Văn hóa & Pháp luật

Hành lang pháp lý cho nghệ thuật biểu diễn

Các nghệ sĩ tham gia vở Bến không chồng. (Ảnh NHKVN)
Các nghệ sĩ tham gia vở Bến không chồng. (Ảnh NHKVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong đời sống văn hóa xã hội, một trong những lĩnh vực hoạt động phổ biến và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhiều cá nhân là hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Trong bối cảnh hội nhập và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, vấn đề xây dựng hành lang pháp lý đối với lĩnh vực này lại càng quan trọng.

“Đem chuông đi đánh xứ người”

Thời gian gần đây, nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và thành công, qua đó góp phần giới thiệu văn hóa Việt ra thế giới. Tháng 11/2022, các nghệ sĩ của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã giành liên tiếp 2 giải thưởng cao quý, đó là tiết mục Đu son được trao giải Vàng tại Liên hoan quốc tế Công chúa xiếc (Saratov, Liên Bang Nga) và tiết mục Đế kiếm đu dây lụa được trao giải Ngựa đồng tại Liên hoan Xiếc quốc tế Không biên giới (Sankt-Peterburg, Liên bang Nga).

Điều đáng nói là mỗi năm thế giới có khoảng 4 - 5 cuộc thi xiếc lớn được tổ chức với sự tham dự của từ 18 đến hơn 20 quốc gia. Các nước dự thi phải gửi tiết mục dưới dạng video để Ban Giám khảo lựa chọn. Tham gia liên hoan xiếc quốc tế, nghệ sĩ biểu diễn tất cả các quốc gia đều đạt tới trình độ đẳng cấp kỹ thuật, nhưng các nghệ sĩ xiếc Việt Nam đã có nhiều sáng tạo để tạo nên những dấu ấn riêng biệt, từ việc khai thác khía cạnh văn hóa truyền thống như trang phục, âm nhạc để tạo hiệu quả riêng biệt.

Hay nói như Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Duy Ánh, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam: “Trong các cuộc thi quốc tế, Ban Giám khảo thường chú trọng tính truyền thống, văn hóa, lan tỏa được tinh thần giao lưu hữu nghị giữa các quốc gia. Sự khác biệt trong sáng tạo đạo cụ, nội dung biểu diễn đậm bản sắc dân tộc sẽ được Hội đồng Giám khảo đánh giá cao. Đây là một trong những bí quyết thành công của các tiết mục xiếc Việt Nam tại các cuộc thi xiếc quốc tế”.

Ở lĩnh vực kịch nói, cụm từ “kịch Việt Nam xuất ngoại” đã không còn xa lạ. Nhà hát Kịch Việt Nam, hướng tới kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà hát Kịch Việt Nam và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, Nhà hát và Hiệp hội Các nhà sản xuất chương trình biểu diễn Hàn Quốc (KAPAP) đã phối hợp dàn dựng vở diễn “Bến không chồng”.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, kịch bản sân khấu vở “Bến không chồng” là bước đầu của dự án hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong việc dàn dựng một tác phẩm nghệ thuật, cũng là thể hiện tình hữu nghị giữa hai quốc gia, không chỉ gần về khoảng cách địa lý, mà còn có sự gắn bó thân thiết, có nhiều nét tương đồng về văn hóa.

“Bến không chồng” là dự án rất đặc biệt và cũng là lần đầu tiên Nhà hát Kịch Việt Nam được tiếp cận với quy trình sản xuất một chương trình sân khấu của Hàn Quốc. Hiện dự án mới đang trong giai đoạn 1, nếu nhận được sự ủng hộ thì sẽ tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Theo kế hoạch, đến ngày 12 - 13/11/2022, đoàn sẽ có những show diễn đầu tiên của “Bến không chồng” tại Hàn Quốc.

Trước đó, vào cuối tháng 9/2022, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng nhận lời mời từ Tập đoàn Pacific Ocean Partners và Trường Đại học Australian Institute of Music - ngôi trường giảng dạy về nghệ thuật lâu đời tại Australia, xây dựng dự án nhạc kịch nổi tiếng thế giới "Alice ở xứ sở diệu kỳ" (Alice in Wonderland) cho giới trẻ Việt Nam…

“Bên cạnh việc dàn dựng những tác phẩm sân khấu có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chuyển tải nội dung, thông điệp cũng như đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, Nhà hát Kịch Việt Nam còn có vai trò, vị trí rất lớn trong việc quảng bá văn hóa cũng như giao lưu hợp tác quốc tế. Chính vì thế, Nhà hát luôn nỗ lực phối hợp với các đơn vị quốc tế để thực hiện các tác phẩm sân khấu có chất lượng, góp phần lan tỏa, giới thiệu với bạn bè năm châu về văn hóa Việt Nam” - Nghệ sĩ Ưu tú Xuân Bắc cho hay.

