Hà Nội đã có gần 10.500 ca mắc sốt xuất huyết

Hà Nội đã có gần 10.500 ca mắc sốt xuất huyết
(PLO) - Thông tin tại buổi giao ban báo chí chiều qua (24/11),  TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 22/11, từ đầu năm đến nay, toàn địa bàn TP Hà Nội ghi nhận 10.447 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), chưa có trường hợp tử vong; hơn 9.600 trường hợp mắc đã khỏi hoàn toàn (chiếm 92,4%).
So với năm trước, số ca mắc SXH tăng nhưng so với cùng kỳ năm 2009 (năm có dịch trên địa bàn Hà Nội, có 4 trường hợp tử vong) thì giảm 29%.
Bệnh nhân mắc SXH phân bố tại tất cả các quận, huyện, thị xã nhưng tập trung chủ yếu ở quận Hoàng Mai (1.817 ca), quận Đống Đa (1.336 ca), quận Hai Bà Trưng (1.168 ca), Hà Đông (1.119 ca), huyện Thanh Trì (1.288 ca). 
“Số ca mắc rải rác quanh năm nhưng gia tăng trong các tháng 8, 9, 10 và đỉnh dịch rơi vào tháng 10. Hiện tại, dịch đang có xu hướng giảm, số mắc trong 3 tuần đầu của tháng 11 chỉ chiếm 50% so với số mắc trong tháng 10."
“Với diễn biến này, nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng chống SXH, dịch bệnh sẽ giảm trong thời gian còn lại của năm, sang tháng 12 có thể khống chế được dịch”, TS Hạnh nhận định.
TS Hạnh cũng cho biết, số trường hợp mắc SXH tăng trong thời gian qua trên địa bàn Hà Nội nằm trong xu thế tăng chung của tình hình dịch trên cả nước và thế giới do năm 2015 thời tiết có diễn biến bất thường, có hiện tượng El Nino nóng bức, mưa nhiều, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.
Trước diễn biến của dịch, nhiều biện pháp phòng, chống dịch đã được triển khai. Toàn thành phố đã thực hiện 660 chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy với gần 1.600 hộ gia đình được kiểm tra, hơn 112.000 ổ bọ gậy đã được loại bỏ; tổ chức 142 chiến dịch phun hóa chất diện rộng diệt muỗi truyền bệnh SXH tại các xã, phường, quận, huyện trọng điểm về tình hình dịch. Hơn 221.000 hộ gia đình đã được phun xử lý, đạt tỷ lệ 80,5%...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.