Tái hiện cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hội trại của học sinh trường Nguyễn Tất Thành

Cô và trò lớp 7a6 với hình ảnh tái hiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh.
Cô và trò lớp 7a6 với hình ảnh tái hiện thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh.
(PLO) - Nhân kỷ niệm 20 thành lập, trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) đã tổ chức chương trình Hội trại dành cho các học sinh. Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những ngày ở làng Trù quê mẹ, đến Bến cảng Nhà Rồng, Mùa thu độc lập... đã được tái hiện sinh động qua các tác phẩm của học sinh dưới mái trường mang tên Bác.

Hội trại của trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành có chủ đề "Theo dấu chân Người - Hồ Chí Minh."

Hành trình "Theo dấu chân Người"  của học sinh Nguyễn Tất Thành được chia theo từng chủ đề cho các khối lớp. Với học sinh lớp 6 là Thời thơ ấu của Bác Hồ - Quê hương nghĩa nặng tình sâu; học sinh khối 7: "Từ những tháng năm học trò đến thầy giáo dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết)". Khối 8: Từ thanh niên yêu nước đến người sáng lập Đảng Cộng sản Việt nam, Học sinh khối 9 tái hiện cuộc đời của Hồ Chí Minh với Cách mạng Tháng Tám năm 1954, Khối 10: Hồ Chí Minh với Thủ đô Hà Nội...

 

Ở mỗi khối, tuy chung một chủ đề, nhưng các lớp lại có hình thức thể hiện riêng, tạo nên bức tranh sinh động đầy đủ về những năm tháng của Người. Ví như lớp 7A6 với chủ đề Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh, lớp Lớp 10D3 Hà Nội mùa đông 1946, Tiền tuyến vẫy gọi của lớp 10D5, Gạch Hồng nuôi chí lớn,  Từ Quảng Châu đến Đường Kách Mệnh, Ánh sáng tự do, Nắng Ba Đình...

 
 
 
 
 
 
 
Một số tác phẩm tiêu biểu của các lớp trong Hội trại Theo dấu chân Người - Hồ Chí Minh
Một số tác phẩm tiêu biểu của các lớp trong Hội trại Theo dấu chân Người - Hồ Chí Minh

Bằng vốn kiến thức môn lịch sử, tình yêu thương, sự kính trọng của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo, các em đã dựng lên những tác phẩm đầy cảm xúc về Bác.

Cũng nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập trường, sáng 18 - 11, tại Hà Nội, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (1998 - 2018) và đón nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ. Tới dự có Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, đại diện các ban ngành, đoàn thể cùng các thầy cô và học sinh toàn trường. Hai mươi năm qua, Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành không ngừng trưởng thành để thực hiện sứ mệnh giáo dục và rèn luyện học sinh trở thành những công dân tương lai mạnh về thể chất, sáng về trí tuệ, giàu có về tâm hồn, có kỹ năng sống tốt, biết tự học, có tinh thần trách nhiệm và nỗ lực sáng tạo không ngừng.

 

Tại buổi lễ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Anh  - Hiệu trưởng nhà trường đã nêu bật những thành tích mà thầy và trò Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã đạt được trong thời gian qua.

Thành lập năm 1998, là một trong 8 trường đầu tiên của cả nước thực hiện thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, trường Nguyễn Tất Thành đã ngày càng khẳng định vai trò tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục.

"Nền tảng văn hóa của ngôi trường mang tên Bác được tạo dựng dựa trên nguyên tắc "Trách nhiệm, yêu thương, thấu hiểu" và quan điểm giáo dục: Tôn trọng, phát huy tính chủ động, sáng tạo, huy động tối đa tiềm năng của từng cá nhân để mỗi học sinh và nhà giáo thực sự nếm trải niềm hạnh phúc trong học tập và cống hiến. Từ ngôi trường này, các học sinh trở thành những công dân sở hữu nền tảng văn hóa tốt, sử dụng thành thạo ngoại ngữ, giỏi công nghệ thông tin, hiểu biết về nghệ thuật, đam mê thể thao, giàu khát vọng sáng tạo." - TS Nguyễn Thu Anh khẳng định. Bên cạnh không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học các môn văn hóa, Nhà trường đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và triển khai  các hoạt động giáo dục. Các câu lạc bộ của nhà trường như: âm nhạc, mỹ thuật, thanh nhạc...các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật, giao lưu quốc tế...đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các em học sinh và nét độc đáo riêng có của Nhà trường. Từ năm 2013 đến nay, nhà trường đã 3 lần vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen, được trao tặng giải thưởng Chu Văn An vì sự phát triển văn hóa giáo dục Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính Phủ.

Trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, thầy và trò trường Nguyễn Tất Thành còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao rất có ý nghĩa như: Triển lãm tranh Sắc màu tuổi 20, đêm nhạc Giai điệu tuổi 20, Giải bóng đá dành cho cựu học sinh Nguyễn Tất Thành, cuộc thi kéo co, đi xe đạp chậm... Các chương trình đều thu hút được sự tham gia hào hứng của các em học sinh, để lại những kỷ niệm khó phai mờ đối với học sinh dưới mái trường mang tên Bác.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...