Hà Nội tăng học phí quá sức phụ huynh?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Từ năm học 2017-2018,  Hà Nội chính thức áp dụng mức học phí  mới tại các cơ sở giáo dục công lập. Đặc biệt với các phụ huynh ở các khu đô thị, học trường chất lượng cao, mức học phí cao nhất lên tới 4.500.000 đồng/tháng với gia đình công chức không phải là điều đơn giản!...

Theo đó, mức học phí cho học sinh nhà trẻ, mẫu giáo, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được Sở GD-ĐT Hà Nội quy định ở từng khu vực: Thành thị là 110.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 30.000 đồng/tháng/học sinh); nông thôn là 55.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 15.000 đồng/tháng/học sinh); miền núi là 14.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 4.000 đồng/tháng/học sinh). Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh tăng học phí sẽ không ảnh hưởng học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, học sinh diện chính sách, vì các đối tượng này đã được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Trung ương.

Cùng với việc tăng học phí, các cơ sở giáo dục công lập phải thực hiện công khai mức thu học phí theo năm học (đối với cấp học mầm non, phổ thông), theo khóa học (đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp). Theo đó, mức trần học phí của cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao cụ thể như sau: Năm học 2017-2018, đối với trường mầm non, tiểu học là 4.300.000 đồng/học sinh/tháng. Còn bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông năm học 2017 - 2018 là 4.500.000 đồng/học sinh/tháng. 

Những con số này cho thấy, năm học 2017-2018 sắp tới, mức trần học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao sẽ cao gấp 40 lần so với các trường công lập bình thường ở khu vực thành thị, gấp 78 lần so với khu vực nông thôn và gấp hơn 300 lần khu vực miền núi.  

Hà Nội có 18 cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao sẽ áp dụng mức học phí mới từ năm học 2017- 2018. 

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, mô hình trường chất lượng cao đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa nguồn lực đầu tư trọng điểm ban đầu của Nhà nước và nguồn xã hội hóa. Hà Nội phấn đấu giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư xây dựng thêm 20 trường công lập chất lượng cao, tiếp cận với chuẩn khu vực và quốc tế. 5 tiêu chí để Hà Nội công nhận trường chất lượng cao bao gồm: cơ sở vật chất; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; chương trình giảng dạy; phương pháp giảng dạy; các dịch vụ chất lượng cao.

Hà Nội hiện có 8 trường mầm non, 6 trường tiểu học và 4 trường trung học đang thực hiện mô hình chất lượng cao. Năm học 2017-2018, mức trần học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao đối với trường mầm non, tiểu học là 4.300.000 đồng/học sinh/tháng; bậc THCS, THPT là 4.500.000 đồng/học sinh/tháng. 

Nhiều phụ huynh cho rằng, chả lẽ trường ngay gần nhà mà phải lo cho con đi học xa. Có chị tính sơ sơ, thu nhập 2 vợ chồng có 20 triệu/tháng, lo cho 2 con ăn học đã hết hơn một nửa rồi, số tiền còn lại phải chi tiêu rất eo hẹp, tính toán. Thế nên, trước thông tin tăng học phí, phụ huynh khá lo lắng bởi mức học phí cũ cũng đã là cả sự cố gắng rồi. Trong khi, thu nhập đầu người ở Hà Nội chưa phải là dư giả.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận xét về vấn đề này cho rằng, mức học phí trường chất lượng cao ở Hà Nội hiện quá cao, nhất là ở bậc THPT. Lập ra mô hình đào tạo chất lượng cao cần xem xét phù hợp với hoàn cảnh xã hội, trong khi thu nhập của đại đa số người dân Thủ đô chưa thể đáp ứng mức học phí trên 4 triệu đồng mỗi tháng. Vừa tăng được chất lượng giáo dục mà vẫn đảm bảo mức học phí hợp lý, đó là bài toán cần tính kỹ của các trường học hiện nay.

Theo ông, việc cần làm hiện nay là giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục thì tự khắc họ sẽ cân đối được. Thay vì khống chế mức học phí trần, Sở GD-ĐT Hà Nội nên giao quyền tự chủ về cho các trường phổ thông. Nếu cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giáo viên của cơ sở giáo dục không đáp ứng với khoản tiền mà bậc phụ huynh đóng góp cho con cái họ thì chắc chắn họ sẽ tìm đến cơ sở khác phù hợp hơn. Đồng thời, khi giao quyền tự chủ cho các trường, cơ quan quản lý cần quy định mức học phí tối đa để các trường không được thu vượt ngưỡng. Tùy thuộc vào cơ sở vật chất để cơ sở giáo dục đưa ra mức học phí tương ứng và lựa chọn là ở phụ huynh.  

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội thảo

Đại học Nha Trang tiên phong trong việc công bố dự thảo phương hướng tuyển sinh đại học từ năm 2025

(PLVN) -  Ngày 5/11, Trường Đại học Nha Trang đã tổ chức Hội thảo “Đổi mới tuyển sinh đại học nhằm thích ứng với chương trình Giáo dục phổ thông mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở GDĐT cùng lãnh đạo Phòng giáo dục Trung học của 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Phú Yên, Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Đọc thêm

Nhiệm vụ trọng tâm đổi mới giáo dục

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là chuyện lớn của quốc gia, Đảng và Nhà nước luôn coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, ngày 15/9/1945”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.