Xét tuyển ĐH: Trường 'top' đầu cũng lo 'ảo'

Lo ảo hơn ở đợt tuyển bổ sung. (Ảnh minh họa)
Lo ảo hơn ở đợt tuyển bổ sung. (Ảnh minh họa)
(PLO) - Từ 21/8, các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) bước vào đợt xét tuyển lần thứ hai. Trong đợt xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016, có một hiện tượng “lạ” là nhiều trường thuộc tốp đầu đều tuyển thiếu và phải xét tuyển bổ sung. Đây là hiện tượng chưa từng có trong những năm gần đây. Bởi thông thường, ở những đợt xét tuyển NV1, các trường tốp đầu luôn “gạt không hết thí sinh” điểm cao...

Thầy, trò đều... hoang mang

Theo Bộ GD-ĐT, trong tuyển sinh đợt 1 có 396.496 thí sinh đăng ký vào hai trường, tỷ lệ ảo cao khiến nhiều trường đại học, cao đẳng chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Ngoài ra, cũng do ảnh hưởng cơn bão số 3 và mưa lớn cả ngày nên số lượng thí sinh nhập học ít.

Tính riêng khu vực Hà Nội, ĐH Bách khoa còn thiếu 700 chỉ tiêu, ĐH Ngoại thương thiếu 400 chỉ tiêu, ĐH Xây dựng thiếu 500 chỉ tiêu, ĐH Công nghiệp thiếu 700 và ĐH Mỏ địa chất còn thiếu tới 2.000 chỉ tiêu. Ở khu vực phía Nam, ĐH Công nghiệp thực phẩm cũng thiếu 500 chỉ tiêu, ĐH Sư phạm TPHCM cũng mới chỉ tuyển được 65% chỉ tiêu, ĐH Mở TPHCM cũng mới nhận được khoảng 75% phiếu điểm. Ngoài ra, một số ngành đầu vào như xây dựng, kỹ thuật, môi trường cũng xảy ra tình trạng thiếu chỉ tiêu.

Theo ông Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, sau khi kết thúc đợt 1 trường mới tuyển được 71% so chỉ tiêu đề ra. Ông Hinh cho hay, trong suốt 10 năm làm tuyển sinh, đây là lần đầu tiên ĐH Y xảy ra hiện tượng này. Riêng ngành Y đa khoa đã hạ mức điểm chuẩn là 27 ngay trong đợt tuyển sinh đầu nhưng vẫn thiếu 50 chỉ tiêu.

Ông Nguyễn Đức Hinh cũng bày tỏ, Bộ GD-ĐT không cho công bố danh sách thí sinh đã khiến mọi người phải chờ đợi. Thí sinh không biết tình trạng hồ sơ của mình, các trường không chủ động được lượng hồ sơ. Ông Hinh nhận định, so với năm 2015 đây là một bất cập trong mùa tuyển sinh ĐH năm nay: Phương thức tuyển sinh năm 2015 vẫn là khả thi hơn cả dù có một chút sự xáo trộn trong những ngày cuối. Nhưng phải chấp nhận điều đó để thí sinh cuối cùng vẫn chọn được “ô” của mình. Còn các trường, không lo ảo.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, còn khoảng 100.000 thí sinh sẽ tiếp tục đăng ký xét tuyển bổ sung trong những ngày tới. Đợt xét tuyển bổ sung sẽ kéo dài từ ngày 21- 31/8 và trong đợt này, thí sinh sẽ được đăng ký 3 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên. Phương thức đăng ký và xét tuyển được thực hiện giống như đợt xét tuyển 1.

Theo ông Ga, năm nay Bộ GD-ĐT không quy định bắt buộc các trường phải quy định điểm chuẩn đợt sau phải cao hơn đợt trước. Đây được cho là cách hỗ trợ của Bộ nhằm giảm các thí sinh ảo. Tuy nhiên, nhiều trường ĐH khó khăn về nguồn tuyển cho rằng, quy định này không công bằng cho thí sinh trượt nguyện vọng 1, đồng thời cũng gây khó khăn cho các trường tốp dưới khi các trường tốp trên hạ điểm để “vớt” thí sinh.

