Áp vong, gọi hồn - những bí mật rùng rợn được hé lộ

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Vốn là một bác sĩ pháp y, bạn của người viết bài này – anh Đ.V.Q không mấy tin vào chuyện thần thánh, ma quỷ. Cho đến một lần, nể quá lời năn nỉ của hai vợ chồng một người bạn, anh đi cùng đến chỗ gọi hồn. Những bí mật trong cuộc áp vong rùng rợn được hé lộ...

“Bí mật” được hé lộ từ buổi gọi hồn?

Lý do, hai vợ chồng người bạn của anh Q. quyết định đi gọi hồn vì người vợ cứ ốm đau lay lắt mãi không khỏi. Đi bệnh viện thì không có bệnh gì nghiêm trọng, nhưng người lúc nào cũng cứ như đi mượn, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, khó ngủ.

Bên cạnh đó, chuyện con cái của họ cũng có vấn đề, hai đứa con một trai một gái xinh đẹp khỏe mạnh, học hành đàng hoàng, nhưng cô con gái đã vài lần trắc trở trong tình duyên nên giờ đến tuổi 30 mà vẫn phòng đơn, gối chiếc.

Còn cậu con trai, tu nghiệp nước ngoài về nhưng không hiểu sao chỗ làm nào cũng chỉ trụ được vài tháng rồi vì một lý do nào đó phải bỏ việc. Là người không duy tâm nhưng mãi không giải quyết được vấn đề gia đình, hai vợ chồng họ tặc lưỡi đồng ý lời khuyên của bạn bè rằng thử thỉnh các cụ tiên tổ về hỏi xem sao lại thế, hay có phạm kỵ gì?

“Ngay sau lời khấn của người nhập vong (mà vẫn thường được gọi là đồng cốt), thì đã có tiếng trẻ con léo nhéo phát ra gọi: “Bố ơi!”. Tận tai tất cả mọi người có mặt ở đấy đều nghe thấy. Một người bạn trong nhóm chúng tôi đã có kinh nghiệm đi gọi hồn thì thào giải thích là vong của một đứa trẻ đã nhập vào cô đồng và cô đồng đang nói giọng của đứa trẻ đó” – anh Q. kể lại.  

Nghe gọi thế vợ chồng người đi gọi hồn đều ngơ ngác vì con cái của họ đều còn sống cả, trước đó cả hai người cũng không có con riêng nào. Thấy vẻ ngác ngơ của người chồng, vong thông qua cô đồng lên tiếng:

“Con là con của bố đây, bố không nhận ra con cũng phải vì bố có biết là có con đâu. Nhưng người ngồi cạnh bố là vợ bố chứ không phải là mẹ con”. Rồi cứ thế, vong kể lể rằng ngày xưa người chồng lúc còn trẻ đã đi chiến trường như thế nào, ở đâu, đã quen và yêu một cô gái ở địa phương ra sao.

Sau khi có lệnh chuyển quân, cả hai đều không biết một đứa con chung đã được tượng hình. Cô gái ở lại chịu nhiều điều tiếng thị phi, ngày sinh nở phải cất lều ở bìa làng, đứa con sinh ra ở thiếu thốn, đói rét nên chỉ sống được ở dương thế có chục ngày.

Con mất, quá đau đớn người phụ nữ rời địa phương về quê mẹ sinh sống và hiện giờ chị vẫn đang sống  đơn thân nghèo khó, thờ người mình yêu ở quê ngoại vì cứ đinh ninh là anh đã hy sinh nên mới không về tìm chị như đã hứa….

“Khi nghe cô đồng khóc lóc kể lể tôi tuy giật mình nhưng cũng chưa tin lắm vì những người hành nghề mê tín rất giỏi tâm lý bắt thóp người khác” – anh Q. cho biết. Nhưng khi quay lại nhìn vợ chồng người bạn đang ngồi phía sau thì anh Q. bất ngờ khi thấy người bạn mình vốn ngày thường ngang tàng, cứng rắn thế nay nước mắt chảy tràn mặt và đang cố kìm tiếng nấc.

“Sau buổi gọi hồn thì người bạn mới kể cho chúng tôi rằng, đúng là trước khi lấy vợ anh đã có một mối tình với cô gái địa phương nơi anh đóng quân. Hai người chia tay mà không hề biết mình đã có con với nhau. Ngày chiến tranh kết thúc anh quay trở lại tìm người con gái ấy theo lời hẹn thì làng xóm đã thay đổi rất nhiều, ngôi làng xưa đã bị bom san phẳng, ở ngôi làng mới mọi người không ai biết cô gái đó là ai, ở đâu.

Hồi yêu nhau, anh cũng đinh ninh cô gái là người địa phương gốc cả cha lẫn mẹ nên cũng không hỏi sâu về quê quán. Cứ ngỡ rằng người yêu mình đã chết sau trận bom nên anh lấy vợ khác và cũng cho vợ biết chuyện này” – anh Q. kể lại những gì anh biết từ người bạn.

