Giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm thần, cần những người thầy biết thấu cảm

Sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ.
Sức khỏe tâm thần có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của trẻ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiều gia đình có con trong độ tuổi “ẩm ương” vẫn cho rằng những thay đổi bất thường trong tâm lý, tính cách của con như đột nhiên la hét phấn khích, đột nhiên chỉ thích đóng cửa phòng không nói chuyện với ai, đột nhiên cảm thấy cả thế giới bỏ rơi mình… chỉ là những “hâm dở” nhất thời của bọn trẻ. Nhưng với những người đang làm trong ngành giáo dục, những biểu hiện đó thực sự không phải là chuyện dễ bỏ qua, bởi sức khỏe tâm thần ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hoàn thiện nhân cách và hiệu quả học tập của trẻ.

Sức khỏe tâm thần tốt sẽ giúp trẻ phát huy tối đa khả năng của mình

Chia sẻ tại hoạt động chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh phổ thông do Phòng giáo dục Quận Cầu Giấy – Hà Nội tổ chức, Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Thị Lệ Thu – một trong những chuyên gia đầu ngành về tâm lý học trường học tại Việt Nam – hiện đang công tác tại Khoa Tâm lý Giáo dục – trường ĐHSP Hà Nội - khẳng định: Sức khỏe tâm thần có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh.

Theo Tiến sỹ Lệ Thu, trong giáo dục hiện nay, không chỉ chú trọng tới giáo dục văn hóa, mà còn chú ý phát triển kỹ năng sống, giá trị sống của các con.

Từ những minh chứng khoa học, bà cho rằng nếu sức khỏe tâm thần không tốt sẽ ảnh hưởng tới quá trình giáo dục và tự giáo dục. Khi các con lo âu, trầm cảm kéo dài, các con lo sợ bị bắt nạt, bị bạo hành, bị tẩy chay sẽ ảnh hưởng tới việc tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Sức khỏe tâm thần chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường xã hội. Khi tâm lý con không tốt thì sự tương tác của con với gia đình, bạn bè cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sức khỏe tâm thần của con chịu ảnh hưởng của việc cha mẹ thấu hiểu, đồng hành, giáo dục con như thế nào trong quá trình phát triển phẩm chất, năng lực của con.

Bà cũng cho biết thực tế hiện nay, nhiều bố mẹ phàn nàn những đứa con đến tuổi teen “như không phải” con mình, không thể làm bạn, không thể kết nối với con. Có gia đình con cứ ở riêng một phòng, ăn cơm thì bố mẹ bê lên, không chia sẻ, tâm sự với bố mẹ về niềm vui hay khó khăn thách thức bản thân đang gặp phải…

Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Thị Lệ Thu – một trong những chuyên gia đầu ngành về tâm lý học trường học tại Việt Nam

Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Thị Lệ Thu – một trong những chuyên gia đầu ngành về tâm lý học trường học tại Việt Nam

Tuy nhiên, cũng có một thực tế là bố mẹ coi những biểu hiện thất thường đó như những “cơn gió chướng” rồi sẽ qua nhanh khi các con lớn hơn một chút. Thậm chí có những con bị trầm cảm, bị tổn thương sức khỏe tâm thần trầm trọng, cần được can thiệp y tế, nhưng cha mẹ vẫn không muốn đối diện.

“Cũng chính vì thế, nhiều khi chúng tôi phải cân nhắc gọi chệch đi là “sức khỏe tâm lý hay sức khỏe tinh thần”. Nhưng rốt cuộc thì vì tầm quan trọng của nó, cần phải trả nó về đúng bản chất – sức khỏe tâm thần” – bà Lệ Thu chia sẻ.

Từ thực tế công tác, bà Thu cho biết, nhiều cha mẹ chưa hiểu hết về sự ảnh hưởng của sức khỏe tâm thần đối với việc hình thành nhân cách của trẻ, nên cũng đã vô tình gây nên những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tâm thần con.

