Cục thống kê tỉnh Bình Định tổ chức họp báo công bố các số liệu về kinh tế - xã hội năm 2024

Cục thống kê tỉnh Bình Định tổ chức họp báo công bố các số liệu về kinh tế - xã hội năm 2024
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chiều ngày 6/1, Cục Thống kê tỉnh Bình Định đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh bình Định trong năm 2024. 

Thông tin tại buổi họp báo, ông Đỗ Minh Dưỡng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Định cho biết, trong năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội địa phương tăng trưởng khá, với GRDP (theo giá so sánh 2010) tăng 7,78% so với cùng kỳ năm trước (Kế hoạch GRDP năm 2024 của tỉnh là từ 7,5 - 8,0%).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng có xu hướng tích cực với việc tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,04%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,46%, dịch vụ tăng 8,71% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,95%.

Quang cảnh buổi họp báo

Quang cảnh buổi họp báo

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 34,8% so cùng kỳ (đạt 14.384,7 tỷ đồng), trong khi tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn giảm 2,2% so cùng kỳ (đạt 26.083,7 tỷ đồng).

Các hoạt động văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân trong tỉnh cơ bản ổn định. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, kiện toàn.

Riêng đối với lĩnh vực đầu tư và xây dựng: Tổng mức thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2024 ước đạt 56.061,6 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ. Vốn Nhà nước trên địa bàn ước đạt 17.875,1 tỷ đồng, chiếm 31,9%, tăng 8,6%; vốn ngoài Nhà nước ước đạt 35.825,6 tỷ đồng, chiếm 63,9%, tăng 8,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2.360,9 tỷ đồng, chiếm 4,2%, tăng 4,7% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, trong năm 2024, tỉnh Bình Định thu hút 04 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 2.812,58 tỷ đồng (tương đương 113,17 triệu USD). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 93 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,36 tỷ USD.

Cơ quan báo chí đặt câu hỏi tại buổi họp báo

Cơ quan báo chí đặt câu hỏi tại buổi họp báo

Được biết, trong năm 2024, quy mô kinh tế của tỉnh Bình Định đạt 130.799,7 tỷ đồng; xếp thứ 25/63 địa phương trong cả nước, thứ 5/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và thứ 3/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thứ hạng tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh bình Định là 26/63 địa phương trong cả nước, 6/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, 2/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Theo ông Đỗ Minh Dưỡng cho biết thêm, năm 2025 được xác định là năm "tăng tốc", "bứt phá", tập trung tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2020–2025.

Theo đó, tỉnh Bình Định xác định trọng tâm là phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế so sánh, đồng thời huy động mọi nguồn lực để thúc đẩy đầu tư phát triển. Trong đó, mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) được đặt ra từ 7,6% đến 8,5%, phấn đấu đạt trên 8,5%.

Ông Đỗ Minh Dưỡng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Định

Ông Đỗ Minh Dưỡng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Định

Thời gian tới, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, nhân rộng các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến; triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, mở rộng sản xuất cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp, thương mại, năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án dự kiến đi vào hoạt động năm 2025 nhất là các dự án công trình trọng điểm của tỉnh.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh có thị trường tiêu thụ ổn định; phát triển thị trường trong nước để tiêu thụ hàng hóa, nông sản cho người dân; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và dịch vụ logistics; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải... trên địa bàn.

Đặc biệt, tiếp tục triển khai quyết liệt kế hoạch chuyển đổi số, đặc biệt là trong các trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Phát triển kinh tế số gắn với kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn, tạo động lực mạnh mẽ cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, theo định hướng chỉ đạo của Trung ương.

Đọc thêm

Công an TP Hà Tiên tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Đại tá Nguyễn Văn Hận - Giám đốc Công an tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, Công an TP Hà Tiên tổ chức tổng kết công tác Đảng, Công tác Công an năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đại tá Nguyễn Văn Hận – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
(PLVN) - Năm 2024, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực khi giảm cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Chủ động, sáng tạo, đổi mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các KCN, KKT đạt 4,35 tỷ USD. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng đã chủ động, quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện 18/18 nhiệm vụ kinh tế - xã hội (vượt mức 5/5 chỉ tiêu được giao), tiếp tục đột phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hải Phòng.

Đường đến đô thị toàn cầu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bản Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được đánh giá là con đường sẽ đưa TP HCM đến mục tiêu đô thị toàn cầu.

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.