Sự việc sau đó thế nào thì vì tôn trọng sự riêng tư của gia đình người bạn nên anh Q. không hỏi nữa, nhưng những gì mà anh tai nghe mắt thấy trong buổi gọi hồn thì đã để lại ấn tượng đến nỗi khi kể lại với người viết bài mà giọng anh vẫn còn run. 

Nên có chính kiến trong việc thờ cúng 

Nhiều người đang tin rằng chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp được với người thân đã mất thông qua các hình thức áp vong, gọi hồn. Nhưng thực tế, có đúng vong hồn giao tiếp với chúng ta hay chỉ là sự tưởng tượng, ám thị của chính mình? Người viết bài này không có ý định tuyên truyền mê tín dị đoan nên chỉ xin kể lại câu chuyện trên, không bình luận.

Hơn nữa, vấn đề “Có hay không chuyện gọi hồn?” cũng đã được nhiều nhà tâm linh học, khoa học quan tâm lý giải rộng rãi, công khai. Xin trích dẫn ra đây một vài quan điểm để bạn đọc tự nhận thức và đánh giá. 

TS. Vũ Thế Khanh – Trung tâm Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho biết, thực tế, việc tin vào sự tồn tại của thần thức (linh hồn - ma) sau khi chết đã có từ hàng nghìn đời nay.

Dựa vào kinh sách của nhà Phật và căn cứ vào hàng ngàn, hàng vạn các ca khảo nghiệm thì thấy, sự tương quan giữa thần thức của người đã chết với cuộc đời lúc họ còn sống là do "nghiệp quả" ràng buộc. Nghĩa là nghiệp thức bị trôi theo hiệu ứng của dòng năng lượng (còn gọi là trường sinh học) do các hành vi lúc còn sống tạo ra.

Ví dụ như khi còn sống tạo ra dòng năng lượng an lạc thì khi chết thần thức sẽ trôi trên dòng năng lượng an lạc đó. Nếu khi sống tạo ra dòng năng lượng đau khổ thì khi chết thần thức sẽ bị giam trong chính cái dòng năng lượng đau khổ đó.

Tuy dạng tồn tại của "thần thức" không giống với cơ thể vật lý của người đang sống, nhưng nó vẫn chuyển các "thông điệp" tới cõi giới của người đang sống bằng nhiều hình thức. Người nhận được các thông điệp đó thường được gọi là người có khả năng ngoại cảm.

Nhưng có rất nhiều người do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên chỉ cần thấy một sự kiện khác thường nào đó đã vội gán thành "hiện tượng ngoại cảm, tâm linh". Chính sự hồ đồ đó là "vùng đất" để cho những kẻ lừa đảo, mê tín dị đoan có cơ hội "gieo trồng" những hành vi bất chính, lòe bịp các "tín chủ" nhẹ dạ cả tin.

ThS. Nguyễn Mạnh Quân - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển sức khỏe Thể - Tâm - Trí, Ủy ban nghiên cứu ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam cho biết, những đức tin tôn giáo và các nghiên cứu về đề tài sau cái chết đều công nhận năng lượng của con người sau chết vẫn còn tồn tại nhưng người ta không thể nói là nó đang tồn tại dưới dạng sóng nào.

Để (có thể) tiếp xúc với những năng lượng này thì người ta có thể làm dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có áp vong, gọi hồn. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể tiếp xúc được? Việc tiếp xúc ấy là thật hay chỉ là cảm giác ảo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Để kết thúc bài viết này, xin trích dẫn ra đây một phần trả lời của tổ tư vấn của báo Giác ngộ - cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Theo đó, một độc giả hỏi rằng: “Từ khi mẹ tôi mất đến nay được hai năm, vợ chồng tôi đã ăn chay, giữ giới, niệm Phật, làm nhiều việc thiện, tổ chức trai đàn cầu siêu, thỉnh chư tăng cúng dường… để hồi hướng phước báo cầu siêu cho mẹ. Tuy vậy, tôi vẫn chưa biết mẹ có được siêu thoát hay chưa? Vậy có nên nhờ các nhà ngoại cảm gọi hồn để xem hiện giờ mẹ thế nào?”.

Tổ tư vấn đã trả lời: “Khi người thân mất đi, trách nhiệm của chúng ta là tận tâm dốc lòng cầu nguyện và tạo phước để hồi hướng, mong họ siêu thoát. Còn siêu thoát hay không là do sự tỉnh thức chuyển hóa nghiệp lực của chính họ, thân nhân chỉ trợ duyên mà không thể can thiệp được.

Cho nên, không cần gọi hồn, triệu hồn, cầu hồn hay các phương pháp tương tự vì không mang đến lợi ích thiết thực cho hương linh và chỉ tốn kém, gây lo lắng hoang mang thêm cho thân nhân. Trong bối cảnh cầu cúng mang sắc thái thần quyền đang nở rộ hiện nay, người Phật tử cần thiết lập chính kiến trong việc thờ cúng để khỏi rơi vào tà kiến, mê tín dị đoan” 

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.