Bên cạnh phần đông gia đình xem nhẹ vấn đề sức khỏe tâm thần của con, thì cũng có gia đình biết con có vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhưng chưa chấp nhận. Có gia đình đưa con đi tham vấn, trị liệu tâm lý, nhưng không thống nhất quan điểm, không chọn đúng nơi phù hợp để điều trị cho con. Cũng có nhiều gia đình không chia sẻ, ngại hợp tác với nhà trường để hỗ trợ khi con gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Bà cũng cho biết, có khoảng 5% học sinh cần phải hỗ trợ tâm lý học đường. “Nhiều khi ẩn dưới vỏ bọc hư, lười, ham ngủ là cả vấn đề về sức khỏe tâm thần của con cần được bố mẹ can thiệp kịp thời. ” – bà Lệ Thu cảnh báo.

Tiến sỹ Trần Lệ Thu cũng chia sẻ, sau đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng vấn đề về sức khỏe tâm thần của trẻ em. Các con gặp một số khó khăn như: Lệ thuộc mạng xã hội, game, chất kích thích, phim ảnh, hội nhóm, giảm tập trung, giảm trí nhớ, thay đổi thói quen sinh hoạt, ít vận động, ăn ngủ thất thường, không có kế hoạch học tập, vi phạm nền nếp, nội quy, thu mình, ngại giao tiếp, yêu qua mạng, mâu thuẫn với thành viên trong gia đình. Nhiều con có suy nghĩ về tự hại, tự tử, lo âu, trầm cảm, quan hệ tình dục tuổi vị thành niên ….

Sức khỏe tâm thần ổn định giúp gì cho sự phát triển nhân cách? Trả lời câu hỏi này, bà Lệ Thu cho biết, sức khỏe tâm thần tốt sẽ giúp trẻ phát huy tối đa khả năng của mình, có thể tham gia học tập một cách bình ổn, chủ động tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt tại gia đình, trường học, xã hội...

Nhà trường và gia đình – sức mạnh kết nối

Dẫn clip câu chuyện về một cậu học trò tưởng như đã bị “sụp đổ” sau lần trượt kỳ thi vào lớp 10, nhưng bằng sự quan tâm, khích lệ kịp thời của cô giáo, cậu bé đã vượt lên và trưởng thành, bà Lệ Thu khẳng định: Bên cạnh vai trò của bố mẹ thì thầy cô, nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần của học sinh.

Khẳng định này của bà Lệ Thu cũng đã được nhấn mạnh thêm một lần nữa qua chia sẻ của một phụ huynh tên TTD. Anh D từng có con rơi vào trạng thái sức khỏe tâm thần cần phải can thiệp.

Phụ huynh này cho biết, trước khi anh phát hiện ra những dấu hiệu xấu về sức khỏe tâm thần của con, gia đình anh rất bình yên, hạnh phúc, con học giỏi, ngoan ngoãn, 9 năm liền đều là học sinh giỏi. Anh không có điều gì phải lo lắng hay phàn nàn về con. Học xong THCS con anh thi đỗ vào trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành. Rồi một lần, con anh cùng lớp đi làm từ thiện. Cô giáo chủ nhiệm của con anh đã gửi cho anh tấm ảnh con gái anh một mình lặng lẽ đứng ngắm biển, không tham gia các hoạt động cùng các bạn. Cô cho biết, con đã tâm sự với cô và con kể con rất cô đơn.

“Nhìn bức ảnh và nhận thông tin từ cô, chúng tôi giật mình. Bố mẹ đã cùng nhau ngồi lại, để nghe con tâm sự. Nhưng quả thật lúc đó chưa có kinh nghiệm, nên chưa đạt được độ thấu cảm, mà vừa nghe, vừa chỉ dạy, vừa phán xét con. – anh kể. Đỉnh điểm của hành trình đồng hành cùng con nhưng chưa trọn vẹn đó, con tôi bỏ nhà đi. Vào lúc bố mẹ hoang mang nhất,cô giáo chủ nhiệm đã làm rất tốt vai trò của một chuyên gia tâm lý. Cô động viên, chia sẻ giúp chúng tôi bình tâm. Cô tìm cách liên hệ được với con, nhờ bạn bè con nói chuyện để con bình tâm lại. Đêm hôm đó con tôi trở về nhà. Sáng hôm sau, chúng tôi định cho con nghỉ học, vì nghĩ rằng sau sự cố đó, con cần được bình tâm, nhưng cô chủ nhiệm khuyên chúng tôi: Cứ cho con đi học bình thường, coi như không có việc gì xảy ra.

