Hà Nội: Nhiều mô hình hỗ trợ người sau cai nghiện

Cơ sở cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức tư vấn, hướng nghiệp học nghề, giới thiệu việc làm cho học viên cai nghiện. (Ảnh: VGP/Hoàng Giang)
Cơ sở cai nghiện ma túy số 5 Hà Nội phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức tư vấn, hướng nghiệp học nghề, giới thiệu việc làm cho học viên cai nghiện. (Ảnh: VGP/Hoàng Giang)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hà Nội đang tích cực triển khai các mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú, hỗ trợ giảm hại cho người bán dâm.

Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, hiện nay, toàn TP duy trì và triển khai 586 mô hình quản lý sau cai nghiện ma túy tại 570/579 xã, phường, thị trấn, trong đó có 439 mô hình "Tình nguyện viên giúp đỡ người sau cai hòa nhập cộng đồng"; 110 mô hình "Quản lý, giáo dục, tư vấn, giúp đỡ người cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng - Câu lạc bộ B93"; 36 mô hình "Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng"; 01 mô hình Câu lạc bộ Phòng, chống ma túy (PCMT).

Trong 9 tháng đầu năm, các điểm tư vấn trên địa bàn TP đã tiếp nhận được 583 lượt khách hàng; hỗ trợ khám bệnh tại trạm y tế, hỗ trợ mua thẻ BHYT, gia hạn thẻ BHYT cho hàng trăm người; chuyển gửi đến các dịch vụ hỗ trợ 77 người; hỗ trợ 2 người vay vốn 150 triệu đồng...

Các Câu lạc bộ B93 đã tổ chức được 817 buổi sinh hoạt. Nhờ các nội dung đa dạng, phong phú, mang tính tuyên truyền, giáo dục PCMT, các Câu lạc bộ B93 đã huy động được 2.932 lượt hội viên tham gia, qua đó giúp các hội viên nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng, chống tái nghiện, tái hòa nhập cộng đồng.

Theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã, lực lượng tình nguyện viên của Đội công tác xã hội tình nguyện (CTXHTN) đã tiếp cận tư vấn trực tiếp cho 52.873 lượt người, gia đình và thân nhân người được phân công quản lý, giúp đỡ động viên, nhắc nhở chấp hành tốt pháp luật phòng, chống tái nghiện; phối hợp với lực lượng chức năng địa phương vận động, thuyết phục được 664 người đi cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện TP.

Đồng thời tiếp tục duy trì quản lý, giúp đỡ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và người có nguy cơ cao mắc nghiện tại địa phương được phân công năm 2023 và tiếp nhận, phối hợp với các ban, ngành quản lý giúp đỡ 1.139 người hoàn thành thời gian cai nghiện tại các cơ sở trở về địa phương.

Các Đội CTXHTN đã nắm bắt thông tin trực tiếp, qua phản ánh của quần chúng nhân dân, hòm thư tố giác tội phạm thu được 185 tin cung cấp cho chính quyền, công an nhiều tin có giá trị đã được xử lý kịp thời làm giảm tệ nạn xã hội xảy ra trên địa bàn; phối hợp lực lượng chức năng tuần tra, rà soát địa bàn, khu vực giáp ranh phức tạp 8.517 lượt, buổi phòng ngừa phát sinh tụ điểm phức tạp về tệ nạn ma tuý, mại dâm góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội ở địa phương.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, còn một số mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện tại nơi cư trú hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa vận động được nhiều người sau cai tham gia vào mô hình và giúp đỡ người sau cai ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

Trong thời gian tới, Sở sẽ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho Đội CTXHTN tại 10 quận, huyện; tích cực đôn đốc các địa phương xây dựng các mô hình mới bảo đảm chỉ tiêu TP giao đến cuối năm 2024 hoàn thành 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP áp dụng một mô hình quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú. Đồng thời đánh giá kết quả thí điểm các mô hình quản lý sau cai nghiện ma túy của các địa phương...

Cũng theo Sở LĐ-TB&XH, hoạt động hỗ trợ giảm hại cho người bán dâm được duy trì triển khai trên địa bàn các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông và nhân rộng tại quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và huyện Thanh Trì.

Các đơn vị đã tổ chức truyền thông thay đổi hành vi để nâng cao nhận thức cho 300 chủ cơ sở và 300 người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và huyện Thanh Trì; tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 130 người là cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, thành viên Đội CTXHTN trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm trong việc tiếp cận truyền thông và hỗ trợ giảm hại phòng, chống mại dâm.

Trong 9 tháng đầu năm, thông qua hoạt động Nhóm đồng đẳng đã tiếp cận được 257/500 lượt khách hàng là người bán dâm trên địa bàn TP; phát hàng trăm bao cao su; chuyển gửi xét nghiệm HIV cho 19 người, chuyển gửi khám cho 7 người về các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI).

Đọc thêm

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
(PLVN) - Năm 2024, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực khi giảm cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Chủ động, sáng tạo, đổi mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các KCN, KKT đạt 4,35 tỷ USD. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng đã chủ động, quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện 18/18 nhiệm vụ kinh tế - xã hội (vượt mức 5/5 chỉ tiêu được giao), tiếp tục đột phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hải Phòng.

Đường đến đô thị toàn cầu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bản Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được đánh giá là con đường sẽ đưa TP HCM đến mục tiêu đô thị toàn cầu.

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.