'Trẻ em không có lỗi, con thứ ba cũng phải được đến trường'

Trẻ vui chơi tại Trường mầm non xã Quỳnh Tân (ảnh D.Hòa)
Trẻ vui chơi tại Trường mầm non xã Quỳnh Tân (ảnh D.Hòa)
(PLO) - Sáng ngày 22/8, ông Võ Minh Kỳ, Trưởng phòng Giáo dục huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) cho biết, sau khi nhận được thông tin những học sinh thuộc trường hợp sinh con thứ ba không được nhập học tại xã  Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu), Phòng đã làm việc với Ban thường vụ xã và Trường mầm non để chấn chỉnh lại sự việc. 

Theo ông Võ Minh Kỳ, việc những trường hợp sinh con thứ ba tại xã Quỳnh Tân không được nhập học là do nhà trường tự ý đưa ra chủ trương đó, còn UBND huyện và Phòng Giáo dục huyện không nắm được, cũng không thấy phía xã và nhà trường báo cáo. Hiện còn 37 em trên tổng số 61 em thuộc trường hợp sinh con thứ ba chưa được nhập học.

Để giải quyết tình trạng trên, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện làm tờ trình UBND tỉnh và Sở GD&ĐT để xin kinh phí cải tạo lại hai hội trường thôn đảm bảo điều kiện cho công tác dạy và học của cô và trò.

“Trẻ con không có lỗi gì trong trường hợp này, lỗi trong trường hợp này là của bố mẹ. Trẻ con sinh ra có quyền được chăm sóc và được học hành, không ai được chọn mình là con thứ mấy nên việc các em cần được đến trường là điều hoàn toàn đúng đắn…”, ông Kỳ cho biết. 

Trước đó như báo PLVN đã đưa tin, trên một số phương tiện truyền thông báo chí phản ánh câu chuyện về sự bức xúc của nhiều người dân tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu, Nghệ An) con cái của họ không được nhập học vì là con thứ ba.

Vợ chồng anh Cao Trọng Tư (SN 1979, trú tại xóm 3, xã Quỳnh Tân) mấy ngày qua chạy ngược chạy xuôi để tìm chỗ cho con trai thứ ba là cháu Cao Trọng Gia Bảo (3 tuổi). Dù đến tuổi nhập học mầm non nhưng vì thuộc trường hợp sinh con thứ ba nên cháu Gia Bảo không được nhận vào học dù những bạn cùng trang lứa được nhập học bình thường. 

Khi đến hỏi các cô giáo trong trường về việc dựa vào quy định nào mà không nhận cháu nhà anh vào học thì các cô nói đây là quy định riêng của địa phương.

Vì còn công việc nên cũng không có nhiều thời gian, con không được nhập học anh đành phải nhờ ông bà nội trông giúp để đi làm. Ngoài trường hợp anh Tư thì còn rất nhiều hộ gia đình khác rơi vào cảnh con không được đi học vì sinh con thứ ba. 

“Bố mẹ sinh con thứ ba thì bố mẹ nộp tiền vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình rồi, mọi nghĩa vụ của địa phương gia đình đều đóng đầy đủ mà con người khác được đến trường, con tui lại không ?, chị Hồ Thị K. bức xúc.

Vì không có người trông con nên việc đưa các cháu đến trường nhập học là điều hết sức cần thiết, cũng là để các con hòa đồng cùng bạn bè, mạnh dạn hơn trong giao tiếp cũng như sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, đó là tâm lý chung của các bậc phụ huynh. 

Trước đó, trao đổi với báo chí cô Lê Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường mầm non, và ông Hồ Minh Mậu, chủ tịch UBND xã Quỳnh Tân, thừa nhận ở địa phương có chuyện xét tuyển học sinh vào trường mầm non học dựa vào việc gia đình sinh con trong, ngoài kế hoạch.

Theo cô Thủy, đầu năm học mới, qua khảo sát của nhà trường thì tổng số trẻ tự nhiên trên địa bàn xã từ 3-5 tuổi là 1.024 cháu, từ 0-2 tuổi là 848 cháu.

Trường mầm non Quỳnh Tân có 4 cụm trường với 17 phòng học. “Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất trường lớp, năm học này chúng tôi xét tuyển 780 cháu 3-5 tuổi, còn lại 244 cháu chưa được đến trường do thiếu phòng học. Độ tuổi nhà trẻ 0-2 tuổi chỉ được 97 cháu. Số đông còn lại ở nhà. So với năm học trước chúng tôi đã mở thêm 5 lớp mẫu giáo, mở lớp dạy tại nhà văn hóa xóm nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế”, cô Thủy nói.

Cô Thủy cho hay việc xét tuyển dựa vào gia đình sinh con thứ ba là giải pháp của địa phương “cấp trên không có chủ trương này”.

Còn theo ông Hồ Minh Mậu thì tại các cuộc tiếp xúc cử tri người dân đã nhiều lần kiến nghị vấn đề giải quyết vấn đề phòng học cho trẻ mầm non nhưng tỷ lệ sinh con thứ ba ở địa phương cao (30%), tạo áp lực dân số.

“Trẻ 5 tuổi, chúng tôi đảm bảo 100% trẻ đến trường, không phân biệt sinh con thứ mấy.Những trẻ từ 3-5 tuổi chúng tôi ưu tiên trong diện gia đình sinh đẻ có kế hoạch. Dù biết là sai luật, ảnh hưởng đến dư luận, nhưng đây là giải pháp trước mắt bởi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phải chấp nhận”, ông Mậu nói./.

Đọc thêm

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.