Hà Nội ngập lụt sau một đêm mưa: Lại “vượt quá khả năng hệ thống thoát nước”

Người dân vật lộn với những điểm úng ngập.
Người dân vật lộn với những điểm úng ngập.
(PLO) - Chỉ qua một đêm, sau trận mưa đầu mùa, nhiều con phố ở Hà Nội đã biến thành sông. Trả lời thắc mắc của người dân, lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm trong việc thoát nước của Thủ đô cho rằng việc này “vượt quá khả năng của hệ thống thoát nước”. Nghĩa là hậu quả xảy ra hoàn toàn do thiên tai chứ không phải do năng lực chủ quan của các cơ quan thực thi trách nhiệm?

Hễ mưa to là ngập

Dường như nhiều người dân Thủ đô đã quen với tình trạng ngập lụt mỗi khi Hà Nội có mưa to và cũng quen với cách trả lời của các cơ quan chức năng. Nhưng đã rất nhiều năm rồi, hết dự án nọ đến dự án kia “đổ” không biết bao nhiêu tiền của cho việc cải tạo, xây dựng lại hệ thống thoát nước Thủ đô, nhưng thực tế thì… hễ mưa to là Hà Nội lại ngập.

Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, tại thời điểm 06h00 ngày 25/5/2016, trên địa bàn thành phố đã xảy ra úng ngập tại rất nhiều điểm với mức từ 0,2m đến 0,5m.

Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, từ hồi 23h00 ngày 24/05/2016 đến 4h30 ngày 25/05/2016 trên địa bàn thành phố đã xảy ra mưa lớn. Lượng mưa đo được tại Vân Hồ 187,1mm; Cầu Giấy 277,8mm; Mễ Trì 235,5mm ; Ngã Tư Sở 228,7mm; Xuân Đỉnh 196,9mm; Hồ Tây 168,5mm ; Lương Định Của 193,6mm; Trúc Bạch 206,9mm; Nam Từ Liêm 214,1mm; Thanh Liệt 252mm; Hoàng Quốc Việt 249mm và các nơi khác xấp xỉ 200mm. Mưa xảy ra trên diện rộng, tập trung tại khu vực phía Tây, mực nước sông Nhuệ tại trạm bơm Đồng Bông I dâng cao lên đến cos +5.80m. 

Nhiều hộ gia đình, nước tràn vào sâu đến quá đầu gối, giường tủ, bàn ghế ngập trong nước, thậm chí có hộ gia đình không dám ngủ vì sợ nước tràn vào sẽ cuốn giường đi nơi khác. Khổ nhất là các chị em, sáng mai đi làm, đến cơ quan, áo váy ướt sũng vì nước.

“Dắt xe ra ngõ đã thấy nước ngập gần nửa bánh xe, tôi đành quay ra hướng khác để đến cơ quan, nhưng loanh quanh gần 30 phút đồng hồ, di chuyển từ ngõ nọ sang đường kia vẫn không tránh được nước ngập. Kết quả là đến cơ quan bị muộn hơn nửa tiếng đồng hồ.

Nhưng so với một số đồng nghiệp khác, tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều, bởi có người còn bị ướt hết quần áo đành phải quay về, người khác thì xe chết máy giữa đường”, chị Thu Hà (ngõ 165 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) than thở.

Trước tình trạng trên, không chỉ chị Hà mà khá nhiều người dân đều tỏ ra thiếu lạc quan và bất bình khi năm nào cũng chứng kiến cảnh ngập đường, ngập nhà mỗi khi Hà Nội có mưa to và nhất là khi nghe những lời giải thích của cơ quan có trách nhiệm.

“Đây là lượng mưa lớn và bất thường, vượt quá năng lực tính toán của hệ thống thoát nước thành phố. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như các dự án đang được thi công trên hệ thống, một số khu vực có tình trạng lấn chiếm nên ảnh hưởng, xâm hại đến hệ thống thoát nước…”, ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, nói.

Quy hoạch chưa đồng bộ?

Đây không phải là lần đầu tiên Hà Nội bị ngập nặng sau mưa, bởi vậy trước cơn mưa vừa qua, dư luận khá hồ hởi khi nghe ông Võ Tiến Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội thông tin tại một buổi họp báo rằng, trong trường hợp lượng mưa từ 50-100mm/2 giờ thì ở các quận nội thành Hà Nội sẽ còn khoảng 16 điểm úng ngập và Công ty này vẫn đang triển khai các biện pháp trước mắt và lâu dài để khắc phục các điếm úng ngập này. Tuy nhiên, thực tế thì trong trận mưa vào đêm 24/5, rạng sáng ngày 25/5, toàn bộ Hà Nội xuất hiện 35 điểm úng ngập.

