Khi sai phạm được coi là… “sáng tạo”

Bị cáo Trần Văn Minh tại tòa
Bị cáo Trần Văn Minh tại tòa
(PLVN) - Suốt những ngày làm việc đầu tiên phiên xử 21 đối tượng sai phạm trong mua, bán nhà, đất công ở Đà Nẵng; những “lập luận” của cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh khiến dư luận đi hết từ ấm ức này đến ấm ức khác.

Theo cáo trạng, giai đoạn 2006-2011, ông Minh ký các văn bản chỉ đạo chủ trương sắp xếp, xử lý nhà đất công không qua đấu giá; cho phép giảm 10% tiền sử dụng đất trái luật... Việc này đã tạo điều kiện cho Vũ "Nhôm" thâu tóm nhiều bất động sản và nhà đất công gây thiệt hại 22.000 tỷ đồng

Bị cáo Minh biện bạch “đây là chủ trương của Đà Nẵng từ nhiệm kỳ Chủ tịch trước là Nguyễn Bá Thanh, Hoàng Tuấn Anh”; nội dung giảm 10% dựa theo "căn cứ nguyên tắc" Nghị định 38/2000/NĐ-CP. Bị cáo Minh còn cho rằng Nghị định 38 cho phép giảm đến 20%, trong khi Đà Nẵng mới "áp dụng giảm 10%".

Không rõ Trần Văn Minh không biết vì thiếu trình độ pháp luật, hay cố tình không biết, nhưng “lớp học pháp luật” đã được mở tại phiên tòa, khi đại diện VKS giải thích cho vị cựu Chủ tịch Đà Nẵng hiểu rằng Nghị định 38 hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai 1993. Thời điểm Minh ký các văn bản này (2004-2014), Luật Đất đai 1993 và Nghị định 38 đã hết hiệu lực; phải áp dụng Nghị định 198/2004 hướng dẫn Luật Đất đai 2003; người mua tài sản nhà nước không qua đấu giá thì không được giảm tiền sử dụng đất.

Đến đây bị cáo Minh lại biện bạch: "Đúng là Nghị định 38 hết hiệu lực năm 2004, song Đà Nẵng có Quyết định 13 của Thủ tướng cho cơ chế riêng trên cơ sở Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị".

Một lần nữa, công tố viên lại thẳng thắn phản bác, giải thích kiến thức pháp luật sơ đẳng cho bị cáo Minh rằng cơ quan tố tụng làm rõ các hành vi vi phạm nên phải căn cứ vào Bộ luật Hình sự chứ không theo Nghị quyết nào khác; và bị cáo không nên tiếp tục “cãi chày cãi cối”. 

Xem lại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về “xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; và Quyết định số 13/2006/QĐ-TTG ngày 16/1/2006 của Thủ tướng “về một số cơ chế tài chính ngân sách ưu đãi với TP Đà Nẵng”; tìm mỏi mắt cũng không thấy một chữ nào cho phép Đà Nẵng làm những việc nêu trên như bị cáo Minh lập luận. Thì ra tới lúc bị đưa ra tòa, bị cáo này vẫn “cáo núp oai hùm”, mang cơ quan Trung ương ra “dọa”.

Tận đến khi giám định viên Tư pháp Bộ Xây dựng có mặt tại toà khẳng định việc giảm 10% tiền sử dụng đất là trái luật, vị cựu Chủ tịch TP vẫn cho rằng: “Các chính sách của Đà Nẵng giai đoạn đó là “sự sáng tạo””.

Theo dõi những màn hỏi đáp ấy, không ít người phải thốt lên: “Thật đáng buồn”. Buồn vì luật pháp rành mạch, lại bị các đối tượng áp dụng kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Buồn vì những người trình độ pháp luật “lỗ mỗ”, vẫn từng được giữ những trọng trách. Buồn vì câu hỏi cả một hệ thống cơ quan tham mưu luật pháp ở địa phương ở đâu, mà để những sai phạm trắng trợn, có hệ thống kéo dài nhiều năm? Buồn vì có thể những đối tượng này biết rất rõ luật, nhưng vẫn cố tình trắng trợn “đổi trắng thay đen”, coi sai phạm là “sáng tạo”, chỉ nhằm mục đích “vét đầy túi tham”. 

Tin cùng chuyên mục

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank

Bạn đọc cho rằng bị chiếm đoạt tài sản thông qua thẻ tín dụng: Trả lời của Ngân hàng VPBank

(PLVN) - Báo PLVN mới nhận được văn bản phản hồi từ phía Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) liên quan đến đơn của ông Hoàng Đức Thiện (trú tại thôn Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phản ánh về dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức nhờ mở thẻ tín dụng. Đơn của ông Thiện được Báo PLVN chuyển đến VPBank.

