Hà Nội: Lập đường dây nóng phản ánh việc lạm thu trong giáo dục

Hà Nội: Lập đường dây nóng phản ánh việc lạm thu trong giáo dục
(PLO) - Mới đây, Sở Giáo dục đào tạo (GDĐT) TP Hà Nội đã công bố số điện thoại đường dây nóng 01695122753 để người dân phản ánh các hiện tượng thu chi không đúng quy định tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Danh tính của người phản ánh sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Về các khoản thu, học phí năm học 2016 - 2017, đại diện Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở GDĐT Hà Nội cho biết: Năm học 2016-2017, ngoài việc điều chỉnh mức học phí như đã công bố, danh mục và mức thu của các khoản thu khác trong nhà trường vẫn thực hiện như năm học trước.

Cụ thể các khoản thu này đều đã được quy định rõ ràng tại Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 của UBND thành phố trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

01695122753 - Đường dây nóng phản ánh về thu chi trong giáo dục
01695122753 - Đường dây nóng phản ánh về thu chi trong giáo dục

Ngoài ra, đối với kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trên địa bàn thành phố, Sở GDĐT yêu cầu các nhà trường thực hiện theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GDĐT về Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh.

Đối với  các khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường phải thực hiện theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đống góp cho nhà trường.

Đối với các khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu các cớ sở cần thống nhất chủ trương, kiểu mẫu với phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may học mua đồng phục theo quy định.

Đồng thời, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản như xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm an ninh nhà trường; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Mua sắm máy móc, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho nhà trường, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường... Việc thu chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ.

Trong thời gian tới, Sở Giáo dục- Đào tạo Hà Nội sẽ thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm tại các cơ sở giáo dục nhằm kip thời chấn chỉnh trình trạng lạm thu, thu các khoản trái quy định. Đồng thời, có hình thức xử lý nghiêm, kịp thời đối với Hiệu trưởng những cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện thu chi không đúng quy định.

Theo Sở GDĐT Hà Nội, năm học 2015-2016, toàn thành phố thu học phí được khoảng 287,5 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 6,7% tổng chi phí trực tiếp của ngành giáo dục thành phố.

Trong số đó, dành khoảng 40% để chi thực hiện cải cách tiền lương, 60% còn lại được sử dụng để chi hỗ trợ phục vụ giảng dạy và học tập.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.