Phát triển hơn nữa hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 10/10, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 10/10 với chủ đề “Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho mọi người là một ưu tiên hàng đầu”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cũng chia sẻ: “Theo WHO, sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật, ốm đau. Không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm thần. Năm 2019, WHO ước tính cứ 8 người thì có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần. Hàng năm, gần 3 triệu người chết do lạm dụng chất kích thích. Cứ sau 40 giây lại có một người chết do tự sát. Khoảng 50% các rối loạn tâm thần bắt đầu từ năm 14 tuổi”.

Theo thống kê, tại Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số - nghĩa là có gần 15 triệu người. Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ có tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi là điên).

Thực tế tỉ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỉ lệ cao, tới 5,4% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như động kinh (0,33%), chậm phát triển tâm thần (0,63%), mất trí tuổi già (0,88%); rối loạn hành vi ở thanh, thiếu niên (0,9%); lạm dụng rượu 5,3%, ma túy (0,3%)...

Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. “Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời. Chúng ta không nên có sự kỳ thị đối với người rối loạn tâm thần”, ông Thuấn nhấn mạnh.

Theo ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), hiện vẫn còn sự kỳ thị lớn đối với rối loạn tâm thần, do vậy hầu hết mọi người đều ngại ngùng khi thừa nhận các vấn đề sức khỏe tâm thần của họ. Thế nhưng, rối loạn tâm thần cũng giống như bất kỳ bệnh nào khác cần được chẩn đoán và có thể điều trị.

Để tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh cho rằng cần cập nhật, xây dựng các hướng dẫn chuyên môn chẩn đoán, điều trị, quy trình kỹ thuật về tâm thần. Đồng thời, thực hiện đào tạo, phát triển nhân lực chuyên khoa tâm lý; lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần tại tuyến y tế cơ sở để người dân được nâng cao sức khỏe; phát hiện sớm các đối tượng nguy cơ, người có rối loạn tâm thần.

“Qua đây càng thấy rõ nhu cầu phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhất là lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần vào các cơ sở đa khoa, chuyên khoa khác, lồng ghép vào chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đồng thời cần phát triển tâm lý trị liệu và các giải pháp không dùng thuốc khác. Hiện nay ngành Y tế đang tập trung giải quyết vấn đề này”, ông Khuê cho hay.

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, trước những vấn đề sức khỏe tâm thần đang ngày trở nên nghiêm trọng ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 - 2025 tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022, với một trong số các nội dung của mục tiêu chung là “tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.

Tại Lễ mít tinh, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn kêu gọi các cơ quan của Bộ Y tế và các đơn vị liên quan cần đẩy nhanh việc xây dựng các văn bản luật pháp, chính sách, hướng dẫn chuyên môn để tăng cường chăm sóc sức khỏe tâm thần bao gồm cả chuyên khoa sâu và chăm sóc sức khỏe tâm thần cơ bản trong các cơ sở y tế khác và tại cộng đồng, cả chữa trị bằng thuốc và không bằng thuốc.

Sở Y tế tỉnh, thành phố, các cơ sở y tế: bên cạnh củng cố các bệnh viện chuyên khoa tâm thần cần thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tâm thần trong các bệnh viện đa khoa, các bệnh viện chuyên khoa khác có nhiều người mắc rối loạn tâm thần kèm theo như sản khoa, nhi khoa, lão khoa, ung bướu…, lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đối với người dân, cần tăng cường nhận thức về sức khỏe tâm thần để tự chăm sóc cho mình, cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ làm việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp…

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.