Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại để giữ lợi thế cho xuất khẩu

Mật ong đã bị áp thuế PVTM với mức rất cao dù kim ngạch XK không đáng kể. (Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Báo Gia Lai)
Mật ong đã bị áp thuế PVTM với mức rất cao dù kim ngạch XK không đáng kể. (Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Báo Gia Lai)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại (PVTM) đang là hướng đi được áp dụng để giữ lợi thế cho hàng hóa Việt trong tình thế các vụ việc PVTM gia tăng mạnh mẽ ở nhiều thị trường.

Các vụ việc PVTM liên tục gia tăng

Theo báo cáo của Cục PVTM (Bộ Công Thương), tính đến nay, hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam đã phải đối mặt với 235 vụ việc điều tra PVTM từ 24 thị trường. Trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (129 vụ việc), tiếp đó là các vụ việc tự vệ (47 vụ việc), chống lẩn tránh biện pháp PVTM (34 vụ việc) và chống trợ cấp (24 vụ việc). Các mặt hàng bị điều tra tương đối đa dạng, từ mặt hàng có kim ngạch XK lớn như tủ gỗ, gỗ dán, pin năng lượng mặt trời, tôm, cá tra - basa, máy xịt rửa áp lực cao… đến các mặt hàng có kim ngạch nhỏ hơn như đệm mút, máy cắt cỏ, giấy bọc thuốc lá, mật ong…

Bà Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) nhận định, số lượng các vụ việc PVTM trong vài năm trở lại đây tăng nhanh hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Tính đến hiện nay, có tới gần 40 mặt hàng đã bị kiện PVTM. Đáng chú ý, từ năm 2017 đến nay số lượng vụ việc PVTM mà hàng hóa XK Việt Nam phải đối mặt ở các thị trường nước ngoài chiếm tới trên 52% tổng số vụ việc PVTM đã đối mặt trong hơn 30 năm qua.

Chưa kể, các thị trường thực hiện các biện pháp PVTM cũng mở rộng hơn. Hiện đã có tổng số 24 thị trường đã từng kiện PVTM đối với hàng hóa xuất xứ Việt Nam, bao gồm cả những thị trường mới của Việt Nam với số vụ việc PVTM cũng chiếm tỷ lệ rất lớn (ngoài các thị trường XK trọng điểm). Trong tổng số 235 vụ việc tính đến thời điểm hiện tại thì thị trường Hoa Kỳ chiếm 23% số vụ việc, Ấn Độ chiếm 14%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 10%, sau đó là Canada, EU, Philippines, Indonesia.

Ông Vũ Văn Phụ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nhôm Việt Nam cho biết, hiện nay đang là thời kỳ Việt Nam hội nhập rất sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, nên việc sử dụng biện pháp PVTM cũng là phù hợp theo thông lệ quốc tế. Nhưng từ đầu năm đến nay, ngành nhôm đã liên tục đối mặt với 4 vụ việc PVTM khiến các DN Việt Nam chịu rất nhiều áp lực, đặc biệt là khi ngành nhôm Việt Nam còn non trẻ, kinh nghiệm ứng phó và tham gia các vụ việc PVTM vẫn còn rất ít, kinh nghiệm hạn chế.

Cảnh báo sớm thất bại cũng là một… thành công

Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) cho rằng, việc áp dụng các biện pháp PVTM là thường xuyên trong trao đổi thương mại toàn cầu. Vấn đề là khi kim ngạch XK của Việt Nam tăng và tăng với tốc độ rất nhanh, thì câu hỏi đặt ra, là cần phải xác định việc xử lý và hỗ trợ DN ứng phó các cuộc điều tra PVTM như thế nào cho có trọng tâm, trọng điểm và hỗ trợ đúng những ngành hàng XK sang những thị trường có nguy cơ cao. Do đó, Cục PVTM sẽ phải quan sát, theo dõi toàn bộ hoạt động trao đổi thương mại giữa các nước trên thế giới xem đã phát sinh những vụ việc điều tra PVTM nào với những ngành hàng nào.

Trên cơ sở đó, cùng với hệ thống cảnh báo sớm, Cục PVTM sẽ thu hẹp phạm vi và đánh giá xem trong số những mặt hàng, sản phẩm đã bị điều tra và áp dụng biện pháp PVTM thì những mặt hàng cần theo dõi có đang tăng trưởng nhanh, có kim ngạch lớn và có thị phần đáng kể tại thị trường nhập khẩu không. Từ đó, Cục sẽ rà soát một cách có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những ngành hàng, những lĩnh vực có nguy cơ cao; Tiếp đó sẽ mở rộng cảnh báo bằng những thông tin cập nhật nhất ở các thị trường mới khác như thị trường ở Đông Nam Á, Thổ Nhĩ Kỳ...

“Chúng tôi không biết với hệ thống cảnh báo sớm, dự đoán đúng tốt hơn hay là những gì mà chúng tôi dự đoán không thành hiện thực thì tốt hơn nhưng chúng tôi vẫn phải chuẩn bị, vẫn phải cảnh báo khi nhìn thấy nguy cơ, để có thể đồng hành cùng DN, bắt đầu từ thời điểm cảnh báo đó” - ông Trung chia sẻ.

