Sức khỏe tâm thần vị thành niên - xin đừng xem nhẹ

Trẻ cần thăm khám khi có dấu hiệu rối loạn tâm lý. (Ảnh minh họa)
Trẻ cần thăm khám khi có dấu hiệu rối loạn tâm lý. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Liên tục xảy ra các trường hợp học sinh tự vẫn được cho là vì áp lực học hành. Những sự việc này hết sức thương tâm, đau lòng, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh gióng lên khi mà xã hội chúng ta còn thiếu sự quan tâm và chăm sóc cần thiết đến các vấn đề tâm thần, tâm lý trẻ vị thành niên.

Những câu chuyện đau lòng

Cuộc sống còn rất nhiều em nhỏ đang mang trong lòng tổn thương tâm lý và căn bệnh về tâm thần từ những áp lực cuộc sống. Nhiều trường hợp người thân không nhận ra được, để đến khi hậu quả xảy đến thì quá muộn màng. Đã có một học sinh lớp 5 bỏ nhà ra đi vì bức xúc cha mẹ sau khi sinh em bé không quan tâm đến mình, mẹ thường gắt gỏng, la mắng mình không ngoan. Ba ngày sau gia đình mới tìm được con ở một nơi cách nhà vài chục cây số.

Có những trường hợp, trẻ chọn cách gây tổn thương cho bản thân để giảm những bức xúc, khó chịu trong tâm trí. Chị Nguyễn Bảo Thương, điều dưỡng một bệnh viện tại TP HCM cũng từng có kinh nghiệm thương đau vì không kịp hiểu và giải quyết những vấn đề khúc mắc với con trai đang học lớp 7. Chỉ đến khi phát hiện trên tay con có nhiều vết thương lớn nhỏ, chị giật mình, nói chuyện với con mới biết con trai mệt mỏi vì trên lớp bạn bè bắt nạt, ở nhà thì mẹ và bố đi làm suốt, trực đêm, ít có thời gian quan tâm, ít khi được bữa ăn chung gia đình. Nhìn không khí ấm áp ở các gia đình khác, cậu bé cảm thấy tủi, buồn. Suy nghĩ ấy kéo dài một thời gian khiến cậu bé rơi vào trầm cảm, từng nhiều lần có ý định tự tử, nhưng vì thương cha mẹ nên không dám, đành chọn cách làm tổn thương bản thân.

Còn nhiều trường hợp khác, trẻ bị áp lực học hành, hay nhiều lý do không tên khác, chìm vào những cơn trầm cảm, rối loạn tâm lý, rối loạn lo âu. Nếu gia đình không kịp thời phát hiện, hoặc hậu quả sẽ diễn ra sớm, hoặc để lại những vết thương lớn khi trẻ trưởng thành.

Trên thế giới có khoảng 10-20% trẻ em và thanh, thiếu niên bị các rối loạn tâm thần. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây trên thế giới có một người tự tử (800.000 ca tự tử/năm). Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 - 29 tuổi trên thế giới, chỉ sau tai nạn giao thông.

Số liệu của một số nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%.

Theo Tiến sĩ - bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1, nguyên nhân áp lực học hành quá tải là có thật và đã bàn nhiều. Thế nhưng, trong bối cảnh hiện tại thì ảnh hưởng của dịch COVID-19 là yếu tố thúc đẩy, vô tình đã khiến trẻ em dễ khởi phát các rối loạn sức khỏe tâm lý tâm thần; những bé đã có sẵn tiền sử rối loạn lo âu, trầm cảm cũng bị trầm trọng hơn.

Ghi nhận tại Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong năm qua, khá nhiều phụ huynh đưa con tới khám vì các triệu chứng bất thường. Với các bé ở độ tuổi mầm non thì trở nên ù lì, không hoạt bát, hay la hét, quấy khóc, thấy người lạ là trốn vào phòng đóng cửa. Còn những trẻ lớn ở độ tuổi cấp II, cấp III chủ yếu do suy giảm trí nhớ hậu COVID-19, kém tập trung, học hành giảm sút nên rơi vào trạng thái rối loạn lo âu, trầm cảm.