Tháng 9/2023, vở nhạc kịch (opera) mang tên “Công nữ Anio” sẽ được công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhân kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 – 2023). Vở kịch kể về câu chuyện tình yêu giữa nàng công nữ Việt Nam mang tên Ngọc Hoa (được người dân Nhật đặt tên Anio) và chàng thương nhân Nhật Bản mang tên Araki Sotaro vào cuối thế kỉ 16 được lưu truyền ở hai quốc gia.

Đây là dự án âm nhạc được Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và các cơ quan ngoại giao 2 nước Việt Nam - Nhật Bản bảo trợ nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản và thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hữu nghị Việt - Nhật, góp phần phát triển nền văn hóa âm nhạc của hai quốc gia. Vở diễn được những nghệ sĩ tên tuổi của Việt Nam và Nhật Bản dàn dựng và biểu diễn.

Ông Trịnh Tùng Linh - Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam cho biết: “Ngoài buổi biểu diễn ở Việt Nam vào tháng 9/2023 thì chúng tôi cũng chuẩn bị biểu diễn vở này tại Nhật Bản. Tuy nhiên, để cho vở diễn thành công ở Hà Nội, chúng tôi đã gần như hoàn thành kịch bản, âm nhạc. Cả ê kíp đang rất nỗ lực để vở diễn thành công ở cả hai nước, mang lại những cảm xúc mới cho khán giả, góp phần vào mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mang thương hiệu văn hóa của quốc gia

Đó là mong mỏi không chỉ của riêng giới nghệ sĩ, mà còn quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân để nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và nghệ thuật sân khấu, biểu diễn nói riêng có thể vươn xa trên toàn cầu, “định vị” vững vàng trên bản đồ văn hóa thế giới.

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS, TS Trần Trí Trắc, nhà nghiên cứu, lý luận và phê bình sân khấu cho biết: “Có thể nói, suốt chặng đường lịch sử hình thành và phát triển, các nghệ sĩ sân khấu Việt Nam là những chiến sĩ, đã đem tâm huyết, trách nhiệm cao cả của mình để xây dựng nghệ thuật sân khấu cách mạng Việt Nam. Những sáng tạo của họ rất phong phú về đề tài, đa dạng về chủ đề và sinh động về thể tài. Dù là lịch sử, dã sử, huyền thoại hay hiện đại hoặc nước ngoài; dù là bi kịch, hài kịch hay chính kịch, tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch dân ca... thì đều là tâm huyết với nội dung anh hùng ca, thể hiện những hình tượng cao đẹp biết đứng lên bằng đôi chân của mình để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, vượt qua mọi thử thách của hoàn cảnh để xây dựng nên một hệ giá trị Việt Nam”.

Có thể nói, sự tác động của bối cảnh hội nhập toàn cầu, của khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, của quá trình giao lưu văn hóa đã đưa nghệ thuật biểu diễn không chỉ trở thành sản phẩm tinh thần đáp ứng nhu cầu của quần chúng trong nước mà còn trở thành một bộ phận của kinh tế thị trường phát triển năng động, sáng tạo. Phát triển nghệ thuật biểu diễn đi đúng hướng dân tộc, khoa học, đại chúng, phù hợp với bối cảnh thực tế của xu hướng phát triển chắc chắn không thể thiếu vai trò then chốt của quản lý Nhà nước.

Chính vì thế, vấn đề về pháp luật đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn luôn được lãnh đạo Bộ VH,TT&DL quan tâm nhằm tạo hành lang pháp lý tốt nhất để nghệ thuật biểu diễn phát triển, phục vụ nhu cầu giải trí của con người.

Mới đây, tại Hội thảo thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về văn hóa trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ VH,TT&DL tổ chức, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH,TT&DL cho biết, quản lý Nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn là quản lý hành vi. Theo đó, hoạt động nghệ thuật biểu diễn phải liệt kê được những hình thức điển hình để kiểm soát, kiểm duyệt trước khi được truyền đạt đến công chúng.

