Gỡ nút thắt tiêu thụ cho nông sản sắp vào chính vụ

Sắp vào chính vụ thu hoạch vài thiều.
Sắp vào chính vụ thu hoạch vài thiều.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định sẽ phối hợp với các Bộ ngành, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước cho các nông sản sắp vào chính vụ thu hoạch…

Cả 2 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh và Trần Thanh Nam đã đồng chủ trì "Hội nghị trực tuyến thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch COVID-19" do Bộ NN&PTNT tổ chức cuối tuần qua. Hội nghị còn có sự tham gia của các Bộ, ban ngành Trung ương và các địa phương, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp (DN)…

Hội nghị “Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19”.
  Hội nghị “Thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19”.

Điểm nghẽn tiêu thụ nông sản

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, mặc dù tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các đợt bùng phát dịch COVID-19 nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt kết quả tốt về sản xuất, tăng trưởng xuất khẩu (XK) đạt khá. 4 tháng đầu năm 2021, cùng với những điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu, sản xuất nông lâm thủy sản đang dần hồi phục, thị trường tiêu thụ đối với nhiều mặt hàng vẫn được khơi thông, mở rộng với kim ngạch XK ước đạt 17,15 tỷ USD, tăng 24,2% so với năm 2020 và tăng ở các nhóm ngành hàng chính, nhiều thị trường XK trọng điểm.

Tuy nhiên, do sắp vào thời điểm thu hoạch rộ nhiều nông sản (vải, nhãn ở miền Bắc hay thanh long ở Nam Trung Bộ…), trong khi đó, dịch COVID-19 vẫn có những diễn biến mới khiến cho hoạt động giao thương chưa thể trở lại bình thường như trước, tìm giải pháp tốt nhất để bảo đảm cân đối cung cầu thị trường, thúc đẩy tiêu thụ cho các sản phẩm, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho DN, bà con nông dân đang là mối quan tâm lớn của ngành nông nghiệp hiện nay.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, có 6 vướng mắc cần giải quyết để nông sản có thể lưu thông thuận lợi trong bối cảnh COVID-19 hiện nay. Thứ nhất, cần hỗ trợ về tài chính, các gói hỗ trợ cần làm sao cho các DN vừa và nhỏ tiếp cận dễ hơn. Thứ hai, là áp lực về thuế và phí, do thương mại gián đoạn nên nhiều DN gặp khó khăn trong XK, dẫn đến chi phí lưu kho, nhất là kho lạnh, tăng cao tạo áp lực về tài chính. Thứ ba, hệ thống logictics và kho lạnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu về khối lượng của các địa phương, đặc biệt là khu vực ĐBSCL. Thứ tư, việc điều tiết, phân luồng nông sản ở các cửa khẩu, nhất là ở các tỉnh biên giới, đặc biệt là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, vẫn còn bất cập. Thứ năm, thiếu hụt nguyên liệu sản xuất đầu vào. Cuối cùng là cơ chế vận hành, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ cần được kết nối chặt chẽ hơn.

Về phía Bộ Công thương, ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - đánh giá, việc tiêu thụ nông sản ở thị trường quốc tế hiện nay vẫn còn một số khó khăn, như chưa kiểm soát được hàng rào kỹ thuật, đáp ứng được các tiêu chuẩn cho các thị trường, chi phí khi logicstic đang tăng cao, chiếm đến 15-20% tổng chi phí kinh doanh. "Muốn thúc đẩy XK trong bối cảnh COVID-19 hiện nay, chúng ta phải giải quyết được vấn đề này" - ông Chinh khẳng định.

Phối hợp triển khai…

Tại Hội nghị, đại diện một số địa phương và DN sản xuất, chế biến, xuất khẩu lớn cũng đã thảo luận, chia sẻ các khó khăn và đề xuất hỗ trợ.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã đề nghị các địa phương bám sát chỉ đạo sản xuất theo mùa vụ, theo dõi sát tình tình dịch bệnh, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm.

Các cơ quan chức năng thuộc Bộ NN&PTNT bố trí cán bộ trong hoạt động kiểm dịch động, thực vật, hỗ trợ giải quyết hồ sơ, yêu cầu của DN, đồng thời tham mưu Bộ tháo gỡ khó khăn, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, tiếp thu ý kiến các địa phương, phối hợp bàn giải pháp về thị trường, đẩy mạnh XK chính ngạch.

“Về vấn đề tiêu thụ nông sản, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương để xây dựng các phương án, kế hoạch phù hợp với tình hình dịch bệnh…” - Thứ trưởng cho hay.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng cho biết, sẽ thành lập các tổ liên Bộ với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến sản xuất cũng như cửa khẩu. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT sẽ liên hệ với Bộ Ngoại giao để kết nối thông tin nhu cầu nông sản của mỗi nước thông qua các Đại sứ quán. Đặc biệt, Bộ sẽ có văn bản gửi đến các địa phương của Trung Quốc có cửa khẩu với Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản trong thời gian tới.

