Hàng hóa Việt Nam ứng phó trước điều tra phòng vệ thương mại

Mặt hàng thép rất hay bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Hoàng Hậu)
Mặt hàng thép rất hay bị điều tra phòng vệ thương mại. (Ảnh minh họa: Hoàng Hậu)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian gần đây, một số quốc gia liên tục thông tin về việc tiếp nhận và điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Doanh nghiệp cần làm gì để tránh tối đa các vụ việc PVTM, nhất là trong bối cảnh bảo hộ sản xuất trong nước đang gia tăng ở nhiều nước.

Nhiều nước gia tăng điều tra hàng hóa xuất xứ Việt

Trong khoảng 2 tháng gần đây, Cục PVTM (Bộ Công Thương) đã liên tục nhận thông tin từ nhiều quốc gia thông báo về tiếp nhận điều tra PVTM đối với các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam. Cụ thể, vào cuối tháng 7, Ủy ban Châu Âu (EC) thông tin đã nhận được hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam. Mới đây nhất, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cũng thông báo đã tiếp nhận Đơn đề nghị điều tra chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) đối với thép chống ăn mòn. Theo DOC, đến ngày 25/9/2024 trên cơ sở xem xét đơn yêu cầu, DOC sẽ đưa ra quyết định có khởi xướng điều tra hay không.

Bên cạnh đó, hàng loạt quốc gia thông báo đã khởi xướng điều tra PVTM với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Cụ thể, Hàn Quốc điều tra CBPG và CTC đối với ghế bọc đệm xuất khẩu từ Việt Nam; Tổng vụ PVTM Ấn Độ đã khởi xướng vụ việc điều tra CBPG đối với thép cuộn cán nóng có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam; Đài Loan (Trung Quốc) đã chính thức khởi xướng điều tra CBPG với xi măng và clanhke có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.

Ngoài ra, nhiều quốc gia cũng thông tin về ban hành kết luận điều tra PVTM. Theo đó, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp CBPG đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam, trong đó hàng hóa Việt Nam bị áp mức thuế cao nhất là 17,7%; DOC đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra CBPG với đĩa giấy nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế lên đến 159,79%.

Đại diện Bộ Công Thương đánh giá, những năm gần đây, số lượng vụ việc điều tra tăng nhanh, đặc biệt là chống lẩn tránh. Giai đoạn 2001 - 2011 là 50 vụ, nhưng giai đoạn 10 năm sau đó (2012 - 2022) lên đến 172 vụ, tăng gần 3,5 lần. Cùng với đó, thị trường điều tra ngày càng mở rộng, phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng; Xu hướng điều tra khắt khe hơn; Phạm vi điều tra ngày càng mở rộng; Mức thuế PVTM có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường…

Trong đó, có tới 14/24 nước thuộc nhóm thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương đã điều tra 138/256 vụ việc PVTM khác nhau đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các nước điều tra nhiều nhất là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Indonesia, Philippines… Chỉ riêng trong ASEAN, 4 nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Thái Lan đã điều tra tới 48 vụ việc PVTM với hàng hóa xuất xứ Việt Nam. Còn tại châu Đại Dương, Australia cũng đã điều tra 18 vụ việc với Việt Nam.

Hạn chế cạnh tranh bằng giá

Trước xu hướng các vụ việc điều tra PVTM gia tăng mạnh, Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra PVTM để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý; Cùng với đó, trao đổi với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin, cập nhật diễn biến vụ việc và thống nhất phương án ứng phó; Tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể…

Đáng chú ý, Cục PVTM đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của gần 40 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo khoảng 10 mặt hàng (đã có các sản phẩm bị điều tra như gỗ dán, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men, tủ gốc, pin mặt trời, ghim dập…).

Do đó, Cục PVTM đã đưa ra nhiều khuyến nghị với hiệp hội và doanh nghiệp để tránh rơi vào trường hợp có thể bị điều tra PVTM. Theo đó, Cục PVTM khuyến cáo DN cân nhắc các rủi ro về PVTM để xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý; Hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống sổ sách kế toán. Bên cạnh đó cần tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế việc cạnh tranh bằng giá và tuyệt đối không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Trong trường hợp rơi vào danh sách bị điều tra PVTM, Cục PVTM khuyến nghị doanh nghiệp cần nghiên cứu, hiểu về các nguyên tắc quy trình, thủ tục điều tra PVTM. Theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương. Chuẩn bị nguồn lực để kháng kiện trong trường hợp phát sinh; Xây dựng chiến lược kháng kiện rõ ràng, thống nhất từ đầu vụ việc; Tham gia hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Cục PVTM, Hiệp hội trong quá trình xử lý vụ việc.

Đại diện Cục PVTM cũng lưu ý: “Việc tạo năng lực ứng phó với các biện pháp PVTM là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp của Việt Nam để có thể chủ động vận dụng và ứng phó kịp thời với các vụ việc về PVTM, nhằm bảo vệ hợp lý các nhà sản xuất hàng Việt xuất khẩu”.

Đọc thêm

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?