Hà Nội: Quận Hà Đông giải thích thiếu thuyết phục vụ cưỡng chế phá dỡ công viên nước Thanh Hà

Hà Nội: Quận Hà Đông giải thích thiếu thuyết phục vụ cưỡng chế phá dỡ công viên nước Thanh Hà
(PLVN) - Trong cuộc họp báo chiều 11/2, Lãnh đạo UBND quận Hà Đông đã trả lời các câu hỏi liên quan đến việc cưỡng chế khắc phục hậu quả vi phạm hành chính tại công viên nước Thanh Hà. Tuy nhiên, UBND quận Hà Đông đã không có câu trả lời thuyết phục khi biến vụ "cưỡng chế tháo dỡ" thành vụ đập, phá dỡ gây thiệt hại về tài sản hơn 100 tỷ đồng đối với doanh nghiệp. 

Chiều ngày 11/2/2019 tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức Hội nghị thông tin báo chí, trong đó, có UBND quận Hà Đông và một số đơn vị khác tham gia thực hiện việc báo cáo các vấn đề liên quan đến các hoạt động, kết quả toàn diện của đơn vị.

Tại Hội nghị, một số nhà báo đại diện cho các cơ quan báo, đài Trung ương đặt ra không ít câu hỏi đề nghị ông Vũ Ngọc Phụng, Chủ tịch UBND quận Hà Đông giải thích mốt số vấn đề liên quan đến vụ việc cưỡng chế công viên nước Thanh Hà, biến thành đống đổ nát, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho doanh nghiệp thì ông Nguyễn Quang Ngọc chỉ nói ngắn gọn rằng UBND quận đã chỉ đạo lực lượng cưỡng chế thực hiện “đúng quy đinh”.

Tuy nhiên điều mà ông Ngọc cho là “đúng quy định” lại đang được các cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm, bởi không có quy định nào là cưỡng chế đập phá, hủy hoại tài sản như lực lượng cưỡng chế của chính quyền quận Hà Đông đã thực hiện.

Một số các nhà báo đặt ra câu hỏi, một số hạng mục công trình lắp giáp có giá trị, thiết kế tách rời không liên quan đến vấn đề xây dựng, lực lượng cưỡng chế hoàn toàn có thể di chuyển, di dời đảm bảo an toàn về tài sản cho doanh nghiệp nhưng lực lượng cưỡng chế đã đập nát hoàn toàn không có khả năng tái sử dụng được nữa; hàng loạt cây xanh không nằm trong danh mục phải tháo dỡ vẫn bị quật đổ không thương tiếc; nếu sai sót ai sẽ phải chịu trách nhiệm và nhiều câu hỏi "nóng" khác.

Những câu hỏi ở trên được các nhà báo đặt ra rất cần những câu trả lời sắc đáng từ phía chính quyền quận Hà Đông. Tuy nhiên ông Nguyễn Quang Ngọc, PCT quận Hà Đông trả lời một cách “chạy vòng quanh” vẫn chỉ một câu nói là cưỡng chế như thế là “đúng quy định”. Những thắc mắc mà các nhà báo đặt ra cho lãnh đạo quận Hà Đông chưa được giải thích rõ ràng, trả lời thiếu trọng tâm. 

Ngoài ra, một số cơ quan báo, đài Trung ương đặt câu hỏi đề và nghị ông Vũ Ngọc Phụng, Chủ tịch UBND quận Hà Đông nhìn nhận trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu để chủ đầu tư xây dựng công trình “không phép” có quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng. Câu hỏi này tại Hội nghị ông Phụng chưa đưa ra ý kiến.

Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Nguyễn Quang Ngọc (đứng) trả lời báo chí về vụ cưỡng chế tháo dỡ thành phá dỡ công viên nước Thanh Hà
 Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông Nguyễn Quang Ngọc (đứng) trả lời báo chí về vụ cưỡng chế tháo dỡ thành phá dỡ công viên nước Thanh Hà

Đối với trách nhiệm xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm tại công trình này, ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch quận cho rằng, UBND quận đang xem xét trách nhiệm từng cá nhân, đơn vị. Chưa rõ quận Hà Đông xem xét trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị đến đâu, nhưng trước mắt doanh nghiệp đã thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Nhiều độc giả của Báo Pháp luật Việt Nam bày tỏ, nếu như lãnh đạo UBND quận Hà Đông và các cán bộ chuyên môn có trách nhiệm quản lý, giám sát thì doanh nghiệp đã không bị tổn hại tiền của lớn như thế này.

Trước khi Lãnh đạo UBND quận Hà Đông trả lời báo chí chiều ngày 11/2, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND phường Phú Lương, cơ quan thực thi lệnh cưỡng chế tháo dỡ nhưng đã biến thành 2 ngày phá dỡ và biến công viên nước Thanh Hà thành đống phế liệu ngổn ngang.

Ông Nguyễn Viết Cường, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương đẩy toàn bộ trách nhiệm cho quận Hà Đông. Ông Cường cho rằng, việc thực hiện phá dỡ là chỉ đạo của quận Hà Đông, phường Phú Lương chỉ là đơn vị thực hiện. 

Tại buổi làm việc ông Cường cho biết, UBND quận tự lên phương án phá dỡ và lựa chọn đơn vị phá dỡ là Công ty An Phát. UBND phường chỉ nhận nhiệm vụ thực hiện thay UBND quận.

Trong khi phóng viên làm việc với ông Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND quận lại cho rằng, phương án tháo dỡ do UBND phường lập và Công ty chọn phá dỡ cũng do UBND phường thuê.

Đến thời điểm này, sự tiền hậu bất nhất giữa lãnh đạo quận Hà Đông và phường Phú Lương đã bộc lộ những thiếu sót trong việc tổ chức cưỡng chế. Lãnh đạo quận Hà Đông chỉ có câu trả lời mang tính chống chế là là “đúng quy định” nhưng câu trả lời này thực sự khó thuyết phục khi đống phế liệu tại công viên nước Thanh Hà vẫn ngổn ngang ở đó, trở thành bằng chứng chống lại những phát ngôn mà nhiều người cho rằng, đó là việc không dám nhận trách nhiệm của lãnh đạo quận Hà Đông.

Đọc thêm

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Nhiều điểm mới trong công nhận văn bằng do nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 07/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Điều 7 và thay thế Phụ lục II, Phụ lục III của Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Công ty CP Thương mại Hà Nội muốn thêm chức năng nhà ở xã hội cho dự án trung tâm thương mại: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cho biết "không đủ cơ sở pháp lý"

Dự án của Cty CP Thương mại Hà Nội chậm đưa đất vào sử dụng. Ảnh: Bùi Thanh
(PLVN) -  Cty CP Thương mại Hà Nội được tỉnh Bắc Ninh cho thuê đất để triển khai dự án Trung tâm thương mại dịch vụ (TTTMDV) từ 2008 và sau nhiều năm chậm đưa đất vào sử dụng, mới đây nhà đầu tư lại đề nghị bổ sung chức năng nhà ở xã hội vào dự án.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.