Đọc thêm

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?
(PLVN) - Việc báo tin giả hoặc trình báo thông tin sai sự thật đến các cơ quan, lực lượng chức năng đều là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính và thậm chí là bị xử lý hình sự.

Diễn biến sự việc đề xuất tặng công trình vi phạm cho Hải Dương: Một số sở, ngành nêu quan điểm “không tiếp nhận”

Công trình xây dựng vi phạm tại BVYHCT tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Theo báo cáo mới đây của Sở TN&MT tỉnh Hải Dương, sau khi được UBND tỉnh giao tham mưu xử lý nội dung Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng lại Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) Hải Dương toàn bộ tài sản là công trình xây dựng vi phạm mà Cty đã xây dựng trên diện tích đất của bệnh viện; Sở TN&MT đã có công văn gửi các sở, ngành liên quan đề nghị cho quan điểm về nội dung trên.

Sự việc Công ty Phúc Thanh Vinh (Cần Thơ) 1 nhà đất, bán 2 lần: Sổ đỏ 68 nền đất của dự án đang ở đâu?

Nhiều hộ dân trong dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà vẫn chưa nhận được sổ đỏ. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, tại một dự án bất động sản ở Cần Thơ, nhiều năm qua, một số khách hàng có đơn cho rằng Cty TNHH MTV Xây dựng Phúc Thanh Vinh lấy nhà đất đã bán cho người trước, tiếp tục bán cho người khác. Với nhiều hộ đã chuyển vào ở tại dự án do Cty Phúc Thanh Vinh xây nhà, vẫn chưa nhận được sổ đỏ, vì thực tế Cty này chưa trả hết tiền cho Cty Nhà Cần Thơ là DN đã chuyển nhượng dự án.

Sự việc doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho tỉnh Hải Dương: Sở Tài chính tổ chức cuộc họp hướng dẫn thủ tục

Công trình xây dựng vi phạm trên đất BVYHCT. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH MTV Đại Sơn đề nghị tặng công trình xây dựng vi phạm cho Bệnh viện Y học cổ truyền (BVYHCT) để quản lý sử dụng vào mục đích khám, chữa bệnh, ông Nguyễn Đồng Kim, Phó Giám đốc Sở Tài chính Hải Dương cho biết đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan đơn vị liên quan.

Lâm Đồng không xem xét cho chuyển nhượng dự án thuỷ điện Cam Ly

Công trường Nhà máy thủy điện Cam Ly.
(PLVN) - Liên quan vướng mắc trong chuyển nhượng dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản chính thức. UBND tỉnh đồng ý với đề xuất của Sở KH&ĐT, không xem xét cho chuyển nhượng dự án từ nhà đầu tư Cty CP Xây dựng số 1 Việt Hưng (trụ sở TP HCM) sang Cty TNHH Thủy điện Cam Ly. Lý do không đáp ứng điều kiện chuyển nhượng theo khoản 1 Điều 46 Luật Đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư 1834/QĐ-UBND ngày 28/8/2019.

Sự việc nhiều năm xin cấp sổ đỏ tại Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu làm việc với người có đơn

Ông Đức (người giơ tay) tại khu đất đề nghị được cấp sổ đỏ. (Ảnh: Hiếu Huỳnh)
(PLVN) - Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT)) vừa tổ chức cuộc làm việc nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND TP Vũng Tàu về việc triển khai Văn bản 1021/UBND-VP của UBND tỉnh BR-VT và chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ với nội dung phản ánh của ông Đổng Phước Đức.

Vụ người dân tố cáo hành vi nâng khống hóa đơn tại Hà Tĩnh: Công an mời người tố cáo đến cung cấp thông tin, tài liệu

Ảnh minh họa
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Công văn 325/CAT- VPĐT của Công an tỉnh Hà Tĩnh trả lời đơn của bà Cao Thị Huê (ngụ xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) tố cáo hành vi nâng khống và sử dụng trái phép hóa đơn tài chính trong thanh lý hợp đồng xây dựng một công trình. Đơn do Báo PLVN chuyển đến.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú

Đề xuất bổ sung nhiều loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú. (Ảnh minh họa: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung quy định về giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký cư trú được quy định tại Luật Cư trú 2020.

Có được xây 2 căn nhà trên cùng một thửa đất không?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Quang Huy (Ba vì, Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có một mảnh đất rộng 500m2. Trước đó bố tôi đã xây nhà một phần trên mảnh đất đó. Nay tôi lấy vợ muốn xây thêm một căn nhà bên cạnh để ở riêng. Vậy cho tôi hỏi, có thể xây 2 căn nhà trên 1 thửa đất của bố tôi hay không? Nếu không được xây thì tôi phải làm gì để được xây thêm nhà trên thửa đất đó?