Hộ gia đình vùng khó khăn được vay vốn tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Quyết định mới, các hộ gia đình ở vùng khó khăn được vay tối đa là 100 triệu đồng/người, lãi suất 9%/năm, trước đó, mức vay tối đa cho các hộ gia đình là 30 triệu đồng, lãi suất 0,9%/tháng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.

Theo quyết định mới, vùng khó khăn được quy định là vùng thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh bao gồm các xã, phường, thị trấn được quy định trong danh mục các đơn vị cấp xã thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, các huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc danh sách xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo do Thủ tướng Chính phủ ban hành cho từng thời kỳ cũng thuộc diện vùng khó khăn.

Vùng này còn gồm các thôn thuộc danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do cấp có thẩm quyền ban hành cho từng thời kỳ; các đơn vị hành chính thành lập trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính...

Quyết định cũng nêu rõ đối tượng được vay vốn. Cụ thể, đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình theo quy định của pháp luật, bao gồm cả hộ gia đình làm kinh tế trang trại, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm tại vùng khó khăn theo quy định và đáp ứng đủ điều kiện vay vốn theo quy định.

Theo quy định mới, ngoài các điều kiện đã quy định trước đó, người vay vốn còn phải đảm bảo không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, người vay vốn không có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với một số chương trình nhất định: Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm; Chương trình cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

Các chương trình tín dụng cho vay khác đối với hộ gia đình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (nếu có).

Theo Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg, các hộ gia đình được vay tối đa là 100 triệu đồng/người với lãi suất là 9%/năm. Trước đó, Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg quy định mức vay tối đa cho các hộ gia đình là 30 triệu đồng với mức lãi suất 0,9%/tháng.

Đọc thêm

Xem xét ngưỡng nợ thuế tối thiểu để hoãn xuất cảnh

CQT công khai Quyết định cưỡng chế, Thông báo tạm hoãn xuất cảnh qua nhiều kênh để NNT biết, tra cứu.
(PLVN) -  Tổng cục Thuế sẽ căn cứ tình hình thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế quy định về ngưỡng để tiếp thu, báo cáo cấp có thẩm quyền cân nhắc quy định ngưỡng nợ phù hợp bảo đảm hiệu quả công tác thu hồi nợ đọng thuế.

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.