Hiện trường không dấu vết trong vụ giết người, dìm xác dưới mương nước

Tiến hành khám nghiệm, các điều tra viên chỉ thu được con số không tròn trĩnh.
Tiến hành khám nghiệm, các điều tra viên chỉ thu được con số không tròn trĩnh.
(PLO) - Sau khi giết chết nạn nhân, hung thủ dìm xác xuống mương nước bằng những cọc tre và tảng bê tông khiến các điều tra viên phải đối diện với một hiện trường toàn những chữ “không”: Không tung tích nạn nhân, không dấu vết hung thủ, không nhân chứng...  

Kẻ thủ ác tàn bạo
Xẩm tối ngày 13/4/2011, trong khi đánh cá tại mương nước thuộc địa bàn thôn Lãnh Trì, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, một người dân kinh hoàng khi phát hiện một xác người bị ghim chặt dưới lòng mương. Nhận tin cấp báo, các lực lượng nghiệp vụ Công an huyện Duy Tiên và Công an tỉnh Hà Nam lập tức có mặt, tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm thi thể người xấu số.
Hiện trường vụ án mạng khiến các điều tra viên và người dân địa phương đến chứng kiến đều phải rùng mình. Kẻ thủ ác đã quá tàn bạo khi dùng hai chiếc cọc tre dài chừng 70cm và nhiều đoạn dây dù để chằng buộc, ghim chặt xác nạn nhân xuống đáy mương. Chưa hết, hung thủ còn dùng một tảng bê tông rất lớn đè lên lưng nạn nhân với âm mưu là che giấu thi thể càng lâu càng tốt. Con mương nơi xảy ra vụ án chỉ sâu chừng 0,3m, nằm ở phía ngoài cánh đồng lúa, cách xa khu dân cư. Nếu không có người dân tình cờ đi đánh cá ngang qua thì có lẽ tội ác ghê gớm này còn phải mất một thời gian nữa mới bị phát giác. 
Khám nghiệm tử thi, các điều tra viên xác định nạn nhân là nữ giới, chết trong tình trạng nằm sấp, mặt úp xuống lòng mương. Nạn nhân cao 1,6m, thi thể đang trong quá trình phân hủy mạnh nên biến dạng, không thể lấy dấu vân tay và rất khó xác định độ tuổi. Nạn nhân không có giấy tờ tùy thân, trang phục trên người khá thời trang. Người xấu số mặc áo màu da báo, váy lửng màu đen và đi tất chân dài.
Sự hợp mốt còn thể hiện khi các móng tay, móng chân của nạn nhân đều được cắt tỉa khá hợp mốt. Đi sâu khám nghiệm, nạn nhân bị nhiều vết thương hình chữ “U” ở đỉnh đầu, đa chấn thương ở vùng đầu, mặt. Trong phổi nạn nhân không có nước cũng như các mẫu vật phẩm giống như các mẫu thu được ở dưới mương. Từ đó, có thể kết luận nạn nhân bị sát hại ở nơi khác rồi mới được đem về dìm dưới mương để phi tang tội ác. 
Hung thủ rất ranh ma khi dìm thi thể nạn nhân dưới mương nước xa khu dân cư.
Hung thủ rất ranh ma khi dìm thi thể nạn nhân dưới mương nước xa khu dân cư. 
Theo kết luận từ cơ quan pháp y, nạn nhân chết  khoảng 7- 10 ngày trước. Thời gian đó địa phương có nhiều cơn mưa lớn. Sự trùng hợp này đã khiến tất cả các dấu vết ở hiện trường đều đã bị xóa sạch. Đối diện với một vụ án toàn những chữ “không”: không danh tính người xấu số, không dấu vết hung thủ, không nhân chứng, các điều tra viên buộc phải vận dụng sự suy luận sắc bén của mình. 
Bước đầu, Ban Chuyên án đều thống nhất nạn nhân không phải là người địa phương. Bởi ở một vùng quê mà dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, mức sống còn chưa cao thì rất hiếm có người phụ nữ nào chịu khó ăn mặc “sành điệu” như người xấu số. Chất liệu vải và kiểu dáng quần áo hiện đại, cách chăm sóc móng chân, móng tay kỹ lưỡng chứng tỏ nạn nhân biết quan tâm tới vẻ bề ngoài, không giống với những phụ nữ thôn quê. Tiếp đó, qua công tác điều tra, trước và trong ngày xảy ra vụ án, người dân địa phương đều không thấy sự xuất hiện của nạn nhân. Hai điểm này đưa tới một kết luận: kẻ thủ ác đã có dự mưu từ trước khi điều nạn nhân từ nơi khác tới rồi ra tay sát hại.