Tuy nhiên theo ông Trần Hướng Dương, qua thời gian triển khai thực hiện, công tác quản lý Nhà nước hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo hình thức tiền kiểm bộc lộ một số vấn đề hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, đòi hỏi phải có sửa đổi, bổ sung kịp thời ở góc độ các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, Nghị định 144/2020/NĐ-CP đã ra đời trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 5/10/2012 và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 79, để bảo đảm sự thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước; tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình áp dụng, thực thi pháp luật.

Nghị định này tháo nhiều "nút thắt" cho hoạt động nghệ thuật biểu diễn lâu nay. Cụ thể như cắt giảm 6/10 thủ tục hành chính, bao gồm cấp giấy phép cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam, cá nhân, tổ chức Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn, giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu thuộc thẩm quyền của Bộ VH,TT&DL, phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và giấy phép phổ biến âm nhạc, sân khấu…

Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH,TT&DL) Trần Hướng Dương cho rằng, hành lang pháp lý cho hoạt động biểu diễn nghệ thuật dần được hoàn thiện phù hợp với đời sống thực tiễn. Bằng chứng là Nghị định 144/2020/NĐ-CP góp phần hoàn thiện và tạo sự thống nhất, xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại, đầu tư kinh doanh, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường nghệ thuật biểu diễn, tiến tới hội nhập nền thương mại toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

Sự 'rực rỡ' nguy hiểm

(PLVN) - Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của con người với các thái cực từ đẹp đẽ, cao thượng, bao dung đến xấu xa, lừa đảo, độc ác, “phông bạt”… Tất thảy đều xuất hiện trên thế giới mạng như chúng ta chứng kiến ở đời thực.

Đọc thêm

Sắp 'đối đầu với tiền bối', HLV Kim Sang Sik nói gì?

HLV Kim Sang Sik cho rằng đội tuyển Việt Nam có cơ hội chiến thắng Indonesia (Ảnh: VFF)
(PLVN) - "Chúng tôi cũng có thời gian ở cùng phòng. Tôi luôn xem ông Shin là tiền bối. Tôi rất tôn trọng ông ấy. Tôi mong chờ trận đấu ngày mai, khi cả hai cùng ở cương vị huấn luyện trưởng đội tuyển quốc gia và sẽ đối đầu nhau. Tôi sẽ gạt bỏ hết những suy nghĩ cá nhân để tập trung cho trận đấu”, HLV trưởng ĐT Việt Nam nói.

Xiếc 'Đám cưới chuột' sắp 'trình làng'

“Đám cưới chuột” đậm chất lễ hội dân gian qua ngôn ngữ xiếc (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Chương trình xiếc tạp kỹ “Đám cưới chuột” được dàn dựng thông qua ngôn ngữ hành động của xiếc với các thể loại: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật… để kể lại một câu chuyện vừa hài hước, hóm hỉnh, vừa mang ý nghĩa giáo dục một cách hấp dẫn, đậm chất lễ hội dân gian.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.

Phát triển văn hóa song hành cùng phát triển kinh tế: Nhiệm vụ hàng đầu để đất nước khẳng định vị thế và bản sắc

Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: hcma.vn)
(PLVN) -  Đây là một trong những giải pháp được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo khoa học “Dự báo nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra, phương hướng, giải pháp, kiến nghị tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 13/12.

'Gương mặt vặn vẹo' - đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa

Phim khai thác đề tài tâm lý tội phạm. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Bộ phim xoay quanh hành trình điều tra và truy bắt tội phạm gian nan của “Đội 7”, đối mặt nhiều vụ án ly kỳ, hóc búa. Hình ảnh nhân vật phản diện được xây dựng từ những ám ảnh thời thơ ấu, tổn thương tâm lý cho đến những biến cố không thể lường trước trong cuộc sống. Chính những điều này đã biến họ từ con người bình thường thành những kẻ tội phạm đáng sợ, nhưng cũng khiến người xem ít nhiều hiểu và đồng cảm.

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).
(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Sắc màu thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi

 Cụ bà người H’rê ở làng Teng dệt thổ cẩm.
(PLVN) - Giá trị văn hóa truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người H’rê ở làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) thể hiện trên từng sản phẩm gắn liền với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh xảo của người thợ dệt được lưu truyền từ lâu đời, bảo tồn và phát triển cho đến ngày nay.

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"
(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.