Không biết cô đã làm điều kỳ diệu gì, nhưng ở lớp hôm đó, con đã đứng lên xin lỗi các bạn vì đã làm cả lớp lo lắng. Cô chủ nhiệm và các bạn trong lớp đã động viên con tôi rất nhiều.

“Không chỉ giáo viên, mà ở trường Nguyễn Tất Thành, học sinh cũng rất nhân văn. Thầy cô và các bạn giúp con tôi đi qua đoạn khó khăn của bản thân. Giờ con đã là sinh viên đại học, từ một đứa trẻ ít nói, con trở thành người năng động tích cực tham gia các hoạt động ở trường. Con đã chọn trường Y tế công cộng đúng với sở trưởng của mình.” – Anh D nói.

Anh cũng chia sẻ thông điệp mà anh đã rút ra được từ quá trình đồng hành cùng con: Cha mẹ bình an, con cái sẽ hạnh phúc. Gia đình là nơi cố gắng bao nhiêu, sẽ có hạnh phúc bấy nhiêu. Bố mẹ là những người yêu thương con nhiều nhất, nhưng cũng có thể gây nhiều tổn thương cho con nhất. Khi con nói những câu làm đau lòng bố mẹ thì bố mẹ cần giữ sự bình an trong lòng. Và tất nhiên, sự kết nối giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng trong quá trình giáo dục con.”

“Tôi làm cha mẹ, nhưng chưa được học làm cha mẹ. Bài học đầu tiên về làm cha mẹ là do cô Thu Anh (Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Anh - hiệu trưởng Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành – pv) đã dạy tôi.” – anh xúc động tâm sự.

Khi mỗi thầy cô đều là một chuyên gia tâm lý

Tại Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh phổ thông các thầy cô trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành đã được mời đến để chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp. Điều đặc biệt là ở ngôi trường này, dù đã có một chuyên viên tâm lý là cô Nguyễn Minh Hằng - làm nhiệm vụ hỗ trợ tâm lý học đường cho các học sinh; Trường có một phòng tâm lý với đầy đủ tiêu chuẩn, là chốn bình an cho các học trò, nhưng mỗi giáo viên ở đây, qua câu chuyện họ kể, đều chứng tỏ sự hiểu biết và nỗ lực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh đáng nể phục.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, cô Lê Thị Loan tâm sự, trong vai trò một giáo viên chủ nhiệm, cô không chỉ kiểm tra học sinh đã làm bài tập về nhà chưa, con có đến lớp đúng giờ không…, mà quan trọng nhất là hướng dẫn các con nuôi dưỡng cảm xúc tích cực bằng những hoạt động bổ ích hàng ngày. Cô khích lệ học sinh thể hiện sự quan tâm ấm áp với mọi người, làm việc nhà, chăm sóc gia đình… để mang lại giá trị tinh thần tốt nhất cho bản thân.

Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải tinh tế để không làm tổn thương học trò của mình. Cô Loan cho biết, lớp cô đã từng có một học sinh học rất kém. Mỗi lần báo điểm công khai trên lớp, cô đều cố tình quên để lướt qua tên em. Sau đó, cô gọi em ra nói chuyện riêng, bàn với em về cách học để đạt điểm, tốt hơn.

“Với tôi, không có khái niệm học sinh hư, học sinh dốt, mà chỉ là các con chưa ngoan, do giáo viên chưa chỉ ra được cho các con thấy được giá trị của bản thân các con. Giáo viên chủ nhiệm phải chân thành lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm, dẫn dắt, định hướng các con”. – cô Loan chia sẻ.

Cô Lê Thị Loan nhắn gửi các đồng nghiệp: "Hãy dành cho học sinh tình yêu thương, chân thành, chắc chắn các thầy cô sẽ dành được những quả ngọt."

Cô Lê Thị Loan nhắn gửi các đồng nghiệp: "Hãy dành cho học sinh tình yêu thương, chân thành, chắc chắn các thầy cô sẽ dành được những quả ngọt."

