Giếng “mắt rồng” chữa bệnh cứu người ở nhà Tây Sơn tam kiệt

Giếng nước ở Bảo tàng Quang Trung.
Giếng nước ở Bảo tàng Quang Trung.
(PLO) -Từ bao đời nay, dân làng Kiên Mỹ (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) vẫn tin rằng, giếng nước cổ ở Bảo tàng Quang Trung vô cùng linh thiêng, chữa được bách bệnh, trừng phạt kẻ dám mạo phạm và bảo vệ dân làng khỏi bom đạn của kẻ thù...

Nước giếng chữa bệnh?

Không chỉ có người dân địa phương, nhiều du khách đến Bảo tàng Quang Trung đều thành kính dâng hương tại điện thờ Tây Sơn tam kiệt, rồi ra giếng nước phía bên phải điện thờ múc nước rửa mặt với niềm tin sẽ trị được bệnh tật và nhận được may mắn.

Thậm chí, có người còn mang theo chai lọ, thùng can khấn xin rồi múc nước đem về cho người thân trong gia đình cùng uống.

Theo các bậc cao niên trong làng, từ xưa cho đến tận bây giờ, nhiều người dân ở địa phương khi đau ốm nhưng điều trị bằng Tây y, Đông y không hết, liền đến nơi đây dâng hương xin nước uống. Có người còn cho rằng uống nước giếng này sẽ được hưởng lộc tổ tiên, làm cho người uống trí được minh, nghĩa được bền, tình được vẹn.

Theo ông Tô Đình Minh (60 tuổi, ở thôn Kiên Mỹ), người gắn bó với giếng nước từ thuở bé, bây giờ là thợ chụp ảnh ở Bảo tàng Quang Trung, ngày xưa, cả làng Kiên Mỹ chỉ có duy nhất giếng nước trong Điện thờ Tây Sơn tam kiệt nên người dân gọi đó là giếng làng. Nước giếng rất trong và mát. 

Sau này, làng Kiên Mỹ có thêm nhiều giếng mới nhưng nhiều người vẫn thích dùng nước giếng làng. Có những năm nắng hạn, các giếng trong làng đều khô cạn nhưng giếng trong điện thờ vẫn ăm ắp nước.

Giếng này ngày xưa được ghép bằng đá ong, không vôi vữa, không có thành giếng. Giếng sâu khoảng 8m, đường kính gần 1m. Sau này, để giữ gìn nên Ban quản lý Bảo tàng Quang Trung xây thêm thành giếng cũng bằng đá ong và làm hàng rào để bảo vệ.

Lúc còn nhỏ, gia đình ông Minh sống ở gần Điện thờ Tây Sơn tam kiệt và được nghe các tiền nhân truyền tụng những câu chuyện linh thiêng quanh cây me, giếng nước cổ nơi này. Đã có không ít người bất kính bị trừng phạt. 

Du khách tham quan giếng nước ở Bảo tàng Quang Trung.
Du khách tham quan giếng nước ở Bảo tàng Quang Trung.

Ông Minh kể: “Nghe chuyện của người lớn nhưng tôi và bạn bè cùng trang lứa vẫn để ngoài tai, thường xuyên rủ nhau vào điện chơi đùa, nghịch ngợm. Thế nhưng, năm học lớp 11, vào một buổi trưa, bạn bè thách đố nên tôi đưa tay vuốt râu pho tượng bán thân của Hoàng đế Quang Trung, lại còn đặt điếu thuốc lá vào miệng pho tượng, khi về nhà tôi lên cơn sốt cao, co giật. Gia đình mời thầy thuốc đến chữa trị không khỏi. Khi nghe bạn đến thăm kể lại chuyện tôi đã mạo phạm, cả nhà đều hốt hoảng, sợ hãi vô cùng”.

Nói đoạn, ông Minh lấy tay lau mồ hôi trên trán rồi kể tiếp: “Khi ấy mẹ tôi liền sắm sanh lễ vật, mang đến điện thờ, lấy 3 ly nước giếng múc trong điện đặt trước tượng Hoàng đế Quang Trung thành tâm khấn vái, xin tạ tội.

