Hải Phòng: Tăng cường tuyên truyền pháp luật cho nhân dân vùng biên giới, hải đảo

Lực lượng Biên phòng Hải Phòng làm nhiệm vụ tuần tra trên biển.
Lực lượng Biên phòng Hải Phòng làm nhiệm vụ tuần tra trên biển.
(PLVN) -  Phát hành 201.475 tờ gấp; cấp phát 41.092 loại đầu sách pháp luật, tổ chức gần 2.600 buổi tuyên truyền… là một số kết quả từ việc thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021” trên địa bàn TP Hải Phòng.

Tạo sự chuyển biến về nhận thức

Với 29 xã, phường, thị trấn thuộc 8/15 quận, huyện có biên giới biển, Hải Phòng có bờ biển dài 126 km và cảng biển quốc tế lớn nhất miền Bắc. Giai đoạn 2017 – 2021 là giai đoạn Hải Phòng tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều sự kiện chính trị quan trọng. Đây cũng là giai đoạn Hải Phòng thực sự “thay da đổi thịt” khi tiến hành khởi công xây dựng và khánh thành hàng loạt công trình, dự án trọng điểm cấp quốc gia như: Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cát Bi; Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện; cầu Tân Vũ - Cát Hải; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, khu trung tâm thương mại, giải trí, sân golf trên đảo Vũ Yên; nhà máy sản xuất ô tô Vinfast…

BĐBP TP Hải Phòng đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới biển.

BĐBP TP Hải Phòng đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới biển.

Ngoài những yếu tố đặc thù về địa lý, tại Hải Phòng, hoạt động của các loại tội phạm vẫn diễn biến phức tạp; trình độ nhận thức pháp luật của nhân dân, ngư dân thuộc khu vực biên giới biển, đảo còn hạn chế… Do vậy, việc tăng cường PBGDPL cho khu vực biên giới biển, đảo được Hải Phòng xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp tạo sự chuyển biến về nhận thức, chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2017 - 2021” tổ chức ngày 28/9, Đại tá Phạm Hồng Phong, Chính ủy BĐBP TP cho biết: 5 năm qua, Hải Phòng đã xây dựng, ban hành 15 văn bản để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo kịp thời, sát với tình hình từng địa phương. Quá trình triển khai, thành viên trong Ban Chỉ đạo Đề án đã phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi, thống nhất nội dung triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn. Do đó, Hải Phòng đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, sự hiểu biết cũng như ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân khu vực biên giới biển, đảo, cửa khẩu cảng. Tình hình an ninh, trật tự ở các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển ổn định.

Từ kết quả khảo sát thực trạng đời sống pháp luật trên các tuyến biên giới, hải đảo, các cơ quan, đơn vị đã nghiên cứu, biên soạn, in ấn phát hành 201.475 tờ rơi, tờ gấp để tuyên truyền, cấp phát 568 tài liệu triển khai thực hiện Đề án. Hơn 41.092 loại đầu sách pháp luật cũng được cấp phát cho 29 xã, phường, thị trấn và các đơn vị cơ sở thuộc BĐBP TP để phục vụ công tác tuyên truyền.

Cán bộ Biên phòng Cát Hải gắn bó với ngư dân

Cán bộ Biên phòng Cát Hải gắn bó với ngư dân

Trên cơ sở các trung tâm tư vấn hướng nghiệp, pháp luật đã có tại các xã, phường, thị trấn, các Đồn Biên phòng đã phối hợp với Phòng Tư pháp các quận, huyện kiện toàn và thành lập câu lạc bộ tư vấn pháp luật tại các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biên giới biển, đảo. Với các thành viên gồm cán bộ Biên phòng, cán bộ tư pháp, văn hóa xã, phường, thị trấn, các câu lạc bộ, tổ tư vấn pháp luật làm việc 02 buổi/tuần, phục vụ nhu cầu tư vấn, hỏi đáp những vấn đề về pháp luật cho quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Xác định việc tuyên truyền cho nhân dân là quá trình lâu dài, các đồn Biên phòng và các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới biển đã tập trung xây dựng, củng cố 31 tủ sách pháp luật, đặt tại UBND các xã, phường, thị trấn phục vụ kịp thời nhu cầu tìm hiểu pháp luật cho cán bộ, nhân dân.