Cô Loan cũng đã từng có những học trò mà gia đình bất lực trong việc kết nối với con “Tôi đã từng làm “đồng hồ” hàng ngày gọi điện để gọi em dậy đi học. Hỗ trợ em hàng ngày, từng ngày tận tâm và em đã thay đổi, nỗ lực học tập và thi đỗ vào Học viện Kĩ thuật quân sự. Công việc của giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ các em có vấn đề về sức khỏe tâm thần không phải phải lúc nào cũng thuận lợi, nhiều lúc cũng muốn buông, nhiều khi thấy mệt mỏi. Nhưng sau đó, tôi chủ động tìm sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu và đồng nghiệp. Điều tôi rút ra là đừng vội vàng phán xét, mà hãy dành cho học sinh tình yêu thương, chân thành, chắc chắn các thầy cô sẽ dành được những quả ngọt. Học sinh đã nhận ra những gì tôi làm, thấm lời tôi dạy, chúng gọi tôi là mẹ. Tiếng mẹ thân thương. “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim”." cô Loan xúc động chia sẻ.

Là một giáo viên nam, lại là giáo viên môn Vật Lý, nhưng thầy Phạm Trường Nghiêm lại được học trò mệnh danh là người thầy “luôn luôn lắng nghe, sẵn sàng thấu hiểu”. Để đạt được danh hiệu yêu thương này, theo thầy Nghiêm, thầy đã phải “ngồi xuống sát mức với học trò”, cả trong việc dạy và cả trong việc dẫn dắt tâm lý cho các con; Gắn những kiến thức hàn lâm với thực tế để học sinh dễ dàng tiếp thu bài học. Thời kì học sinh phải ở nhà học trực tuyến, thầy đã nghĩ cách cùng đồng nghiệp dạy Vật lí đã gửi dụng cụ thí nghiệm về tận nhà giúp học sinh thực hành đỡ nhàm chán trong thời gian học Oline…. Không chỉ lấp đầy, “vá” những lỗ hổng kiến thức cho học trò, thầy Nghiêm cũng là người đã từng “vá” thành công nhiều vết thương tâm hồn cho các em.

“Hồi tôi dạy lớp 10. Tôi phát hiện một học sinh trông phờ phạc, mặt bạc phếch. Tôi nghĩ con đã đánh điện tử, thức đêm. Tôi hỏi con và bất nhờ nghe con nói: Mấy ngày nay con mất ngủ vì bố mẹ con chuẩn bị ra tòa. Con đang không biết ở với ai. Con ở với mẹ thì không ai chăm sóc bố, ở với bố thì không ai giúp mẹ chăm em. Câu nói đó làm tôi day dứt, vì tôi đã nghĩ oan cho con. Sau đó, tôi đã nhiều lần tỷ tê, trò chuyện giúp con vượt qua khủng hoảng. Sau khi gỡ được tâm lý, cậu bé chú tâm học hành và được giải cấp quận môn Vật lý.

Một lần khác, khi vào dạy ở một lớp 12, tôi đã được cảnh báo trước về một học sinh tăng động. Tôi bị rơi vào cảm giác bất lực vì không tương tác được với em ấy. Sau khi tìm hiểu, tôi biết nguyên nhân là bố mẹ học sinh ấy đã bỏ nhau. Hàng tuần mẹ bế em đến cổng trường đóng anh rồi 3 mẹ con đi ăn… Sau khi biết chuyện, tôi đã quyết định phá vỡ mọi quy tắc cho phép bạn ấy được đi tự do trong lớp, được ngủ…. may mắn sao em ấy không sử dụng quyền ưu tiên và nỗ lực học tập tiến bộ” - thầy kể.

Thầy Nghiêm còn kể rất nhiều câu chuyện kết nối của thầy với học trò và điều quan trọng nhất thầy rút ra được trong những lần hỗ trợ học trò là phải “thấu cảm”.

“Tôi nghĩ thấu hiểu tâm lý của học sinh giúp tôi tương tác với các em dễ hơn. Thành công của học trò không phải là đỗ trường này, trường kia, mà là các con biết suy nghĩ tích cực, chủ động tự học, tự tiến bộ.” – thầy nói.

Chia sẻ giải pháp ở góc độ quản lý, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Anh – hiệu trưởng trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành – cho biết: “Ở trường Nguyễn Tất Thành chúng tôi rất quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. May mắn hơn trường khác là Trường có phòng Tâm lý học đường và có chuyên gia tâm lý rất sớm. Tuy nhiên, không chỉ một mình cô Minh Hằng là chuyên viên tâm lí học đường mà tất cả giáo viên, cán bộ nhân viên trong trường đều là những chuyên gia tâm lý thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ ngay lập tức khi học sinh cần. Chúng tôi không chỉ chờ vào những lúc họp chuyên môn, họp chủ nhiệm, mà bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, giáo viên đều chủ động trao đổi với nhau về những tình huống có vấn đề và cùng nhau giúp học sinh tiến bộ.”