Tiếp tục suy xét, các điều tra viên nhận định hung thủ trong vụ án phải có ít nhất hai người. Cơ sở của giả thiết này ở chỗ tảng bê tông đè trên lưng nạn nhân rất nặng và cồng kềnh, khó có khả năng chỉ một kẻ thủ ác mà đủ sức khuân nổi tảng gạch này. Các điều tra viên cho rằng một trong hai hung thủ phải là người địa phương hoặc đã từng sinh sống ở khu vực này. Bởi con mương nơi giấu xác nạn nhân ở cách xa khu dân cư, bình thường rất ít người lui tới. Nếu không phải kẻ thông thuộc địa bàn thì hung thủ không thể biết đến một địa điểm giết người, giấu xác hoàn hảo đến thế. 
Manh mối không ngờ
Từ những suy luận logic này, Ban Chuyên án quyết định truy xét, rà soát tất cả các đối tượng có tiền án, tiền sự, các đối tượng có dấu hiệu bất minh cư ngụ ở địa phương. Hàng trăm lượt đối tượng đã được các điều tra viên thẩm vấn, nhưng kết quả vẫn chỉ là con số “0” tròn trĩnh. 
Không nản chí, Ban Chuyên án tiến hành mở rộng diện rà soát ra địa bàn các huyện lân cận. Đồng thời, nhận định việc làm rõ nhân thân của nạn nhân là rất quan trọng, Công an tỉnh gửi công văn đến tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, yêu cầu phối hợp truy xét các trường hợp báo mất tích ở mỗi địa phương. Điện thoại của Ban Chuyên án liên tục reo vang, nhiều trường hợp mất tích được báo về để đối chiếu, so sánh. Biết là “mò kim đáy bể” nhưng các điều tra viên vẫn khẩn trương làm việc, nhiều lần mừng hụt rồi lại hoàn toàn thất vọng khi những người mất tích không phải là nạn nhân trong vụ án. Cả chục ngày trôi qua, công tác phá án vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Đến ngày 27/4/2011, hai tuần sau ngày phát hiện thi thể nạn nhân, những cố gắng không mệt mỏi của Ban Chuyên án mới được đền đáp. Dấu hiệu đầu tiên để xác định tung tích nạn nhân đã xuất hiện. Đó là thông báo của Cục Xuất nhập cảnh về sự mất tích của một phụ nữ người Chiết Giang, Trung Quốc. Các điều tra viên đều “à” lên sửng sốt. Mọi người đều đinh ninh nạn nhân là người Việt nên khu trú diện tìm kiếm, ít ai ngờ tới chuyện nạn nhân có thể là người nước ngoài. Một lẽ khác, cùng là người châu Á nên phụ nữ Trung Quốc có hình thể tương đối giống phụ nữ Việt Nam, cho nên sự bỏ sót này hoàn toàn là điều dễ hiểu. 
Tiếp đó, gần như trùng hợp, Ban Chuyên án nhận được thông báo của Công an Hà Nội kèm theo đơn của một công dân Thủ đô. Người này cũng trình bày về sự mất tích bất thường của một người bạn gái có quốc tịch Trung Quốc. 
Theo lá đơn, người phụ nữ mất tích có tên Việt Nam là Kim Xuân Tiên, 47 tuổi, ngụ ở Chiết Giang, Trung Quốc. Chị Tiên thường xuyên qua lại giữa hai nước để buôn bán các loại túi nilon. Ngày 8/4 chị Tiên tiếp tục nhập cảnh vào Việt Nam. Khi có mặt ở bến xe Gia Lâm, chị gọi điện cho bạn hẹn sẽ gặp nhau sau khi chị đi lấy tiền hàng. Đến 18h cùng ngày, sốt ruột không thấy chị Tiên liên lạc, người bạn gọi lại thì điện thoại đã tắt máy. Kể từ thời điểm đó, người bạn không thấy chị Tiên xuất hiện nữa. 
Nghi vấn có sự trùng hợp giữa hai người được báo mất tích, Ban Chuyên án mạnh dạn làm công văn đề nghị sự có mặt của gia đình người Trung Quốc. Xét nghiệm mẫu gen của em trai và con trai người phụ nữ này, hoàn toàn trùng hợp với mẫu gen của nạn nhân trong vụ án. Tiếp tục điều tra, đối chiếu, Ban Chuyên án đã có thể khẳng định chị Kim Xuân Tiên chính là người bị sát hại ở con mương thôn Lãnh Trì. Nhân thân của nạn nhân đã được làm rõ, nhưng đó mới chỉ là thành công bước đầu. Với thông tin chị Tiên mất tích sau khi đi lấy tiền hàng, các điều tra viên nhận định đây là vụ án giết người cướp của. Nhưng kẻ thủ ác là ai và có quan hệ thế nào với nạn nhân? Câu hỏi đó vẫn là một ẩn số... 
PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.