Sau đó để 2 ly nước lại điện thờ, ly còn lại mẹ đem về nhà bảo tôi uống thì cơn sốt bay biến. Từ đó tôi không bao giờ làm việc mạo phạm ở đây và cũng thường xuyên nhắc nhở con cháu không được mạo phạm đến nơi linh thiêng này”.

Trừng phạt tên tỉnh trưởng

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những năm chiến tranh, Điện thờ Tây Sơn còn là nơi nhiều người đến tránh bom đạn, cầu mong anh linh Tây Sơn tam kiệt che chở. “Hồi ấy, cả làng hứng chịu bom đạn của quân thù, người dân sợ hãi nên lên đây trốn đạn. Nhưng chắc có lẽ quân thù biết nơi đây linh thiêng nên không bao giờ chúng dám hó hé đến đây, dù chỉ là một viên đạn bắn từ xa”, ông Minh cho biết.

Lại có chuyện kể rằng, vào năm 1967, sự linh thiêng của Điện thờ Hoàng đế Quang Trung đã ứng vào một quan chức cấp cao rất ngổ ngáo của chính quyền Sài Gòn tại Bình Định. Số là hôm ấy, chiều vợ, trung tá tỉnh trưởng Bình Định lấy xe jeep chở vợ con lên điện thờ để bà vợ cầu khấn. Sau khi thắp hương trong điện, vợ ông Thọ ra thành kính múc nước giếng cổ uống và rửa mặt để lấy lộc thì tỉnh trưởng Thọ tỏ thái độ ngạo mạn, lộ rõ sự bất tín. 

Người chăm lo hương khói cho điện thờ khi ấy là ông Từ Thừa, một nông dân chân chất, bỗng nộ khí xung thiên đứng trước quan tỉnh trưởng, hét lớn giọng vang vang như đang lên đồng: “Mày là thằng nào mà dám ngông nghênh bất kính với Tây Sơn tam kiệt. Tao chém đầu mầy bây giờ”.

Lúc này, tỉnh trưởng Thọ liền quát nạt, đòi giết ông Tư Thưa nhưng được mọi người can ngăn và giải thích rằng nơi này rất linh thiêng. Những người có mặt lúc ấy khi nghe tỉnh trưởng Thọ dọa nạt, ai nghe cũng rợn người. Liền ngay sau đó, vợ của tỉnh trưởng liền ôm bụng kêu đau quằn quại. Bà cố gắng thắp hương khấn vái, một lát sau thì không còn thấy đau nữa. Thấy vậy, tên tỉnh trưởng liền sợ sệt, giục vợ lên xe quay về Quy Nhơn.

Cứ ngỡ chuyện này rồi sẽ qua đi. Nào ngờ ngay hôm sau tỉnh trưởng Thọ nhận được trát của chính quyền Sài Gòn triệu vào Tòa Đại hình ở Nha Trang. Không hiểu chính quyền điều tra từ khi nào nhưng ông này bị buộc tội tử hình vì tham nhũng trong công trình xây dựng sân bay quân sự tại Phù Cát.

Lúc chồng đi thụ án, vợ tỉnh Thọ sực nhớ lại sự cố trên Điện thờ Tây Sơn tam kiệt, liền sắm sanh lễ vật lên điện quỳ lạy khóc xin. Sau đó ông tỉnh trưởng được giảm án từ tử hình xuống còn chung thân. Từ đó, người dân tuyên truyền rằng vì mạo phạm Điện thờ Tây Sơn nên tỉnh trưởng mới bị quả báo như vậy.

Ông Tô Đình Minh kể lại việc mình uống nước giếng khỏi bệnh.
Ông Tô Đình Minh kể lại việc mình uống nước giếng khỏi bệnh.

Giếng nước gắn với nhà Tây Sơn

Theo ông Trần Trung Thông (cán bộ Bảo tàng Quang Trung), giếng nước cổ này cùng với cây me trong Bảo tàng Quang Trung là hai di vật trong vườn nhà của ông Hồ Phi Phúc (cha của ba anh em nhà Tây Sơn) ngày xưa còn lại.