Trong khi các trường tốp trên đau đầu vì lọc ảo, các trường tốp dưới lo sợ vì không tuyển đủ chỉ tiêu thì các thí sinh lại phải đắn đo giữa lựa chọn trường tốp trên với rủi ro cao hơn rất nhiều và lựa chọn trường tốp dưới không được như ý muốn. Các thí sinh cũng như các trường sẽ tiếp tục bước vào một cuộc chơi đầy cam go trong đợt xét tuyển bổ sung này.

Các trường “soi” lại mình

Lý giải việc nhiều trường tốp đầu phải xét tuyển bổ sung, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, ở những trường có tính cạnh tranh cao không phải tất cả các ngành đều có sức hút thí sinh. Bên cạnh đó, thực tế tuyển sinh năm nay cũng là dịp để các trường nhìn nhận lại mình. Qui chế tuyển sinh năm nay đã trao cho thí sinh quyền được chọn lựa ngành/trường theo học phù hợp với nguyện vọng và kết quả thi của mình. Ở những trường có tính cạnh tranh cao không phải tất cả các ngành đều có sức hút thí sinh mạnh. Vì thế việc các trường không tuyển đủ chỉ tiêu tổng thể ngay từ đợt đầu tiên cũng dễ hiểu.

Những thí sinh điểm cao trúng tuyển mà không đến làm thủ tục nhập học tại trường là vì các em có sự lựa chọn khác phù hợp hơn. Những thí sinh có điểm thấp trúng tuyển không nhập học vì ngành/trường trúng tuyển không phải là nguyện vọng mà các em yêu thích nhất. Nhiều thí sinh chờ xét tuyển bổ sung hoặc tiếp tục ôn tập để sang năm thi lại với quyết tâm đậu vào trường/ngành mà mình mong muốn.

Quy chế năm nay ưu tiên cho thí sinh chọn ngành mà các em yêu thích, không khuyến khích các em “cố” đỗ vào đại học bất cứ ngành nào.Thực tế tuyển sinh năm nay cũng là dịp để các trường nhìn nhận lại mình. Uy tín vốn có của nhà trường không phải là vĩnh viễn mà phải liên tục chăm lo, vun đắp. Chất lượng đào tạo phải được cải thiện liên tục thì mới thu hút được người học. Sự đánh giá, lựa chọn của thí sinh cũng là một trong những thông số thể hiện uy tín của nhà trường.

Là số ít trường tuyển đủ TS trong đợt đầu, song ông Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân cho rằng, Bộ GD-ĐT đã đoán trước được tình hình và đã có giải pháp giúp các trường giảm ảo, tuyển bổ sung. “Việc tuyển sinh bổ sung nằm trong phương thức tuyển năm nay, nên các thí sinh không nên quá lo lắng. Các trường cần phân tích đa chiều, định tính kết hợp định lượng là việc chúng ta cần làm để các trường đưa ra tỉ lệ “ảo” phù hợp áp dụng cho trường mình. Các em nên cân nhắc kỹ việc này, không nên cố đỗ vào ĐH mà quá khác xa với nguyện vọng của mình” - ông nói.

Tuy nhiên, theo nhiều trường ĐH, nếu không có sự điều chỉnh phù hợp thì tỉ lệ ảo đợt 2 sẽ cao hơn rất nhiều so với đợt 1 vì mỗi TS được đăng ký xét tuyển vào 3 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng. Về lý thuyết, tỉ lệ ảo sẽ khoảng 70% thậm chí có thể tới 100% tuỳ theo từng trường, từng ngành và chuyên ngành đào tạo.

Thí sinh đi đâu?

Trả lời câu hỏi trên, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đã phân tích kỹ và quyết định ở mức 15 điểm để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Với mức này, số thí sinh đạt ngưỡng điểm xét tuyển ĐH là 404.282, trong khi tổng chỉ tiêu ĐH là 317.639, hệ số dư là 1,27. Năm nay, toàn bộ cơ sở dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia của 120 cụm thi (bao gồm 70 cụm thi ĐH do các trường ĐH chủ trì và 50 cụm thi tốt nghiệp do sở GD-ĐT và Cục Nhà trường chủ trì) đều được các cụm thi công bố công khai nên tất cả các số liệu trên đều có thể kiểm tra được, không thể nghi ngờ về nguồn tuyển sinh. Vấn đề không tuyển đủ chỉ tiêu do “thí sinh ảo” và một số nguyên nhân khác đã được đề cập, phân tích ở trên và có thể vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp.

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.