Cơ sở Cai nghiện ma túy Quảng Ninh: Nơi tìm lại chính mình

Cơ sở Cai nghiện ma túy Quảng Ninh tổ chức các chuyên đề về bổ trợ kiến thức pháp luật cho các học viên, góp phần làm giảm tỷ lệ tội phạm và vi phạm pháp luật trong cộng đồng.(Ảnh trong bài: CSCNMTQN)
Cơ sở Cai nghiện ma túy Quảng Ninh tổ chức các chuyên đề về bổ trợ kiến thức pháp luật cho các học viên, góp phần làm giảm tỷ lệ tội phạm và vi phạm pháp luật trong cộng đồng.(Ảnh trong bài: CSCNMTQN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ sở Cai nghiện ma túy Quảng Ninh (Sở LĐ-TB&XH Quảng Ninh) có không gian thoáng đãng, cây xanh bao phủ, ao cá, vườn trồng rau xanh tốt tạo cho các học viên cảm giác thoải mái, thanh bình. Ở đó có cán bộ, thầy, cô giáo, y, bác sĩ luôn âm thầm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo, động viên các học viên, giúp họ sớm đoạn tuyệt ma túy, tìm lại chính mình, trở thành người hữu ích.

Thắp niềm tin với những mảnh đời lầm lỡ

Học viên H.T.A (Uông Bí, Quảng Ninh, 21 tuổi) tâm sự: “Tôi từng học đại học chuyên ngành ngoại ngữ. Thời gian sinh viên, tôi có yêu một bạn gái cùng lớp. Yêu nhau được 2 năm, hẹn ngày ra trường hai đứa kết hôn thì bỗng người yêu tôi nói lời chia tay, yêu người khác. Tôi hụt hẫng, buồn chán tìm tới quán bar giải sầu. Ở đó, tôi gặp người bạn học cũ. Người này mời tôi uống rượu mạnh và dùng chất kích thích.

Tôi nghiện ma túy lúc nào chẳng hay. Tôi bỏ học, gia đình biết chuyện đã đưa tới cơ sở cai nghiện. Sau thời gian điều trị cắt cơn nghiện, giải độc, tôi được chuyển về tổ, đội phù hợp để tham gia hoạt động lao động trị liệu, nhằm cải thiện sức khỏe, ổn định tư tưởng. Tôi còn được đọc sách về kỹ năng sống. Những điều tươi đẹp về cuộc sống, về con người qua từng trang sách giúp tôi nuôi niềm tin, khát vọng làm lại cuộc đời”.

Học viên N.T.T (Cẩm Phả, Quảng Ninh, 25 tuổi) chia sẻ: “Trước đây tôi là cô gái sống khá phóng khoáng. Bố mẹ tôi lại mải làm ăn không có thời gian bên tôi. Họ bù đắp bằng cách cho tôi rất nhiều tiền. Tôi nướng hết số tiền đó vào ăn chơi sa đọa và tìm tới ma túy một thời gian dài. Bố mẹ mấy lần nhốt tôi ở trong nhà để cai nghiện nhưng không thành công. Bố tôi đau buồn quá đã bị tai nạn giao thông. Cách đây 5 tháng, tôi vào đây với tâm trạng chán chường, bất cần, rất tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.

Nhưng chỉ thời gian ngắn, tôi được các cán bộ, thầy cô gần gũi, động viên, giúp đỡ vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất đối với người cai nghiện. Tôi đã dần lấy lại tinh thần. Tôi tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ của cơ sở. Tôi cắt được cơn nghiện, cơ thể cảm thấy khỏe khoắn, tinh thần phấn chấn. Khi trở về nhà, tôi cố gắng trở thành người hữu ích, chăm chỉ đi làm, chăm sóc bố mẹ, bù đắp những ngày tôi làm họ buồn tủi”…

Hào hứng với môn thể thao ưa thích.

Hào hứng với môn thể thao ưa thích.

Trong quá trình tìm lại chính mình, hằng ngày, hằng giờ, học viên gắn bó, tiếp xúc với những cán bộ, thầy cô, nhân viên làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy và đón nhận từ họ sự quan tâm, chăm sóc về nhiều mặt.

Công việc thầm lặng, chan chứa yêu thương

Theo các cán bộ, để quản lý học viên tại đây rất khó khăn. Sau một thời gian dài sử dụng ma túy, các học viên thường bị suy nhược thần kinh, tâm trạng buồn vui thay đổi thất thường, giày vò lương tâm, mặc cảm, tội lỗi, chán nản, buông xuôi... Nhiều học viên mắc các bệnh truyền nhiễm, như lao phổi, HIV/AIDS, có tiền án, tiền sự…

Hiểu được điều đó, các cán bộ, thầy, cô giáo, y, bác sĩ, nhân viên luôn âm thầm, hết lòng giúp đỡ, chỉ bảo, động viên các học viên. Thầy Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Khu quản lý học viên số 2, quản lý hơn 300 học viên được mọi học viên yêu quý, tin tưởng. Với 10 năm trong nghề, bằng cái tâm của một người thầy giáo, bằng tình cảm chân thành giống như những người thân trong gia đình, thầy đã giúp đỡ, cảm hóa hàng trăm người lầm lỡ mắc phải sai lầm rơi vào con đường nghiện ma túy tìm lại chính mình, lấy lại tự tin, quyết tâm để vượt qua nỗi đau ma túy.

