bố giữa Mỹ và Qatar là không đủ, đồng thời cho biết các biện pháp trừng phạt đối với Qatar vẫn sẽ được duy trì. 

Còn trang mạng CNN thì vừa đăng tải một số thỏa thuận bí mật mà Qatar từng ký kết với các nước láng giềng vùng Vịnh hồi năm 2013 và 2014, ngăn cấm việc hỗ trợ các nhóm đối lập tại các quốc gia đó cũng như tại Ai Cập và Yemen.

Hãng thông tấn nhà nước SPA của Saudi Arabia dẫn tuyên bố chung khẳng định “bước đi này là không đủ”, đồng thời cho biết thêm bốn quốc gia Arab sẽ “giám sát chặt chẽ sự nghiêm túc của giới chức Qatar trong việc chống lại tất cả các hình thức viện trợ, hỗ trợ và chứa chấp chủ nghĩa khủng bố”. 

Đấu khẩu

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry cho biết các biện pháp của Ai Cập, Saudi Arabia, UAE và Bahrain chống lại Qatar được đưa ra sau khi xác nhận sự can thiệp của Doha vào công việc nội bộ các nước trong khu vực và tài trợ khủng bố. Ông Shoukry đã đưa ra tuyên bố này trong bài phát biểu của mình tại phiên họp thứ 44 của Hội đồng các Bộ trưởng Ngoại giao của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) tổ chức tại thủ đô Abidjan của Cote d’Ivoire.

Nhà lãnh đạo ngoại giao Ai Cập nói: “Chúng tôi rất tiếc về những biện pháp chống lại Qatar. Tuy nhiên, chúng tôi muốn khẳng định rằng các quyết định này được đưa ra sau khi chúng tôi chắc chắn về âm mưu (của Doha) trong việc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia khác, phá hoại an ninh trong cộng đồng và gieo rắc sự hỗn loạn và tài trợ không ngừng cho các tổ chức khủng bố và cực đoan”. 

Trước đó, ngày 11/7, Mỹ và Qatar đã ký thỏa thuận về chống khủng bố và ngăn chặn tài trợ cho khủng bố nhân chuyến thăm Doha của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. 

Cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ, ông R.C. Hammond cho biết: “Qatar và Mỹ đã ký một bản ghi nhớ vạch ra những nỗ lực trong tương lai, theo đó Qatar có thể củng cố cuộc chiến chống khủng bố và giải quyết tích cực các vấn đề tài trợ cho khủng bố”.   Trong diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Ai Cập ra tuyên bố cho biết ông Tillerson ngày 12/7 tham gia cuộc họp với Ngoại trưởng các nước Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập để thảo luận về việc phối hợp nỗ lực nhằm ứng xử với Qatar trong tương lai. 

Trước đó, ngày 5/6, các nước Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar, cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố. Bốn nước trên đã rút các nhà ngoại giao của mình khỏi Qatar, ngừng mọi chuyến bay đi và đến Qatar, đồng thời yêu cầu các công dân Qatar về nước trong vòng 14 ngày. Ngày 22/6, các nước trên đã đưa ra một “tối hậu thư” gồm 13 yêu sách đối với Qatar, trong đó yêu cầu Doha hạ cấp quan hệ với Iran, đóng cửa kênh truyền hình Al Jazeera và đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ Qatar. Doha đã từ chối đáp ứng các yêu cầu trên, đồng thời bác bỏ cáo buộc có quan hệ với các nhóm khủng bố.

Cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh vẫn chưa có lối thoát
Cuộc khủng hoảng ở vùng Vịnh vẫn chưa có lối thoát

Hé lộ thỏa thuận bí mật

Trang mạng CNN lại vừa đăng tải một số thỏa thuận bí mật mà Qatar từng ký kết với các nước láng giềng vùng Vịnh hồi năm 2013 và 2014, ngăn cấm việc hỗ trợ các nhóm đối lập tại các quốc gia đó cũng như tại Ai Cập và Yemen. 

Sự tồn tại của các thỏa thuận này đã được biết tới, nhưng nội dung của chúng được giữ bí mật bởi tính chất nhạy cảm của các vấn đề có liên quan và thực tế rằng chúng được các nhà lãnh đạo quốc gia nhất trí giữ bí mật. Các nước vùng Vịnh đã cáo buộc Qatar không tuân thủ 2 thỏa thuận, điều giúp lý giải nguyên nhân kích động cuộc khủng hoảng ngoại giao tồi tệ nhất ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ qua.

Việc tuân thủ các thỏa thuận này nằm trong số 6 nguyên tắc cơ bản mà các nước vùng Vịnh đặt ra như là yêu cầu để khôi phục quan hệ với Qatar trong tuyên bố được đưa ra tuần trước. Trong một tuyên bố gửi tới CNN, Qatar cáo buộc Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) phá vỡ tinh thần của thỏa thuận và tự cho phép tiến hành “cuộc tấn công vô cớ nhằm vào chủ quyền của Qatar”. 

Thỏa thuận đầu tiên - được viết tay hôm 23/11/2013 - được ký kết bởi Quốc vương Saudi Arabia, Tiểu vương Qatar và Tiểu vương Kuwait. Thỏa thuận này đặt ra các cam kết để ngăn ngừa cuộc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước vùng Vịnh, bao gồm việc cấm hỗ trợ tài chính và chính trị cho các nhóm “bất thường” - thuật ngữ được dùng để miêu tả các nhóm hoạt động chống đối chính phủ. Thỏa thuận này được gọi là Thỏa thuận Riyadh, đặc biệt đề cập đến việc không hỗ trợ tổ chức Anh em Hồi giáo mà hiện các nước vùng Vịnh đang cáo buộc Qatar làm vậy, cũng như không hậu thuẫn các nhóm đối lập ở Yemen mà có thể đe dọa các nước láng giềng. 

