Chuyện kỳ bí về núi Mò O

Chùa Thập Tháp lấy núi Mò O làm tiền án
Chùa Thập Tháp lấy núi Mò O làm tiền án
(PLO) -Dân gian đồn rằng, núi Mò O là bình phong của thành Đồ Bàn (hay còn gọi là Vijaya của vương quốc Chiêm Thành xưa) với rất nhiều huyền thoại kỳ bí. Ngọn núi này lọt thỏm giữa bốn bề ruộng đồng bát ngát, thuộc địa phận thôn Lý Tây và Nhơn Thuận (phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn) và sườn Bắc thuộc thôn Chánh Mẫn (xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Bình phong của kinh đô xưa

Chạy xe dọc quốc lộ 1A đoạn qua phường Nhơn Thành sẽ thấy núi Mò O hiện ra giữa cánh đồng. Núi nằm cách biệt hoàn toàn với một quần thể núi, mang vẻ trang nghiêm nhưng không hề xa lạ với mọi người. 

Truyền thuyết kể lại rằng, núi Mò O nửa đất sỏi, nửa đá dăm, đứng sừng sững giữa cánh đồng rộng. Hình thù cổ quái. Trên đỉnh có một lỗ thủng, ngoài tròn trong vuông, rộng chừng hai thước, sâu trên một thước, người ta bảo đó là giếng Tiên. Dưới đáy toàn cát trắng. Trên miệng giếng có hai tảng đá hình tam giác lớn, đứng song song che miệng giếng ở mặt Đông và mặt Tây. 

Trong sách “Nước non Bình Định”, nhà thơ Quách Tấn viết: “Hòn Mò O không cao, chỉ 345 thước, nằm giữa quận An Nhơn và Phù Cát. Có nhiều thầy địa lý bảo rằng, hòn Mò O tiếp nhận đến hai sơn mạch. Một từ Kỳ Đồng xuống.

Một từ Chà Rang chạy xuống thì nhập mạch với Kỳ Đồng vào Mò O thành Lưỡng Long nhập thử, nghĩa là hai con rồng vào một cái đầu. Và Mò O là Đình Tức Long, tức là con rồng dừng lại để thở, rồi chạy xuống bảy hòn núi đất ở Chánh Mẫn cách chừng 3 cây số mới dừng lại”.

Đại đức Thích Viên Kiên (chùa Thập Tháp, ở thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn), cho biết: “Núi Mò O cũng được nhắc đến ở hai câu liễn trước cổng chùa Thập Tháp của hòa thượng Trí Hải (1876 - 1950) là người tinh thông nho học, Phật học và thành thạo văn chương, thư pháp:

“Nguyệt hạ bất xao kim tỏa đoạn/ Sơn tiền chỉ nhậm bạch vân phong”, tạm dịch “Trước núi chỉ cho mây trắng nhóm/ Dưới trăng không gõ khóa vàng rơi”. Đứng ở chùa ngó xuống thì thấy núi Mò O giống như lá buồm, chùa lấy núi làm tiền án. Và đối với địa cuộc của chùa, núi Mò O chịu triều phục nên dáng trông hiền lành, lễ độ”. 

Cũng theo đại đức Thích Viên Kiên, nếu đứng ngoài huyện Phù Cát ngó vào thì núi ngạo nghễ, hung tợn, lưng lởm chởm đá dăm như lưng nhím, miệng mồm há hốc như con gấu toan vồ mồi. Nếu đứng hướng Đông nhìn lên thì là một ông Phật ngồi, hai đùi giãn, hai chân thòng, bụng phơi ra. Còn đứng ở phường Đập Đá (thị xã An Nhơn) trông ra thì núi không hiền cũng không dữ, có thể ví như một con mãnh hổ nằm ngó mông.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những mỏm núi đá mà núi Mò O giương ra hứng gió bấc của hàng ngàn năm để biến thành kim cương. Câu chuyện đẫm vị căn cốt chân tu này được lồng vào một chuyện kể rất trần thế đời người. Người ta cho rằng Mò O là cuối cùng của long mạch, tiềm ẩn và phát tích đế vương.

Núi sống cạnh con người và núi đã tạo cho con người ta khí thiêng. Ngược lại, con người góp phần tạo nên huyền tích cho núi. Mò O sống với quần thể núi non trùng điệp. Đó chính là gò Long Cốt án ngữ mặt phía Bắc của thành Đồ Bàn ngày xưa. Ngọn núi chính là bình phong cho kinh đô Vijaya của vương quốc Chiêm Thành. Sau này là bình phong thành Hoàng Đế của Thái Đức Nguyễn Nhạc.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Bình Định, cho biết: “Theo cách thức xây dựng kinh đô dựa vào triết lý phương Đông và điều kiện bản địa, bức bình phong Mò O hết sức hữu lý, hữu tình.

Mò O thực sự là một trong những nhân chứng sống biểu trưng cho thế đại địa của An Nhơn. Nó không chỉ dừng lại ở vai trò trong cuộc đất hai lần kinh đô, mà cao hơn hết là sự trường tồn trong đời sống và sự ngưỡng mộ của nhân dân, về sự chở che, về uy linh sơn mạch”.

