Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong hành trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, tỉnh Kiên Giang đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và tập trung các nguồn lực quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng chính sách. Chính nhờ sự đầu tư này, vùng đất cực Tây Nam của Tổ quốc đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế xã hội toàn diện.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Ông Đỗ Thanh Bình - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khẳng định: Nguồn vốn tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả rõ rệt, nhận được sự ghi nhận và tin tưởng từ lãnh đạo cũng như nhân dân toàn tỉnh. Dòng vốn ưu đãi từ Nhà nước không chỉ đáp ứng nguyện vọng của người dân mà còn góp phần quan trọng giúp Kiên Giang đạt được mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, hiện thực hóa khát vọng xây dựng một tỉnh giàu mạnh, người dân ấm no.

Tín dụng chính sách: Động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội bền vững tại Kiên Giang ảnh 1

Điểm giao dịch xã của NHCSXH tỉnh Kiên Giang.

Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giảm qua từng năm. Kết quả rà soát hộ nghèo đầu kỳ giai đoạn 2022-2025 theo chuẩn nghèo đa chiều vào cuối năm 2021 trên địa bàn tỉnh: Hộ nghèo 11.868 hộ, tỷ lệ 2,57%, trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số 3.314 hộ, tỷ lệ 4,73%. Kết quả rà soát năm 2023: Hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 5.990 hộ, tỷ lệ 1,28%; trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm còn 1,679 hộ, tỷ lệ 2,4%. Kết quả rà soát năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm chính thức còn 1,08%.

Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang, ông Đoàn Công Thiệt cho biết, điểm thuận lợi nhất trong nhiều năm liền, lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến công tác giảm nghèo cũng như thống nhất về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Ngay từ những năm tháng đầu thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là sau 10 năm triển khai chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các cấp ủy đảng, chính quyền đã thực sự quan tâm, chú trọng công tác chỉ đạo đến mọi hoạt động của tín dụng chính sách.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Kiên Giang, ông Đoàn Công Thiệt phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và bàn nhiệm vụ năm 2025.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Kiên Giang, ông Đoàn Công Thiệt phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và bàn nhiệm vụ năm 2025.

Đáp lại sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của địa phương, NHCSXH Kiên Giang luôn đồng tâm, nhất trí cao trong thực hiện công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững của tỉnh Kiên Giang, thông qua những việc làm đồng bộ, cụ thể như: tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính, tổ chức chuyển tải kịp thời, an toàn các nguồn vốn chính sách về tận thôn ấp, xã phường, tạo điều kiện giúp hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc khó khăn tiếp cận thuận lợi, đầy đủ các dịch vụ của NHCSXH.

Nhờ những thuận lợi trên mà cuộc hành trình của tín dụng chính sách ở tỉnh Kiên Giang đã vượt qua những khó khăn, thử thách do thiên tai, dịch bệnh gây ra, để luôn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

Tính đến cuối năm 2024, kết thúc chặng đường 22 năm thực hiện Nghị định 78/2002 của Chính phủ và sau 10 năm triển khai chỉ thị 40/2014 của Ban Bí thư, NHCSXH Kiên Giang đã, đang thực hiện có hiệu quả 20 chương trình tín dụng chính sách với tổng nguồn vốn đạt 6.320.292 triệu đồng, tăng 455.225 triệu đồng, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 522.087 triệu đồng, tăng 100.677 triệu đồng so với năm 2023, hoàn thành 223,73% kế hoạch trung ương giao.

Cán bộ tín dụng chính sách tỉnh Kiên Giang thăm một số hộ vay vốn, sử dụng vốn hiệu quả ở huyện Giang Thành.

Cán bộ tín dụng chính sách tỉnh Kiên Giang thăm một số hộ vay vốn, sử dụng vốn hiệu quả ở huyện Giang Thành.

Đi đôi với mức tăng trưởng dư nợ, tổng doanh số cho vay ở Kiên Giang thời gian qua cũng đạt 1.614.182 triệu đồng với 43.021 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, trong đó có 1.207 hộ nghèo; 1.167 hộ cận nghèo và 7.901 hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển kinh tế. Đồng thời, tạo điều kiện chuyển biến nhận thức cách làm ăn giúp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống và thay đổi đáng kể đời sống vật chất, khuyến khích hộ vay vốn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững; Hỗ trợ vốn vay cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho 7.144 lao động và tạo điều kiện cho 205 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp cho 2.022 hộ gia đình vay vốn để chi phí học tập cho học sinh sinh viên có điều kiện tiếp tục học tập...; 2 Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 68 khách hàng vay vốn để xây dựng, cải tạo nhà ở, mua nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Hành trình vì người nghèo

Cuộc hành trình của tín dụng chính sách “không vì lợi nhuận”, và hoạt động chỉ duy nhất mục đích “vì người nghèo cùng các đối tượng chính sách khác” cùng mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” của NHCSXH tỉnh Kiên Giang đã đưa dòng vốn nhân văn của Nhà nước tới tận tay người nghèo, người yếu thế và gia đình chính sách, thông qua 143 điểm giao dịch xã và 3258 Tổ Tiết kiệm và vay vốn ở thôn ấp; giúp bà con có cơ hội vươn lên, cải thiện đời sống.

Nhờ nguồn vốn tín dụng, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.

Nhờ nguồn vốn tín dụng, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo.

Tiêu biểu ở Giang Thành từng huyện nghèo, đồng bào dân tộc Khmer đông, đường sá đi lại cách trở nhưng nay có nhiều đổi thay, diện mạo khang trang, khởi sắc. Ý thức, ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân cũng có chuyển biến rõ rệt.

