Những số liệu “khảo sát” đáng ngờ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - “Nếu người dân hài lòng như các báo cáo mà chúng tôi được đọc, chắc cả ngày lãnh đạo không còn việc gì làm, chỉ có đi ăn giỗ”. Câu chuyện số liệu trong một số cuộc khảo sát có dấu hiệu làm ẩu, gian dối, đã được Phó Bí thư Thành ủy TP HCM “điểm mặt” trong một hội nghị ngày hôm qua (3/1) tại TP HCM.

Tại hội nghị báo cáo kết quả đánh giá hài lòng của người dân và tổ chức đối với công tác cải cách hành chính, báo cáo cho rằng “năm 2019 đã khảo sát tại 16 sở, ngành, 24 quận huyện và 105 UBND phường, xã, thị trấn.

Các điều tra viên thực hiện hơn 28.200 cuộc gọi, gặp trực tiếp 2.200 người dân. Kết quả cho thấy người dân, doanh nghiệp thể hiện mức độ hài lòng với cán bộ, công chức trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công đạt 80% trở lên, có nơi hơn 95%”.

Phó Bí thư Thành ủy Trần Lưu Quang cho rằng chưa thể khẳng định “tỷ lệ hơn 95% người dân hài lòng” là chưa chính xác, song ông đặt câu hỏi: “Có ai dám tin con số này không?”. “Bởi nhiều nơi, khi cán bộ xuống lấy ý kiến đã có danh sách người dân được chọn sẵn. Liệu những người có bức xúc, khiếu kiện, có nằm trong danh sách được chọn để khảo sát không”, ông Quang nêu vấn đề.

Lý do khác khiến ông Quang nghi ngờ kết quả khảo sát này, là khi thực hiện có thể chỉ đánh giá ở những việc dễ làm như công chứng. Ở đó người dân đóng tiền, cán bộ đóng dấu là xong việc, nên người dân nhấn nút xuất sắc cho vui vẻ...

“Thực tế vẫn còn nhiều việc người dân chưa hài lòng như thủ tục quá rắc rối, thái độ cán bộ chưa tốt, còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Mặt khác, các doanh nghiệp thường có tâm lý “thôi thì cứ đánh giá tốt, góp ý liệu có tác dụng gì?”, ông Quang nói.

Câu chuyện ông Quang nêu ra đúng là một điều khiến người có lương tri bấy lâu nay trăn trở. Lâu nay, có khi người ta nhân danh, lợi dụng những “cuộc khảo sát” để đưa ra số liệu bất thường gian dối, “đánh tráo khái niệm”; để từ đó đưa ra quyết định nào đó phục vụ mục đích nhóm, tư lợi cá nhân, “lợi một người nhưng hại muôn người”. Và trong xã hội thời ngồn ngộn thông tin, cần đọc nhanh rồi quên nhanh, nhiều khi dư luận đã quá cả tin vào những “khảo sát” ấy.

Có thể lấy một minh chứng để minh họa cho vấn nạn này. Đó là một “cuộc khảo sát” được một Viện nghiên cứu thực hiện mới đây trên 660 trẻ suy dinh dưỡng. Người ta chia số trẻ này làm ba nhóm. Nhóm 1 không cho uống sữa. Nhóm 2 cho uống sữa tươi. Nhóm 3 cho uống sữa bột. Sau một thời gian “nghiên cứu”, kết luận: Nhóm 2 và 3 phát triển tốt hơn nhóm 1. Nói cách khác, “cho trẻ suy dinh dưỡng uống sữa tốt hơn là không uống sữa”.

Nghiên cứu khảo sát là để chứng minh những điều chưa rõ ràng. Những “nghiên cứu khảo sát” như trên vừa ngô nghê, phản khoa học vừa tốn nguồn lực xã hội, chỉ là trò bịp phục vụ mục đích riêng nào đó.

Và trong thời “loạn” khảo sát, những ý kiến mổ xẻ, phê phán, đấu tranh như của Phó Bí thư Thành ủy TP HCM là vô cùng cần thiết. 

Đọc thêm

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.