Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững

Tín dụng chính sách - Động lực giúp người dân cao nguyên Gia Lai thoát nghèo bền vững
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau 22 năm ròng rã, đến ngày 30/11 vừa qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Gia Lai đã đạt dư nợ gần 7.500 tỷ đồng, đưa dòng vốn ưu đãi của Nhà nước về khắp thôn làng, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn trên một địa bàn rộng lớn hơn 15 nghìn km2 ở phía Bắc cao nguyên miền Trung.

Những đồng vốn ưu đãi đó đã tham gia trực tiếp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại vùng dân tộc miền núi biên giới xa xôi, thực sự trở thành động lực giúp người dân phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững, cải thiện cuộc sống, góp phần bồi đắp cao nguyên thêm rộng mở trù phú.

Huyện Đức Cơ có ba xã Ia Nan, Ia Pnôn và Ia Dom, giáp nước bạn Campuchia, là nơi sinh sống của đa số hộ đồng bào dân tộc Gia Rai. Theo ông Rơ Châm Blê (làng Ba, xã Ia Pnôn), cách đây không lâu, cuộc sống của người dân bản địa vùng biên giới gian nan, thiếu thốn lắm. Đang loay hoay tìm lối thoát nghèo thì đồng bào được chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng, đặc biệt được NHCSXH huyện động viên giúp đỡ, đầu tư vốn ưu đãi kịp thời để phát triển trồng trọt, chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho thu nhập cao hơn.

Nhờ những cán bộ tín dụng chính sách kề vai sát cánh với bộ đội biên phòng và cán bộ hội nông dân, phụ nữ… hướng dẫn đồng bào cách vay vốn thuận lợi, cả cách sử dụng vốn vay tập trung vào thâm canh các loại cây cà phê, hồ tiêu, lúa nước. Từ đây, nhiều gia đình có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Điển hình ở làng Pong, xã Ia Dơk, ông Rơ Mah Mrao (60 tuổi dân tộc Gia Rai), trở thành tỷ phú đầu tiên từ nguồn vốn chính sách trợ giúp. Hiện ông sở hữu 20 ha cao su tiểu điền, 10 ha điều, 3 ha cà phê, 5 sào lúa nước hai vụ cùng đàn bò 20 con.

Đại diện lãnh đạo xã Ia Dơk cho biết: “Trong số hơn 230 hộ của làng Pong có đến 2 phần 3 số hộ khá và giàu lên từ nguồn vốn chính sách hỗ trợ. Kết quả đó do nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là đồng vốn ưu đãi của Nhà nước được NHCSXH huyện chuyển về tận thôn làng, hỗ trợ kịp thời cộng với việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã làm “đòn bẩy” hữu hiệu giúp dân phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh làm giàu chính đáng, địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới”.

Tương tự, gia đình hai vợ chồng chị Siu Nhã (SN 1993) và anh Đoàn Công Toàn (SN 1989, trú tại tổ 6, thị trấn Chư Prông) cũng đã thoát nghèo nhờ khoản vay từ nguồn vốn vay ưu đãi tín dụng chính sách. Chị Nhã cho biết, hai vợ chồng chị cưới nhau chưa được bao lâu, thu nhập phụ thuộc tất cả vào việc làm thuê và diện tích 1 ha cà phê già cỗi ít ỏi.

Để hiện thực hóa ước mơ thoát nghèo, năm 2022, gia đình chị tận dụng 80 triệu đồng từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, sau 2 năm khoản vay đã được trả hết. “Sau khi trả hết khoản nợ vay, đầu năm 2024, chúng tôi tiếp tục vay thêm 80 triệu đồng để đầu tư vào 1 ha cà phê, 400 trụ tiêu và mua giống trồng thêm 2 ha cà phê nữa. Hiện tại, điều kiện kinh tế gia đình đã ổn định và chúng tôi hy vọng sẽ thoát cận nghèo trong vài năm tới”, chị Siu Nhã chia sẻ.

Ông Từ Ngọc Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông khẳng định, nguồn vốn tín dụng triển khai trên địa bàn huyện đã đến đúng đối tượng và được sử dụng đúng mục đích. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, bình quân mỗi năm giảm khoảng 3% (tính đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn gần 12%).

Từ những thôn làng trên miền biên giới và trong những vùng sâu ở Đức Cơ hay Chư Prông, nhìn rộng ra cả tỉnh Gia Lai, đến nay đồng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã bao phủ kín một vùng cao nguyên rộng hơn 15 nghìn km2, với 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình đồng bào DTTS khó khăn được tiếp cận tới chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

Có thể khẳng định, từ một tỉnh có nhiều khó khăn về địa lý ở vùng cao, địa hình đồi núi nhiều, diện tích rộng lớn, hộ nghèo, gia đình đồng bào DTTS đông, nhưng trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH tỉnh Gia Lai đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp địa phương thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Qua kết quả rà soát, toàn tỉnh hiện còn khoảng 23.886 hộ nghèo, chiếm 6,07%. Trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS là 21.377 hộ, chiếm 12,71%; Kết quả giảm nghèo hộ nghèo năm 2024 của tỉnh là 2,04%, đạt 101,91% so với kế hoạch. Hộ nghèo đồng bào DTTS giảm 3,34%, đạt 144% so với kế hoạch. Đặc biệt, hộ nghèo ở huyện Kông Chro giảm 5,43%, đạt 107% và 14/17 đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện giảm nghèo đạt và vượt kế hoạch.