Cô Lương Thị Huệ là cán bộ của Phòng y tế Cơ sở cũng là một trong những tấm gương sáng trong công tác chăm sóc, điều trị, giúp đỡ những người lầm lỡ nghiện ma túy tại đây. Hơn 10 năm gắn bó với những người nghiện ma túy, vượt qua vô số những thiệt thòi trong công việc, hàng ngày cô vẫn đều đặn tiếp xúc với những người nghiện ma túy để cắt cơn, điều trị bệnh cho họ.

Có không ít học viên là những người có quá khứ lầm lỡ, nhân thân phức tạp, song các cán bộ, thầy cô, nhân viên nơi đây luôn dùng tấm lòng chân thành để cảm hóa họ. Mưa dầm thấm lâu, những học viên ấy được tiếp thêm động lực, niềm tin vào những điều tốt đẹp, nỗ lực điều trị, tạo môi trường tích cực cho những người từng lầm lỡ hướng thiện.

Theo các cán bộ Cơ sở, các học viên điều trị có thành công hay không thì ngoài sự quan tâm về chuyên môn của các cán bộ, thầy cô, y, bác sĩ, nhân viên ở Cơ sở, rất cần có sự đồng hành của gia đình và xã hội. Gia đình có sự chia sẻ, động viên là tác nhân rất tích cực để giúp bệnh nhân điều trị thành công. Khi ra ngoài xã hội rất cần có sự chia sẻ của cộng đồng, bà con khu phố để động viên, khích lệ bệnh nhân điều trị tốt hơn.

Với các cán bộ, thầy cô, bác sĩ, y tế, nhân viên, khi mỗi học viên ra khỏi cơ sở tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội, đó chính là niềm vui lớn nhất cho công việc thầm lặng của mình.

Theo Báo cáo sơ kết thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Cơ sở Cai nghiện ma túy Quảng Ninh, Cơ sở tiếp nhận người cai nghiện theo công văn chỉ đạo của Sở và Cơ sở, đảm bảo đúng thủ tục, quy trình và theo quy định. Cơ sở đang quản lý tính đến ngày 30/6/2024 là 728 người cai nghiện.

Theo đó, năm 2024, tình hình an ninh trật tự, an toàn tại Cơ sở được đảm bảo, chưa phát hiện có sự thẩm lậu ma túy vào Cơ sở; không có các vụ trốn, đánh nhau, gây rối quy mô lớn, có tổ chức. Đảm bảo ổn định tình hình, an toàn đơn vị trong các ngày lễ lớn của dân tộc, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.

Cơ sở Cai nghiện ma túy Quảng Ninh luôn quan tâm, chú trọng công tác phòng ngừa, nắm bắt diễn biến tư tưởng của người cai nghiện, để kịp thời có những biện pháp giáo dục, chỉnh sửa, ngăn chặn những diễn biến xấu trong tư tưởng, hành vi của người cai nghiện. Những người cai nghiện ma túy, sau khi không sử dụng ma túy nữa, họ vẫn cần một thời gian nhất định để tạo dựng niềm tin và được dẫn dắt bước đi trong sự tin tưởng đó mới có khả năng tự “phòng thủ” trước cám dỗ của ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng.

Các học viên được thưởng thức các chương trình văn nghệ.

Các học viên được thưởng thức các chương trình văn nghệ.

Không chỉ vậy, nhằm tạo điều kiện vui chơi, giải trí cho học viên, Cơ sở duy trì các hoạt động văn hóa - văn nghệ, xem truyền hình, đọc sách, báo, tập luyện thể dục thể thao... giúp học viên tăng cường sức khỏe, đảm bảo chế độ rèn luyện phục hồi trong quá trình điều trị cai nghiện. Cơ sở còn tổ chức gặp mặt các gia đình có người thân đang cai nghiện, góp phần gắn kết Cơ sở với thân nhân học viên, từ đó nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy tại cơ sở. Đặc biệt, Cơ sở còn tổ chức các chuyên đề về bổ trợ kiến thức pháp luật cho các học viên, góp phần làm giảm tỷ lệ tội phạm và vi phạm pháp luật trong cộng đồng.

Các cán bộ, thầy cô, y, bác sĩ, nhân viên ở Cơ sở Cai nghiện ma túy Quảng Ninh với những công việc và chương trình văn hóa, giáo dục ý nghĩa đã tiếp thêm động lực cho các học viên, xóa bỏ mặc cảm, tự ti, có một tinh thần lạc quan, thái độ sống tích cực, có ý chí vươn lên và quyết tâm cai nghiện để sớm tái hòa nhập cộng đồng. Dẫu rằng con đường trở về với cộng đồng đó còn nhiều chông gai, nhiều cạm bẫy, nhưng khi vượt qua rồi, họ sẽ thấy giá trị đích thực của cuộc sống, tìm lại chính mình, trở thành những con người có ích cho xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.