Hà Nội cảnh giác cao độ với các loại dịch bệnh

Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng mạnh trong thời gian gần đây.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hiện nay, tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp. Trong khi đó, hiện trên địa bàn thành phố cũng đang lưu hành nhiều loại dịch bệnh như COVID-19, cúm A, cúm B... Do vậy, TP Hà Nội luôn cảnh giác cao độ, tăng cường các biện pháp nhằm không để dịch chồng dịch, hạn chế lây lan rộng.

Sốt xuất huyết vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch

Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 9.700 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 ca tử vong. Đặc biệt, trong 2 tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng nhanh. Trong tuần 42 ghi nhận 1.420 ca, tuần 43 ghi nhận 1.205 ca.

Cộng dồn năm 2022 (đến 30/10) có 9.747 ca mắc, 12 ca tử vong. Số ca mắc năm 2022 tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ 2021 và tăng 2 lần so với trung bình cùng kỳ 5 năm. Có thể nhận thấy, số mắc sốt xuất huyết của năm 2022 tại Hà Nội đã vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, Hà Nội đã có dự báo từ sớm, từ xa về dịch sốt xuất huyết, từ đó có những chỉ đạo kịp thời. Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương căn cứ thực tế địa bàn để có phương án phòng chống dịch phù hợp, đặc biệt lưu ý tại các cơ sở chăn nuôi, công trình xây dựng, nhà hàng…

Đối với những ổ dịch đang kéo dài, cần xác định rõ quy mô, áp dụng các biện pháp quyết liệt như tổng vệ sinh diệt bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi trưởng thành… để giải quyết dứt điểm ổ dịch, chủ động các biện pháp bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Kiểm soát bệnh đầu mùa khỉ từ sân bay

Đối với bệnh đậu mùa khỉ, mới đây, Đoàn công tác số 2 của Bộ Y tế đã đến kiểm tra công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ tại sân bay quốc tế Nội Bài và 2 bệnh viện chuyên khoa về da liễu là Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Da liễu Hà Nội.

Qua kiểm tra tại sân bay quốc tế Nội Bài, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã bố trí một khoa kiểm dịch y tế với 30 nhân viên chia làm 3 ca trực liên tục tại tất cả điểm tiếp xúc với khách quốc tế khi đến Việt Nam; đồng thời, xây dựng phương án xử lý khi có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Ngoài ra, sân bay cũng đã bố trí các pano, áp phích để truyền thông về các biện pháp phòng, chống đậu mùa khỉ. Cùng với đó, các phương tiện cấp cứu cũng đã cơ bản được đáp ứng…

Tương tự, qua kiểm tra tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và Bệnh viện Da liễu Hà Nội, hai bệnh viện này cũng đã bố trí quy trình tiếp nhận, phân luồng, sàng lọc bệnh nhân ngay từ khâu tiếp đón ban đầu tới khu hành chính và phòng khám của các bác sĩ.

“Bệnh đậu mùa khỉ có các dấu hiệu về da như nhiều bệnh lý về da thông thường khác. Chính vì vậy, bệnh viện đã lưu ý các bác sĩ khi thấy các triệu chứng về lâm sàng mà không giải thích được bằng các bệnh herpes, thủy đậu, giang mai, tay - chân - miệng… thì cần cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ. Đặc biệt, khi người bệnh có thêm biểu hiện sốt, mệt mỏi toàn thân hoặc có tiền sử đi từ nước ngoài về thì cần chuyển xuống phòng khám cách ly”, bác sĩ Bùi Quang Hào, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Da liễu Trung ương) thông tin.

Qua kiểm tra, ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá cao công tác đáp ứng phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn Hà Nội, nhất là công tác bảo đảm chuyên môn của các bệnh viện. Tuy nhiên, các bệnh viện cần thường xuyên tổ chức các tập huấn, đào tạo về bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh (nếu có).

“Trong giai đoạn hiện nay, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội bố trí 2 cơ sở để tiếp nhận người bệnh đậu mùa khỉ (nếu có). Trong trường hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có số lượng bệnh nhân nhiều hơn khả năng thu dung thì lúc đó tại Hà Nội đã bố trí Bệnh viện Đa khoa Đống Đa là cơ sở tiếp theo”, ông Vương Ánh Dương nói.

Đẩy mạnh tiêm Vaccine COVID-19 cho trẻ em

Còn đối với dịch COVID-19, mặc dù tình hình đã ổn định, nhưng Hà Nội không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Hiện tỷ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiêm mũi cơ bản cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 100%. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm mũi 3 cho nhóm trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tuổi mới đạt 55,2%; tỷ lệ trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi được tiêm đủ 2 mũi cơ bản vaccine phòng COVID-19 mới đạt 46,3%.

Sở Y tế đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường truyền thông cho học sinh, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm đảm bảo quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận.

Ngoài ra, tổ chức và phối hợp với ngành Y tế, bố trí địa điểm, cơ sở vật chất và nhân lực hỗ trợ để tổ chức chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi tại trường học đảm bảo an toàn. Mặt khác, phối hợp với y tế trong báo cáo UBND thành phố kết quả tiêm chủng của trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi đang học tập trên địa bàn TP Hà Nội…

Còn đối với cúm gia cầm, Sở Y tế Hà Nội cũng vừa có công văn giao CDC Hà Nội là đơn vị thường trực, hướng dẫn, phối hợp với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố triển khai thực hiện giám sát, phát hiện, điều tra, xử lý các trường hợp người nghi mắc/mắc bệnh cúm gia cầm. CDC Hà Nội cũng là đầu mối ngành Y tế phối hợp với ngành Thú y và các cơ quan liên quan trong việc phòng chống dịch từ động vật sang người.

Các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp, hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh đóng trên địa bàn để thực hiện tốt hoạt động giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp người nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm; xử lý sớm, triệt để ổ dịch tại các địa phương. Đồng thời phối hợp với ngành Thú y và chính quyền địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm để có các biện pháp dự phòng lây sang người và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đáp ứng.

Các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn thành phố tăng cường công tác giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút; các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm…

Tin cùng chuyên mục

Trào lưu “giảm cân thần tốc” đón Tết khiến nhiều người phải đối diện với vấn đề sức khỏe. (Ảnh: L.C)

Cẩn trọng với “giảm cân thần tốc” đón Tết

(PLVN) - Những ngày cận Tết, nhiều người có xu hướng giảm cân, để “khoe sắc” đón Xuân, diện những bộ cánh đẹp đón Tết. Vì mong muốn giảm cân nhanh chóng, mà không ít người đã khiến bản thân gặp phải rủi ro không mong muốn.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.