Để có tỷ lệ hộ nghèo giảm ấn tượng như vậy, theo ông Lê Văn Chí - Giám đốc NHCSXH tỉnh Gia Lai, trước hết do cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ đó, trực tiếp chỉ đạo NHCSXH tỉnh phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Song hành với sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, trong suốt 2 thập kỷ qua, đặc biệt 10 năm qua, do triển khai thực hiện mạnh mẽ, sâu rộng Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; dòng vốn chính sách trên cao nguyên Gia Lai luôn được khơi thông, góp phần thiết thực giúp dân phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống.

Đến 30/11/2024 tổng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Gia Lai đạt 7.451 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 7,4%, trong đó nguồn vốn cân đối Trung ương chuyển về 5.916 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách địa phương 513 tỷ đồng, chiếm 6,9% tổng nguồn vốn, hoàn thành 167,6% kế hoạch.

Những dòng vốn của NHCSXH đã chảy đều về tận làng xã, đến từng hộ nghèo, từng gia đình đồng bào DTTS khó khăn cùng với sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội với mạng lưới 3.403 Tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn làng, tổ dân phố đang đem đến cho người dân dựng xây cuộc sống no đủ, tươi đẹp.

Nổi bật nữa là hệ thống 218 Điểm giao dịch của NHCSXH trải khắp địa bàn xuống tận các xã, bất kể trong vùng sâu trên vùng cao biên giới và hoạt động rất hiệu quả đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dễ dàng, thuận tiện với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Đã 22 năm qua, những người làm tín dụng chính sách trên cao nguyên Gia Lai đã tận tâm, trọn vẹn với công cuộc giảm nghèo bền vững, đạt được những thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn chính sách đã “ăn sâu, bám rễ”, trên mảnh đất quê hương biên giới đầy nắng gió, “đơm hoa kết trái” đem về “quả ngọt” cho người nghèo và các đối tượng chính sách, tạo nên diện mạo mới ở những miền quê nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2024 giảm còn 6,7% và phấn đấu đến cuối năm 2025 giảm tiếp 2,02% so với năm trước, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS giảm 3%.

Một năm mới lại về gói ghém bao niềm vui, ước vọng cho những hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn nơi đây. Hành trình đem lại những trái ngọt “no đủ, tươi sáng” vẫn tiếp nối trên khắp thôn làng, mạch nguồn vốn tín dụng chính sách lại lan tỏa thực sự trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy cùng người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo góp phần tạo nên sức sống mới trên quê hương cao nguyên Gia Lai.

Đọc thêm

Bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân ở Bình Định

Đại tá Nguyễn Văn Thành trao bảng biểu trưng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ chồng ông Bản.
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Sư đoàn 3 Sao Vàng tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho cựu quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.

Quảng Ninh hội thảo thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản

Quang cảnh buổi hội thảo
(PLVN) - Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Bài học từ quan điểm "trọng tâm, trọng điểm" trong đầu tư công

 Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung kiểm tra tiến độ dự án đường giao thông trọng điểm
(PLVN) - Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, việc triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Nghệ An đã khắc phục triệt để tình trạng bố trí vốn dàn trải, manh mún. Nhờ những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, kịp thời, đến nay tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Nghệ An đạt khá cao, phấn đấu hết năm 2024 đạt trên 97%.

Nghệ An: Hiện thực hóa kỳ vọng từ chiến lược đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư

Đại lộ Vinh – Cửa Lò được hoàn thành đưa vào sử dụng thành một biểu tượng mới cho thành phố Vinh.
(PLVN) - Trong bối cảnh nhu cầu nguồn lực để đầu tư phát triển là rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng lại hữu hạn, Nghệ An đang áp dụng cách tiếp cận mới để khai thông các điểm nghẽn. Phương châm “Trọng tâm, trọng điểm” lấy nội lực làm căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đã giúp tối ưu nguồn lực và đạt được những kết quả ấn tượng.

Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại tại Hải Dương

: Các đại biểu tham dự Đại hội
(PLVN) - Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đề nghị Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cần phát huy tinh thần “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả" trong triển khai các hoạt động đối ngoại nhân dân. Nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại...

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể

Trên 98% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tại Hà Nam ký thỏa ước lao động tập thể
(PLVN) -  Ngày 20/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết 02), tổng kết hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng nêu gương, dẫn dắt xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện

Đồng chí Nguyễn Văn Dưỡng (thứ 2 từ phải sang) trao đổi công việc, giao nhiệm vụ cho cán bộ.
(PLVN) - Trên cương vị Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk, Thượng tá Nguyễn Văn Dưỡng không chỉ tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ mọi mặt mà luôn sâu sát, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy, hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QS, QP) với nhiều thành tích nổi bật, được cấp ủy, chính quyền, đồng đội tín nhiệm, đánh giá cao.