Điều đáng nói, những điểm úng ngập này tập trung nhiều ở các tuyến phố lớn, những khu đô thị mới, trong khi những khu vực này đã được đầu tư về hệ thống thoát nước hiện đại hơn những khu phố cũ để đáp ứng nhu cầu thoát nước khi có mưa to. 

Giải thích về nghịch lý này, ông Lê Vũ Quảng Sương cho rằng, với các khu đô thị mới như Trung Hòa, Mễ Đình, Mễ Trì… quy hoạch thoát nước tổng thể mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hiện đang được triển khai xây dựng các quy hoạch chi tiết. “Chúng ta chưa có quy hoạch đồng bộ, bài bản toàn bộ khu vực này, do vậy đối với mỗi khu đô thị hoặc một số tuyến đường, như đường vành đai 3 cũng được đầu tư theo quy hoạch nhưng toàn  bộ tổng thể quy hoạch đó chưa được khớp nối với nhau nên vẫn có một số khu vực xảy ra ngập lụt cục bộ”, ông Sương nói.

Theo phương án thoát nước mùa mưa năm 2016 của Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, Công ty này đã chủ động giữ mực nước trên toàn hệ thống mương, sông, hồ ở mức thấp nên nước thoát nhanh. Công tác tổ chức ứng trực đã được triển khai; các dàn thiết bị cơ giới đã thực hiện ứng trực để kịp thời hỗ trợ thông tắc tại các vị trí được phân công… Hiện Hà Nội đã ngừng mưa, Công ty vẫn bố trí công tác ứng trực thu gom rác trước ga thu, vệ sinh mặt đường và vận hành các trạm bơm để hạ mực nước trên hệ thống, chủ động đối phó với trận mưa tiếp theo. 

Có thể coi đây là một trong những nguyên nhân khiến lưu lượng lượng nước mưa rút nhanh (theo ghi nhận của PV, đến khoảng 8h30 ngày 25/5, ở khu vực nội thành cơ bản hết ngập úng, duy chỉ còn một số điểm có mặt đường quá thấp). Tuy nhiên, điều mà dư luận băn khoăn và cần được các cơ quan chức năng trả lời rõ ràng và sòng phẳng rằng, đến khi nào Hà Nội mới chủ động được những biện pháp ứng phó hữu hiệu mỗi khi vào mùa mưa?

Đọc thêm

Kỳ vọng taxi bay

Ảnh minh họa
(PLVN) -  UBND một tỉnh tại miền Trung vừa có một đề xuất gây chú ý dư luận, khi có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để UBND tỉnh này xây dựng đề án thí điểm taxi bay hoạt động trên địa bàn.

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt
(PLVN) - Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024. Với những tuyến có cự ly từ 40km trở lên, giá vé sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

Nâng cao văn hóa giao thông bằng chế tài và giám sát

Tài xế xe bồn chạy ngược chiều trong đường dân sinh ở Củ Chi. (Ảnh: A.X)
(PLVN) - Thực trạng tài xế chạy ẩu, phạm luật là vấn đề “nhức nhối” của toàn xã hội. Hệ lụy đằng sau nó là những vụ tai nạn nghiêm trọng, là sự tang thương, mất mát cho biết bao gia đình. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự giám sát hiệu quả và xử lý nghiêm bằng chế tài.

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024
(PLVN) - Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) vừa ban hành quyết định về việc ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ, theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp.

Cục Đăng kiểm yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống tiêu cực tại các Trung tâm Đăng kiểm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cho biết, thời gian qua nhận được một số phản ánh về việc một số đăng kiểm viên (ĐKV), nhân viên nghiệp vụ một số TTĐK gợi ý, xin tiền bồi dưỡng của chủ xe khi đưa phương tiện đến kiểm định; gợi ý chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong khi phương tiện vẫn có bảo hiểm, hoặc gợi ý mua nối tiếp thời gian không đúng quy định. Nếu chủ xe không mua thì gây khó dễ bằng cách kéo dài thời gian trả kết quả kiểm định.