Sau khi ông Hồ Phi Phúc từ làng Phú Lạc (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn) quê vợ sang định cư tại làng Kiên Mỹ gần bến Trường Trầu để thuận lợi cho việc buôn bán, thì có trồng cây me và đào một giếng nước ở hai bên ngôi nhà. 

Theo tìm hiểu, nơi đây cũng là nơi 3 anh em nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lần lượt chào đời. Đến bây giờ, người dân trong vùng còn lưu truyền những câu chuyện về tuổi thơ của 3 anh em nhà Tây Sơn gắn với giếng nước, với cây me trước sân nhà. Chuyện rằng, từ nhỏ đến lớn, ngày ngày 3 anh em nhà Tây Sơn tập võ, luyện công dưới gốc me, đến khi mệt thì sang ngồi quanh giếng nước trò chuyện.

Sau khi khởi nghiệp, cũng tại cây me, giếng nước này, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã chủ trì bao nhiêu cuộc luận bàn chuyện quốc sự cùng văn thần võ tướng. Sự nghiệp của nhà Tây Sơn hầu như gắn chặt với giếng nước, cây me trong vườn nhà ngay từ lúc dấy binh, xuyên suốt thời kỳ lịch sử lẫy lừng.

Sau khi nhà Tây Sơn mất, vua Gia Long triều Nguyễn lên cầm quyền đã thẳng tay đàn áp, tận diệt tất cả những gì liên quan đến dòng họ và vương triều Tây Sơn. Tuy nhiên, cây me và giếng nước trong vườn nhà ông Hồ Phi Phúc vẫn tồn tại.

Để thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với nhà Tây Sơn, năm 1823, người dân làng Kiên Mỹ đã góp công, góp của xây dựng ngôi đình làng trên nền nhà cũ của ông Hồ Phi Phúc để bí mật thờ 3 anh em nhà Tây Sơn nhưng lấy tên là đình Kiên Mỹ và gọi là thờ thành hoàng nhằm che mắt chính quyền. 

Năm 1958, người dân địa phương xây dựng lại ngôi đình ngay trên nền cũ, chính thức lấy tên là Đền thờ Tây Sơn. Sau ngày đất nước thống nhất, tỉnh Nghĩa Bình (nay tách thành Bình Định và Quảng Ngãi) đã xây dựng Bảo tàng Quang Trung bên cạnh khu di tích đền thờ.

Từ thời Tây Sơn đến nay đã hơn 250 năm trôi qua nhưng người dân làng Kiên Mỹ vẫn gìn giữ những di tích và tôn thờ nhà Tây Sơn trong đời sống tín ngưỡng của mình. Trên mảnh đất xưa, cây me, giếng nước vẫn chan chứa biết bao hoài niệm.

Đến nay, người dân vẫn còn lưu truyền các câu ca dao: “Cây me, giếng nước, sân đình/ Ơn sâu, nghĩa nặng, dân mình còn ghi”. Hay câu: “Cây me cũ, bến Trầu xưa/ Dẫu không tình nghĩa cũng đón đưa trọn niềm”.

(Còn nữa)

Tin cùng chuyên mục

Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết được biết đến với mối tình thủy chung. (Nguồn: Thegioigiaitri)

Chuyện tình đẹp như mơ của “Đôi song ca miền thùy dương”

(PLVN) - Vào thập niên 50, 60, cặp đôi danh ca Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết là một trong những “ngôi sao” của làng tân nhạc Việt Nam. Gần 60 năm bên nhau, cặp đôi Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết không chỉ ghi dấu trong lòng người hâm mộ bằng những câu hát rung động lòng người, mà còn bằng mối tình sắt son, thủy chung của cả hai.

Đọc thêm

“Xây Tết” cho gần 2 vạn công nhân

Chương trình "Xây Tết" dành cho gần 2 vạn công nhân (Thùy Dương)
(PLVN) -  Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước diễn ra vào ngày 12/12/2024 tại Báo Nhân Dân.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.