Ngăn chặn kịp thời khi có dấu hiệu

Theo bác sĩ Đinh Thạc, cha mẹ cần để ý đến những dấu hiệu lạ từ con trẻ. Ví dụ con nói chuyện tự tử thông qua những lời đùa, hoặc nói bâng quơ, cha mẹ không nên “bỏ qua” coi như lời nói vui, mà nên coi đó là một dấu hiệu bất thường trong tâm lý trẻ. Đồng thời, phụ huynh nên phát huy các buổi trò chuyện cùng con, tránh đi những xung đột gay gắt diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, khi có nghi vấn trẻ mắc các bệnh tâm lý, rối loạn tâm thần, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám, điều trị đồng thời có thể sẽ phải cần trị liệu cùng con.

Có thể nhận ra các dấu hiệu bất thường hay bệnh lý tâm thần ở trẻ thông qua nhiều dấu hiệu như: Mất ngủ: Khi thấy con em có biểu hiện mất ngủ, tổng thời gian ngủ trong ngày dưới 4-5 giờ, kèm than phiền mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt, bi quan, chán nản, cho rằng bản thân không đáp ứng được kỳ vọng gia đình,... là dấu hiệu các em đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm; Lo lắng quá mức: Cần chú ý nếu trẻ lo lắng quá mức, than phiền đau đầu, chóng mặt, căng cứng cơ,... khiến trẻ luôn bất an, khô miệng, khó nuốt, sợ đến trường.

Đây có thể là biểu hiện của các rối loạn lo âu lan tỏa; Mệt mỏi vô cớ: Gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sức khỏe, khiến trẻ không thể học tập được; Sử dụng thiết bị điện tử, mạng xã hội quá nhiều: Nếu trẻ lạm dụng thiết bị điện tử để chơi game, mạng xã hội để xem phim trong thời gian dài sẽ gây mờ mắt, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, chú ý và trí nhớ giảm, ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập.

Với các dấu hiệu này, phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ và các chứng nói trên ở trẻ và tìm hướng giải quyết. Tránh đặt kỳ vọng quá cao ở trẻ, gây ra áp lực lớn trong học tập. Tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái, lành mạnh, sắp xếp lịch học tập và thi cử hợp lý, khoa học.

Đồng thời, cha mẹ cần cùng con xây dựng thời gian biểu học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Rèn luyện cách suy nghĩ tích cực, cố gắng giải quyết vấn đề; học cách đối thoại, trình bày vấn đề của bản thân với gia đình và nhà trường. Tăng cường các hoạt động thể thao, ăn uống lành mạnh, tránh các thói quen không tốt như thức khuya, chơi game, sử dụng các chất kích thích...

Cha mẹ cần học cách thay đổi chính bản thân mình để trở thành những bậc phụ huynh cởi mở, có thể chia sẻ cùng con. Nếu có mâu thuẫn xảy ra, cả nhà hãy cùng nhau giải quyết mâu thuẫn bằng cách lắng nghe quan điểm của con và cố gắng giải quyết mâu thuẫn một cách bình tĩnh, không thảo luận về một vấn đề khi đang nóng giận cũng như không lấy quyền làm cha mẹ để áp đặt lý lẽ lên con, trấn áp con trẻ.

Trẻ con giờ đây sống trong một thế giới có vẻ như rộng mở vô biên bởi internet và giao lưu quốc tế, nhưng thực tế lại chịu nhiều tác động tiêu cực từ mạng xã hội, ít được sống đúng với tuổi thơ, thiếu đi tương tác với thiên nhiên, xã hội. Cũng vì thế mà trẻ trở nên mong manh dễ tổn thương hơn. Sớm nhận biết các dấu hiệu để kịp thời ở bên con, tháo gỡ cùng con, thì sẽ ngăn được những hậu quả đau lòng, cha mẹ có thể cùng con đi những bước đường vui vẻ của tương lai.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.