Bà Nguyễn Thu Trang cũng cho biết, qua theo dõi, VCCI nhận thấy, phần lớn các trường hợp DN Việt Nam kháng kiện chưa hiệu quả thường do DN Việt Nam bị động, thời gian chuẩn bị quá ít và bị bất ngờ trong việc ứng phó với những vụ kiện. Do đó, cơ chế cảnh báo sớm cho phép nhìn thấy nguy cơ từ xa để chuẩn bị từ sớm giúp DN cũng như các hiệp hội ứng phó hiệu quả với các biện pháp PVTM.

Chưa kể, cơ chế cảnh báo sớm đồng nghĩa với việc DN biết sớm về vụ việc không chỉ là câu chuyện DN có thêm nhiều thời gian để ứng phó với một vụ việc cụ thể, mà còn liên quan đến công tác chuẩn bị dữ liệu, sổ sách kế toán. Bởi trong những vụ việc này DN Việt thường đứng ở tâm thế tự vệ và làm sao phải giảm thiểu tối đa thiệt hại.

“Khả năng phòng tránh thì hơi khó nhưng không phải là không có, nếu chúng ta có những sự điều chỉnh thích hợp khi bắt đầu thấy có nguy cơ, như mở rộng thị trường XK, giảm bớt độ nóng, sức ép của việc gia tăng quá mạnh XK hàng hóa sang một thị trường khác… Vậy nên cảnh báo mà không xảy ra vụ việc cũng có thể là một hiệu quả của cơ chế cảnh báo sớm” - bà Trang nói.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.

Chuyển đổi số ngành Thuế: Định vị top đầu

Ngành Thuế là đơn vị dẫn đầu trong chuyển đổi số của Bộ Tài chính. (Nguồn: ITN)
(PLVN) - Đó là nội dung quan trọng trong chiến lược cải cách hiện đại hóa (CCHĐH) ngành Thuế đến năm 2030. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, công cuộc chuyển đổi số (CĐS) đang có những bước tiến lớn để ngành Thuế giữ vững vị trí hàng đầu.

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
(PLVN) - Đây là yêu cầu của tỉnh Lào Cai tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững

Cần phải nhận thức thực chất quan hệ “tăng trưởng GDP” và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (VKTVN), tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam trong quý I/2024 khá cao, song cần nhận thức thực chất vấn đề, đồng thời khai thông nền kinh tế để tăng trưởng bền vững.

Ngành Thép đối diện nhiều thách thức

Sản xuất thép cán nóng. (Ảnh: Tập đoàn Hòa Phát cung cấp)
(PLVN) - Thị trường thép ở nước ta đang khá trầm lắng dù đang trong thời gian cao điểm mùa xây dựng. Không những thế, các doanh nghiệp sản xuất thép còn chịu áp lực cạnh tranh bởi thép nhập khẩu từ nước ngoài.

Cân nhắc kỹ đề xuất nhập khẩu cát làm cao tốc

Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại ĐBSCL thiếu cát đắp nền. (Ảnh: Bộ GTVT)
(PLVN) - Nhiều dự án giao thông trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có nguy cơ chậm tiến độ do thiếu cát đắp nền đường. Trước đề xuất nhập cát từ Campuchia về phục vụ các dự án giao thông này, đại diện Bộ Xây dựng cho rằng việc này có những được - mất khác nhau, cần nghiên cứu kỹ.

Tăng chế tài xử phạt trong lĩnh vực thủy sản: Thể hiện quyết tâm của Việt Nam để gỡ “thẻ vàng IUU”

BĐBP Đà Nẵng kiểm tra thiết bị trên tàu bảo đảm điều kiện an toàn hàng hải. (Ảnh: Minh Trang)
(PLVN) - Ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Một ngày sau đó, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) trong lĩnh vực thủy sản.

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam

Nancy Ngô Thị Bích Quyên - Nhà sáng lập Hà Nội coaching Group: “Bà đầm thép” của BNI Việt Nam
(PLVN) -  Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp (DN) ở trong nước, Nancy Ngô Thị Bích Quyên còn là nhà huấn luyện doanh nghiệp được vinh danh xuất sắc trên thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương nhiều năm liên tục. Và “Bà đầm thép” chính là biệt danh mọi người dành cho chị. Cụm từ đó cũng thể hiện bản lĩnh, tri thức, tiếng tăm và chất “thép” trong con người nữ doanh nhân tài giỏi này!

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%

ĐHĐCĐ 2024 Vietjet (VJC): Doanh thu vận tải hàng không vượt 53,7 nghìn tỷ; Kế hoạch vận chuyển 27 triệu lượt khách năm 2024, chia cổ tức 25%
(PLVN) - Ngày 26/4/2024, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet (mã CK: VJC) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 và thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tập trung giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh hợp tác và liên doanh để mở rộng các tuyến bay quốc tế.

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT

Làm rõ khó khăn, vướng mắc mới "cứu" được dự án BOT (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong tổng số 140 dự án BOT giao thông được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) ban hành, hiện có 8 dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) còn vướng mắc cần xử lý, được chia thành 3 nhóm. Đây là số liệu được Thứ trưởng Bộ GTVT báo cáo tại buổi làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì, ngày 24/4.