Cũng theo ông Dũng, chẳng phải tới bây giờ núi Mò O mới được phát giác bởi những điều kỳ bí về nó, mà đã từ ngàn đời trước, khi Bình Định nói chung và An Nhơn nói riêng giang tay chào đón những vận hội kinh kỳ thì núi thiêng Mò O thực sự trở thành nơi che chở rất đỗi kỳ vỹ, nó trở thành vùng đất linh thiêng trong tâm thức hoàng triều và thần dân.

Và hơn hai thế kỷ trước, lại một lần nữa núi thiêng Mò O đã làm một thiên chức cao quý của xứ sở đế vương, nơi định đô của một triều đại nông dân rực rỡ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đó chính là triều đại Tây Sơn với bao trang sử bi hùng.

Ở núi Mò O nhìn về bốn phương Nam Bắc Tây Đông, ta sẽ bắt gặp mô hình Thánh địa - Kinh đô - Cảng thị, tương ứng với thành Cha, thành Đồ Bàn (sau này là thành Hoàng Đế) và thành Thị Nại (sau này trở thành quân cảng nhà Tây Sơn).

Những biến thiên trong dòng thời gian đã để lại trên gương mặt đất đai sông núi một chiều sâu trầm lắng. Câu ca dao địa phương còn mãi trong tâm thức: “An Nhơn có núi Mò O/ Có chùa Thập Tháp, có đò Trường Thi”.

Cụ Nguyễn Thị Liên kể về chuyện vàng và đồng đen đi ăn đêm

Cụ Nguyễn Thị Liên kể về chuyện vàng và đồng đen đi ăn đêm

Những câu chuyện kỳ bí

Tương truyền rằng, vào thời vua Lê Cảnh Hưng, khoảng cuối thế kỷ XVII, có một thầy địa lý người Tàu thường hay qua lại trong vùng Tây Sơn để tìm mạch đất. Nguyễn Nhạc lấy làm lạ và quyết tâm theo dõi ông thầy nọ. Và ông đã nhìn thấy nên hoán đổi vị trí hai cây trúc, nhổ cây phía Bắc héo khô sang chỗ cây phía Nam tươi tốt và ngược lại, là huyệt khố mà thầy Tàu đã thử.

Thầy địa Tàu kia thấy hai cây trúc đều bị héo khô, không hay biết rằng do có bàn tay của Nguyễn Nhạc, cứ tưởng là không tìm ra huyệt địa nên bỏ đi. Sau đó, Nguyễn Nhạc đem mộ ông thân sinh tán vào đó.

Cũng có truyền thuyết nói rằng, ông thầy Tàu tìm ra huyệt, về đem xương cốt tiền nhân qua chôn. Nguyễn Nhạc đã dùng mưu kế và đánh tráo chiếc tráp cốt. Thầy địa mang chiếc tráp cốt tiền nhân Nguyễn Nhạc đem chôn mà cứ tưởng cốt tiền nhân của mình. Sau khi nhà Tây Sơn phát tích đế vương, thầy địa Tàu mới biết mình lầm và tìm cách trả thù.

Thầy địa Tàu cùng hai con đến thẳng Quy Nhơn ra mắt vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, tìm cách mê hoặc vua cho đào hai nhánh sông tả hữu trước mặt Hoành Sơn nên long mạch bị phạm. Kế đó, thầy Tàu còn bày cho vua làm phạm thêm long mạch ở phía chân núi Mò O.

Dân gian truyền rằng, ngọn núi Mò O này rất linh thiêng. Người dân xung quanh ngọn núi này chứng kiến những cuộc vàng và đồng đen hay rủ nhau đi ăn đêm. Cả vàng và đồng đen đều rất nhiều tuổi. Chúng đội lốt con trâu, nải chuối hay buồng cau. Nói chung là những loài vật và các loại trái cây quen thuộc mà người xưa đã đúc.

Cụ Nguyễn Thị Liên (80 tuổi, ở dưới chân núi Mò O) cho biết: “Nhiều lúc trong đêm khuya, có người đã bắt gặp vàng và đồng đen di chuyển qua các lùm cây, bờ rào nằm xung quanh núi Mò O. Có người còn bảo rằng chỉ có những ai hợp tuổi với vàng và đồng đen, dùng cái khăn quệt với máu chó thì mới bắt được chúng. Những năm mất mùa, đói kém thì y rằng năm đó trâu vàng hoặc trâu đồng đen thường hay đi ăn nhiều”. 

Nói về những huyền tích của núi Mò O này, ông Dũng bảo: “Trong khoảnh khắc lắng đọng khi đứng ở núi Mò O, tôi cơ hồ nghe văng vẳng cuộc đối thoại giữa núi sông, thành quách, đền tháp với dòng thời gian dâu bể.

Dọc những xóm làng, thị tứ, đồng mía, rừng xoài, những cỗ xe ngựa gập ghềnh từ rạng đông cho tới hoàng hôn gây cho tâm trí chút cảm giác bồng bềnh cùng quá vãng. Một quá vãng được hợp thành giữa các mặt đối lập: vĩnh hằng và phù vân, thánh thần và yêu qủy, ngai vàng và bùn đất, thống lĩnh và nô bộc, sinh thành và hủy diệt”.

Và cho đến tận ngày nay, ngọn núi Mò O kỳ lạ ấy vẫn còn tồn tại, thách thức với thời gian. Nó đứng đó sừng sững trong sắc trời kinh xưa, vừa uy nghi ngạo nghễ, vừa trầm mặc, hiền hòa.

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.