Thứ trưởng Nguyễn Thành Nam cũng đề nghị các địa phương phải tiếp tục xây dựng phương án cụ thể, tránh để tình trạng ứ đọng nông sản cục bộ. Đồng thời lưu ý các hiệp hội, ngành hàng phát huy vai trò, phối hợp với ngành chức năng để thông tin kịp thời và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai ở các địa phương.

Nguy cơ ách tắc nông sản do thiếu kho lạnh.
 Nguy cơ ách tắc nông sản do thiếu kho lạnh.

Nguy cơ ách tắc nông sản do thiếu kho lạnh

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, tiêu thụ nông sản đang gặp nhiều khó khăn do thị trường XK bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh đứt đoạn, lợi nhuận các DN suy giảm, áp lực chi phí, phí, thuế với DN rất lớn. Bên cạnh đó, khi đơn hàng XK giảm dần dẫn đến áp lực ngày càng cao đối với chi phí lưu kho, nhất là kho lạnh để bảo quản nông sản và vốn ứ đọng hàng hóa. 

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết, hệ thống logistic kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản hiện còn hạn chế. Cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ cho một số thị trường nhất định (chủ yếu là XK). Tuy nhiên, với số lượng kho lạnh hiện nay còn chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản phục vụ nhu cầu bảo quản tươi và chế biến XK, nhất là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. 

Theo đề xuất của đại diện Bộ Công thương, ngoài đầu tư thêm hệ thống kho lạnh. cũng cần xây dựng thêm các khu trung chuyển ở khu vực cửa khẩu. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng lưu trữ mà còn là nơi phân loại, cho đối tác sang xem hàng hoặc thực hiện các thủ tục kiểm dịch….

Đọc thêm

Lạng Sơn về đích thu ngân sách 2023

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
(PLVN) - Tính đến ngày 30/11/2023 tổng thu nội địa trên địa bản tỉnh Lạng Sơn là 2.317,6 tỷ đồng; đạt 110,7% dự toán Bộ Tài chính giao. Đây là một trong số ít địa phương đã sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023.

Cục Thuế Ninh Bình: Tập trung cao độ trong tháng nước rút

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn vừa làm việc với Cục Thuế Ninh Bình.
(PLVN) - Ước năm 2023 Ninh Bình có 7/16 khoản thu không hoàn thành dự toán, Lãnh đạo Tổng cục Thuế chỉ đạo trong tháng nước rút này, Cục Thuế Ninh Bình cần tiếp tục bám sát diễn biến chung của nền kinh tế trong nước và trên địa bàn tỉnh đưa ra những giải pháp quản lý thuế, góp phần cùng ngành thuế hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao.

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite

Vietcombank ra mắt thẻ Vietcombank Visa Infinite
(PLVN) -  Vietcombank vừa ra mắt Thẻ tín dụng cao cấp Vietcombank Visa Infinite với bộ đôi thiết kế thẻ độc đáo, tuyệt mỹ. Sự kiện này một lần nữa khẳng địnhvị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thẻ của Vietcombank tại Việt Nam, là dấu ấn quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 60 năm thành lập ngân hàng (1963 – 2023).

“Mách nước” doanh nghiệp tránh “bẫy ngoại thương”

Doanh nghiệp Việt cần thận trọng khi giao dịch thương mại quốc tế. (Nguồn ảnh: Bộ Công Thương).
(PLVN) -Tình trạng doanh nghiệp (DN) Việt dính “bẫy ngoại thương” vẫn xảy ra và theo nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Đa phần đều là các tình huống chủ quan nhưng vẫn xảy ra những tình huống khách quan mà phần thiệt thòi vẫn thuộc về DN Việt.

Ngành Nông nghiệp nỗ lực cán đích xuất khẩu 54 tỷ USD

Năm 2023 tiếp tục là năm “được mùa” của xuất khẩu rau quả. (Ảnh minh họa - nguồn: Internet)
(PLVN) -11 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông - lâm - thủy sản (NLTS) giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù thị trường vẫn đang rất khó khăn nhưng theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, nếu quyết tâm, nỗ lực, khả năng hoàn thành mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay.

Vì sao nhiều địa phương xin giảm kế hoạch vốn vay lại?

Các địa phương cần đánh giá đúng khả năng giải ngân của các dự án để đề xuất giao kế hoạch vốn phù hợp. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -Tính đến ngày 31/8/2023, có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Bộ Tài chính vừa có Văn bản 13094/BTC-QLN đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!

Khánh Hòa: Tập trung đôn đốc thu hồ nợ thuế!
(PLVN) -  Trong tổng số 1.299 tỷ đồng nợ thuế, tăng 2,6% so với so với thời điểm 31/12/2022, nợ có khả năng thu là 1.019 tỷ đồng, tăng 9,1%. Cục Thuế Khánh Hòa đang tập trung đôn đốc thu hồi nợ.

Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững

Quang cảnh diễn đàn.
(PLVN) - Ngày 30/11, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Tài chính, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), Liên minh châu Âu (EU), Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển liên bang Đức (BMZ) phối hợp tổ chức diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023, với chủ đề “Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững”.