Trong thỏa thuận đầu tiên, các nước cũng cam kết không ủng hộ “truyền thông lề trái”, ám chỉ hãng truyền thông Al Jazeera có trụ sở tại Qatar và được chính phủ nước này tài trợ, vốn bị các nước vùng Vịnh khác cáo buộc tuyên truyền cho các nhóm đối lập trong khu vực, bao gồm cả tại Ai Cập và Bahrain. 

Thỏa thuận thứ hai được đóng dấu “tuyệt mật” và được ký kết từ ngày 16/11/2014, có thêm sự nhất trí của Quốc vương Bahrain, Thái tử UAE và Thủ tướng UAE. Thỏa thuận này nhắc tới cam kết của các bên ký kết nhằm hỗ trợ sự ổn định tại Ai Cập, bao gồm ngăn chặn việc sử dụng hãng Al Jazeera làm cơ sở cho các tổ chức hoặc cá nhân chống đối Chính phủ Ai Cập. Thỏa thuận thứ hai đề cập cụ thể tới Al Jazeera và không đề cập đến các hãng khác như Al Arabiya của Saudi Arabia. Sau khi thỏa thuận này được ký kết, Al Jazeera đã đóng cửa kênh truyền hình Al-Jazeera Mubashir Misr. 

Văn bản bổ sung của thỏa thuận 2013 được ký kết bởi Ngoại trưởng các nước nói trên có bàn tới việc thực hiện thỏa thuận này. Nó bao gồm các điều khoản ngăn cấm hỗ trợ tổ chức Anh em Hồi giáo, cũng như các nhóm khác tại Yemen và Saudi Arabia vốn đặt ra mối đe dọa cho an ninh và ổn định của các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Các thỏa thuận này không chỉ áp dụng với riêng Qatar, bởi các điều khoản này áp dụng với tất cả các nước ký kết. 

Một số thỏa thuận bí mật mà Qatar từng ký kết với các nước láng giềng vùng Vịnh đã bị tiết lộ
Một số thỏa thuận bí mật mà Qatar từng ký kết với các nước láng giềng vùng Vịnh đã bị tiết lộ

Lời phủ nhận của Qatar

Trả lời các câu hỏi của CNN, người phát ngôn của Qatar nói trong một tuyên bố rằng chính Saudi Arabia và UAE là bên “phá vỡ tinh thần của thỏa thuận”. Sheikh Saif Bin Ahmed Al-Thani, Giám đốc Văn phòng Thông tin của Chính phủ Qatar nói: “Nội dung đầy đủ sẽ cho thấy mục đích của các thỏa thuận năm 2013-2014, đó là để đảm bảo rằng các nước GCC có chủ quyền có thể hợp tác trong một khuôn khổ rõ ràng. Các yêu cầu của họ - bao gồm việc đóng cửa Al Jazeera, buộc nhiều gia đình phải ly tán và chi trả “bồi thường” - là yêu cầu không liên quan đến các Thỏa thuận Riyadh. Thêm vào đó, chưa bao giờ Saudi Arabia hay UAE sử dụng các cơ chế trong Thỏa thuận Riyadh để bày tỏ quan ngại với Qatar”. 

Sau khi thông tin nói trên được CNN đăng tải, Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đã đưa ra tuyên bố chung hôm 10/7 nói rằng các tài liệu này “xác nhận việc Qatar không thực thi các cam kết của họ và vi phạm các hứa hẹn”. Tuyên bố có đoạn: “Bốn quốc gia nhấn mạnh rằng 13 yêu cầu được gửi tới Chính phủ Qatar là nhằm thực thi các hứa hẹn và cam kết trước đó của họ và rằng các yêu cầu đó ban đầu được ghi trong Thỏa thuận Riyadh, cơ chế của thỏa thuận và văn bản bổ sung, và hoàn toàn theo đúng tinh thần của những gì đã được nhất trí”. 

Qatar đã phản ứng bằng tuyên bố của ông Al-Thani trong đó lập luận rằng các yêu cầu được đưa ra tháng trước “không liên quan đến Thỏa thuận Riyadh”. Các tài liệu từ năm 2013-2014 cho thấy các căng thẳng đã có từ lâu giữa các nước thành viên GCC. Tháng 3/2014, Saudi Arabia, UAE và Bahrain đã rút đại sứ khỏi Qatar bởi cáo buộc rằng Qatar không thực thi cam kết trong thỏa thuận đầu tiên, đó là không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. 

Các thỏa thuận này dường như là nỗ lực để cải thiện các mối quan hệ. Dẫn lại “các cuộc thảo luận chuyên sâu mà trong đó các nước đã xem xét lại những gì gây tổn hại đến quan hệ giữa các nước trong GCC”, thỏa thuận đầu tiên nhấn mạnh rằng các bên đã nhất trí “hủy bỏ những gì gây tổn hại đến quan hệ”. Tuy nhiên, các thỏa thuận này cũng cung cấp cái nhìn bên trong để giúp lý giải tại sao 9 nước Trung Đông, dưới sự lãnh đạo của Saudi Arabia, cắt đứt quan hệ với Qatar hồi tháng 6/2017 vì cáo buộc Doha hỗ trợ khủng bố. Qatar đã gọi các cáo buộc này là “phi lý” và “vô căn cứ”...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.