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Anh, để trẻ phát triển tốt sức khỏe tâm thần, cần trao sứ mệnh vào trái tim ấp áp của mỗi thầy cô.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Anh, để trẻ phát triển tốt sức khỏe tâm thần, cần trao sứ mệnh vào trái tim ấp áp của mỗi thầy cô.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Anh cũng chia sẻ trường Nguyễn Tất Thành đã đưa ra nhiều giải pháp chiến lược cho vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. Đó là việc tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục – để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển những thế mạnh riêng của mình và hạnh phúc đến trường; Là tổ chức các hoạt động vì cộng đồng, giáo dục tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm của học sinh, lan tỏa sự tử tế của các con; Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ cha mẹ học sinh để cha mẹ được chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con, đồng hành cùng con; Trao sứ mệnh vào trái tim ấp áp của mỗi thầy cô. “Giáo viên chủ nhiệm chính là người chăm sóc sức khỏe tâm thần tốt nhất cho học sinh” – bà khẳng định.

Bà cũng nhắn nhủ các đồng nghiệp đang ở cương vị quản lý: Hiệu trưởng nên chọn những giáo viên tâm huyết để làm giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Họ sẽ lắng nghe những tâm sự của học sinh như một người bạn, động viên kịp thời chân thành những tiến bộ của học sinh, phát hiện những tình huống có vấn đề và tha thiết tìm giải pháp giúp học sinh bước qua khó khăn.

“Nhiều lúc các thầy cô thấy mệt mỏi, thấy nản, nhưng thầy cô đừng buông, nỗ lực giúp học sinh tiến bộ chắc chắn thầy cô sẽ thấy hạnh phúc. Sức khỏe tâm thần của học sinh là gì, đôi khi chúng ta không thể nhớ khái niệm. Nên hãy cứ nghĩ thật đơn giản chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học trò là tặng niềm vui cho các em và đó là cách để chúng ta chăm sóc sức khỏe tâm thần cho chính mình.” – Tiến sỹ Thu Anh nhắn nhủ.

Theo chia sẻ của giáo viên trong trường, khi có học sinh bị rối nhiễu về tâm lí cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thu Anh luôn đồng hành cùng giáo viên chủ nhiệm động viên, chăm sóc học sinh và tham vấn để cha mẹ học sinh tìm các giải pháp phù hợp hỗ trợ con tiến bộ. Cô Thu Anh luôn là người kết nối các giáo viên dạy trong lớp học cùng phối hợp giúp học sinh bước qua khó khăn và nỗ lực học tập tiến bộ.

Câu chuyện này được khép lại buổi nói chuyện về chủ đề như một minh chứng về một điều tuyệt vời ở trường Nguyễn Tất Thành, nơi tràn đầy sự tận tâm, tận tụy của tất cả các thầy cô vì hạnh phúc, niềm vui và sự trưởng thành của học trò.

Phát biểu tổng kết buổi nói chuyện, Tiến sỹ Phạm Ngọc Anh – Quận ủy viên, Trưởng Phòng Giáo dục Đào tạo quận Cầu Giấy khẳng định tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần của học sinh. Ông cũng thừa nhận quận Cầu Giấy nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung còn đang vướng mắc trong vấn đế này. Cái vướng lớn nhất là khó khăn về nhân lực. Tuy nhiên, qua những câu chuyện từ thực tế của trường Nguyễn Tất Thành, ông khẳng định đây là một mô hình rất tuyệt vời mà các trường nên áp dụng. Mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần nhận thêm vai trò của một người thấu cảm với những tâm tư, hoàn cảnh của học trò.

Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh có vai trò rất quan trọng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số 31 ngày 18/12/ 2017 của Bộ trưởng hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường Phổ thông. UBND quận Cầu Giấy cũng có Kế hoạch số 250 ngày 30/11/2022 của về triển khai mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động phòng tâm lý học đường tại các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...