Bí thư Huyện ủy Giang Thành, ông Ong Văn Ngay cho hay: “Trong các chương trình dự án, giải pháp thực hiện công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở vùng biên thùy thì không gì sánh bằng việc tập trung nguồn vốn chính sách đầu tư làm động lực chính. Qua đó, người dân được hưởng lợi nhiều trong quá trình giảm nghèo nhanh, làm giàu chính đáng”.

Đơn cử có gia đình bà Thị Hường ấp Tràm Trỗi, xã Vĩnh Điều đã sử dụng 80 triệu đồng vốn chính sách đầu tư nuôi bò sinh sản. Bằng sự cần cù, chịu khó của mọi người trong gia đình, đàn bò cứ thế tăng lên từng năm. Năm 2022, bà Còn được tiếp cận vốn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cộng với số tiền từ chăn nuôi, trồng trọt, vay thêm họ hàng để xây mới nhà ở khang trang, vững chắc.

Cũng nhờ đồng vốn ưu đãi, gia đình bà Nguyễn Thị Mảnh, ngụ tại ấp Đập Đá, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp thoát cảnh đời nhọc nhằn, thiếu thốn. “Trước đây gia đình tôi rất khó khăn, không có đất cấy lúa, không có vốn liếng nuôi con heo, con bò nhưng từ khi được chính quyền, Hội phụ nữ ấp giúp đỡ tôi đã được NHCSXH hỗ trợ vay vốn ưu đãi để cho 2 cô con gái là Nguyễn Thị Kim Hên và Nguyễn Thị Kim Hảo đã đi lao động tại Nhật Bản, thu nhập bình quân mỗi cháu trên 25 triệu đồng/tháng, hàng tháng đều gửi tiền về để trả nợ lãi và gốc định kỳ đầy đủ. Đến thời điểm hiện tại, cháu Nguyễn Thị Kim Hên đã trả tất toán trước hạn và gửi tiền về cho gia đình tôi xây dựng lại nhà cửa khang trang. Cháu Nguyễn Thị Kim Hảo thì đóng lãi đầy đủ và đã trả được 02 kỳ gốc đến hạn”, bà Mảnh tâm sự.

Đời sống của người dân ngày càng ổn định hơn.

Đời sống của người dân ngày càng ổn định hơn.

Tương tự, hộ nhà chị Nguyễn Thị Diễm ngụ ấp Rạch Hàm xã Hàm Ninh đã sử dụng đồng vốn tín dụng chính sách của NHCSXH thành phố đảo ngọc Phú Quốc đầu tư lập trang trại chăn nuôi heo thịt, gà ấp trứng, nay thoát hết cảnh nghèo túng, chăm lo việc học hành chu đáo cho con cái.

Nhằm duy trì, tiếp tục phát huy thành tích đạt được NHCSXH tỉnh Kiên Giang đã chủ động bước sang năm mới 2025 với nhiệm vụ tập trung cao độ huy động các nguồn lực, nguồn vốn, chuyển tải kịp thời, an toàn mọi đồng vốn đến đúng các địa chỉ, đối tượng được thụ hưởng, tăng cường củng cố hoạt động ủy thác của các tổ chức chính trị xã hội về tín dụng chính sách đến mọi tầng lớp nhân dân; tham mưu thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Đọc thêm

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí

Đồng Nai: Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí
(PLVN) - Năm 2024, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những chuyển biến tích cực khi giảm cả ba tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Chủ động, sáng tạo, đổi mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các KCN, KKT đạt 4,35 tỷ USD. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Năm 2024, Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Hải Phòng đã chủ động, quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành toàn diện 18/18 nhiệm vụ kinh tế - xã hội (vượt mức 5/5 chỉ tiêu được giao), tiếp tục đột phá trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hải Phòng.

Đường đến đô thị toàn cầu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bản Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được đánh giá là con đường sẽ đưa TP HCM đến mục tiêu đô thị toàn cầu.

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại Yên Châu

Lãnh đạo tỉnh Sơn La tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích tại huyện Yên Châu.
(PLVN) - Ngày 6/1, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Yên Châu và Quyết định của UBND tỉnh về công nhận đô thị Yên Châu (thị trấn Yên Châu mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại V.

Đảm bảo thông tuyến Cầu vượt sông Hương vào ngày 26/3

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương.
(PLVN) - Sáng 6/9, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương đã đi thực địa, kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công Dự án Cầu vượt sông Hương. Đây là công trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông và kết nối đô thị của thành phố.

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên

Lâm Đồng định hướng trở thành đầu tàu, cửa ngõ Tây Nguyên
(PLVN) - Để không chỉ dẫn đầu mà còn là cửa ngõ Tây Nguyên, Lâm Đồng sẽ đầu tư các khách sạn cao cấp cùng những khu mua sắm đẳng cấp; ưu tiên xây dựng cảng cạn, trung tâm logistis; phấn đấu khởi công 2 dự án cao tốc đúng dịp chào mừng Giải phóng miền Nam 30/4/2025…

Tín dụng chính sách xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hiện thực hoá ước mơ cho đối tượng chính sách

Ông Trần Gia Công (Bí thư huyện uỷ Phú Vang, đứng đầu bên trái) kiểm tra, thăm hỏi người dân vay vốn nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.
(PLVN) - Những năm qua, “tín dụng chính sách xã hội” (TDCS) là cụm từ quen thuộc đối với nhiều người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế), là một công cụ hữu hiệu của cấp ủy và chính quyền để thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, đáp ứng nguyện vọng của đối tượng chính sách tại địa phương.

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định

Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản' tại Bình Định
(PLVN) - Tại Đồn Biên phòng Mỹ An, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Văn phòng Đại diện Báo Pháp luật Việt Nam tại TP Đà Nẵng cùng các ban, ngành đoàn thể và nhà hảo tâm trên địa bàn mới tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng Dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.