Trong ngày hôm nay, cư dân mạng liên tục truyền tay nhau bức ảnh của một đôi nam nữ "tự sướng" trong lúc quan hệ tình dục với nhau. Cặp đôi này được cho là đang học cấp 3, ở Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Sau khi những bức ảnh này được chia sẻ, cư dân mạng cũng tỏ thái độ bức xúc với hành động sai trái của cặp đôi này. "Cặp đôi này bị điên à ? Đáng buồn cho những bạn trẻ thế này. Xấu hổ thay cho các ông bố, bà mẹ có những đứa con như vậy....." - nicknamr Phương Anh bình luận.
"Tưởng chỉ có cảnh tự sướng sau khi quan hệ thôi? sao giờ lại có cả tự sướng trong lúc quan hệ. Đúng là những trò bệnh hoạn của một số bạn trẻ", "Ảnh này bị rò rỉ hay là cặp đôi này đăng tải lên mạng vậy?",... Đó là hàng loạt bình luận bức xúc của cư dân mạng.
Trao đổi với PLVN, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư Interla, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng, việc đăng tải hình ảnh hoặc các bài viết có nội dung không lành mạnh là hoàn toàn trái với đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật. Nếu việc đăng tải đó nhằm mục đích tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy sẽ vi phạm Điều 253, Bộ luật Hình Sự.
Điều 253 quy định về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy ghi rõ: Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Cũng theo luật sư Trương Quốc Hòe thì Nhà nước mới có Nghị định xử phạt các tổ chức, cơ sở sử dụng internet với mục đích sai trái. Nhưng với các cá nhân vi phạm thì chưa có văn bản điều chỉnh, vì vậy mà không có tính răn đe đối với cá nhân người dùng internet. Vì vậy, với tình hình sử dụng các trang mạng cá nhân như hiện nay thì cần phải ban hành các văn bản dưới luật nhằm điều chỉnh các hành vi mà bộ luật Hình sự chưa có chế tài xử lý .
Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy ghi rõ:
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”
Theo quy định của nghị định 72/2013 NĐ-CP Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
“Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội
Ngoài quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
2. Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật
3. Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.”