Lực lượng BĐBP đã tuyên truyền xua đuổi 643 tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Lực lượng BĐBP đã tuyên truyền xua đuổi 643 tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam.

Không chỉ vậy, theo thống kê, lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền 2.590 buổi/121.334 lượt người nghe, đồng thời, vận động 1.703 chủ phương tiện tàu cá vươn khơi thuộc địa bàn khu vực biên giới biển Hải Phòng ký cam kết không đưa phương tiện ra vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép; tổ chức tuyên truyền đặc biệt 37.701 tàu nước ngoài/677.962 thuyền viên nước ngoài; tuyên truyền xua đuổi 643 tàu cá nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam. Để các quy định pháp luật đến “gần” hơn với dân, Ban chỉ đạo Đề án đã triển khai nhiều cách thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tế.

Nhiều mô hình hay, sáng tạo

Là địa phương được Hải Phòng đánh giá cao trong nỗ lực PBGDPL cho ngư dân, Phó chủ tịch UBND huyện Cát Hải Nguyễn Quang Vinh cho biết: 5 năm qua, lực lượng BĐBP phối hợp với chính quyền địa phương thành lập 18 “Tổ tàu thuyền đoàn kết” và các “Cụm tàu an toàn” trên biển đối với 335 phương tiện. Từ đây, các “Tổ tàu thuyền đoàn kết” đã cung cấp 912 tin báo về mâu thuẫn phát sinh trên biển, giúp chính quyền địa phương, lực lượng công an ngăn chặn, xử lý kịp thời, đảm bảo an ninh trật tự.

Với quan niệm “mỗi ngư dân là một cột mốc trên biển”, mô hình này đã ngày càng đem lại hiệu quả thiết thực về mọi mặt, đồng thời huy động sức mạnh của nhân dân trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Báo PLVN chung tay cũng TP Hải Phòng trong việc thực hiện Đề án.

Báo PLVN chung tay cũng TP Hải Phòng trong việc thực hiện Đề án.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, Hải Phòng cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác thực hiện Đề án còn gặp nhiều khó khăn. Trước tiên, cán bộ, nhân dân vùng biên giới hải đảo là đối tượng đặc thù, cuộc sống của ngư dân sản xuất nhiều ngành nghề khác nhau và phụ thuộc vào con nước. Thêm nữa, lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên tại những địa bàn này còn mỏng, kinh nghiệm tuyên truyền pháp luật chuyên ngành về biên giới, hải đảo còn chưa nhiều; đa số làm việc kiêm nhiệm nên phần nào ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tuyên truyền trên thực tế.

Kết luận hội nghị, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam khẳng định: Từ những kết quả rất quan trọng và tích cực từ việc triển khai Đề án, Hải Phòng đề nghị Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo Đề án Bộ Quốc phòng tham mưu, báo cáo, đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

Hải Phòng khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Đề án.

Hải Phòng khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Đề án.

Nhân dịp này, Hải Phòng cũng tặng Bằng khen cho 15 tập thể, 21 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án.

Chung tay với TP Hải Phòng trong việc thực hiện Đề án, năm 2018, Báo PLVN đã tặng sách, báo cho các đơn vị trong lực lượng Bộ đội Biên phòng: 5.475 tờ báo/năm; huyện đảo Cát Hải: 5.475 tờ báo/năm; huyện Tiên Lãng: 1.825 tờ báo/năm; quận Đồ Sơn: 1.825 tờ báo/năm. Ngoài ra, Báo PLVN cũng trao 21 phần quà cho những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các xã nghèo biên giới thuộc huyện Tiên Lãng, quận Đồ Sơn, huyện Cát Hải (TP Hải Phòng).

Đọc thêm

Việt Nam - Timor-Leste: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong giao dịch bảo đảm

Đoàn công tác Timor-Leste chụp ảnh lưu niệm với Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Sáng 14/3, tại Hà Nội, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác đến từ Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste của Dự án IFC về kinh nghiệm xây dựng pháp luật trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, cũng như xây dựng, vận hành, quản lý hoạt động của hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm mà hiện nay Cục đang vận hành.

Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Đồng chí Trần Ngọc Hà, Đảng uỷ viên, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng toàn thể Đảng viên Chi bộ Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng.
(PLVN) - Đại hội Chi bộ Văn phòng Đại diện (VPĐD) Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng nhằm tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2022–2025, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới; đồng thời bầu ra Bí thư Chi bộ nhiệm kỳ 2025–2027 để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của văn phòng ngày càng hiệu quả, đúng định hướng.

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”

Luật sư Đặng Văn Cường: “Cần có văn bản pháp luật điều chỉnh tiền ảo”
(PLVN) - Liên quan đến vấn đề “tiền ảo” hiện đang rất nóng tại Việt Nam, TS.LS Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để có khung pháp lý hoàn chỉnh, có tính khả thi , bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tính tự báo và tăng cường kiểm soát loại tài sản ảo đặc biệt này, góp phần ổn định kinh tế xã hội, giảm thiểu những rủi ro cho các chủ thể khi nắm giữ, sử dụng loại tiền này.

Sáp nhập một số tỉnh thành, bỏ cấp huyện: Đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của Nhân dân

Quốc hội thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tháng 2.2025. Ảnh chinhphu.vn
(PLVN) -Các Kết luận số 126-KL/TW ngày 14/2/2025 và Kết luận số 127 KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã đưa ra định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Từ định hướng này, cả bộ máy tiếp tục chuyển động tích cực để sớm đưa chủ trương đúng đắn của Đảng trở thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và kỳ vọng của người dân.

Giám đốc Học viện Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

Ông Nguyễn Xuân Thu, Giám đốc Học viện Tư pháp.
(PLVN) -Ngày 13/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 583/QĐ-TTg về việc tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” cho ông Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới

Lĩnh vực Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội lọt top 351-400 thế giới
(PLVN) - Theo Bảng xếp hạng năm 2025 của Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) có sự đột phá mạnh mẽ với 2 nhóm lĩnh vực và 12 lĩnh vực được xếp hạng. Đáng chú ý, ĐHQGHN là cơ sở giáo dục đại học duy nhất của Việt Nam được xếp hạng ở lĩnh vực Luật và khoa học pháp lý.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: “Cần có hệ thống tổ chức, quản trị khoa học, hiệu quả”

GS.VS Nguyễn Quốc Sỹ
(PLVN) -Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng cơ bản để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước phát triển và tiến lên. Vì vậy, GS. VS Nguyễn Quốc Sỹ, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Việt – Nga, Chủ tịch Viện Công nghệ VinIT cho rằng, cần xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển để triển khai thực hiện.

Cần phát hành đồng tiền số của riêng Việt Nam

TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính
(PLVN) - Đó là đề xuất của TS Trần Văn Bình – chuyên gia tài chính (giảng dạy tại nhiều trường đại học về kinh tế ở TP Hồ Chí Minh) trong cuộc phỏng vấn về các vấn đề pháp lý và chính sách liên quan đến việc quản lý đồng tiền số.

Nữ Bí thư Đảng ủy xã hết lòng, dốc sức vì người dân

Chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
(PLVN) - “Không có niềm vui nào lớn hơn là làm được nhiều việc tốt cho dân, chỉ mong bà con ngày càng có cuộc sống no đủ, hưởng thụ thành quả đổi mới…”, chị Nguyễn Thanh Huyền, Bí thư Đảng ủy xã Đăk Ngọk, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, tâm sự.

Xây dựng khung pháp lý quản lý tiền ảo, tiền kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế

ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.
(PLVN) - Liên quan đến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc sớm quản lý đồng tiền kỹ thuật số dưới dạng một loại tài sản ảo, nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập “sàn giao dịch” cho hoạt động này..., Báo Pháp luật Việt Nam đã có trao đổi với ThS. Nguyễn Nhật Tuấn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài thương mại Q uốc tế PACC , Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh Nghệ An.

Tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân

Quang cảnh phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. (Ảnh: Nghĩa Đức)
(PLVN) - Việc xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân của nước ta, tạo hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân, đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.