Giao lưu trực tuyến về Thừa phát lại

Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoàng Diệp tặng hoa, chào đón các vị khách mời.
Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam Vũ Hoàng Diệp tặng hoa, chào đón các vị khách mời.
(PLO) - 9h hôm nay, 10/5, Chương trình giao lưu trực tuyến về lĩnh vực Thừa phát lại chính thức diễn ra trên Pháp luật Việt Nam điện tử (baophapluat.vn). Các khách mời: ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình; ông Chu Xuân Hòa, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Thủ đô; ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng đã giải đáp mọi câu hỏi của độc giả...

Bạn đọc Nguyễn Thị Mỹ ở Hoài Đức, Hà Nội hỏi: Thừa phát lại là gì? Văn phòng thừa phát lại cung cấp dịch vụ gì cho người dân?

Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Ba Đình:

Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Ba Đình:

Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Ba Đình:

Trước hết, thay mặt cho ba khách mời, tôi xin gửi lời chào trân trọng tới Quý độc giả báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Được có mặt ở báo Pháp luật Việt Nam điện tử để trực tiếp giao lưu với Quý độc giả về Thừa phát lại là niềm vui lớn của những người làm Thừa phát lại, tâm huyết với Thừa phát lại như chúng tôi.

Về câu hỏi của chị Mỹ, tôi xin trả lời như sau:

Chế định Thừa phát lại ở Việt Nam đã tồn tại trong suốt thời kỳ Pháp thuộc và thời gian đầu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa mới giành được chính quyền (chính thức là cho đến ngày 22/5/1950, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL về “Cải cách bộ máy Tư pháp và Luật Tố tụng”). Còn ở Miền nam, chế định Thừa phát lại tiếp tục tồn tại đến năm 1975, khi cách mạng giải phóng Miền nam thành công, đất nước thống nhất.

Thực hiện chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 14/11/2008 Quốc hội khóa 12 ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 cho thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 23/11/2012, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Và ngày 25/11/2015 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13, chính thức cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi toàn quốc kể từ ngày 01/01/2016.

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì: Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm một số công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ông Nguyễn Văn Lạng (ngồi giữa) đang tư vấn trực tuyến cho bạn đọc
Ông Nguyễn Văn Lạng (ngồi giữa) đang tư vấn trực tuyến cho bạn đọc

Như vậy, một mặt Thừa phát lại không phải là công chức, không phải người được khoác áo nhà nước, nhưng mặt khác, Thừa phát lại được nhà nước tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và bổ nhiệm để làm những công việc thuộc thẩm quyền nhà nước. Khi thực hiện những công việc này, Thừa phát lại được sử dụng quyền lực nhà nước.

Những dịch vụ Thừa phát lại cung cấp cho người dân là:

Theo Điều 3 Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì ngoài nhiệm vụ tống đạt các văn bản, quyết định cho Tòa án và các cơ quan Thi hành án, Thừa phát lại được cung cấp cho dân những dịch vụ sau:

Thứ nhất: Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Vi bằng có hai giá trị pháp lý cụ thể:

-       Vi bằng có giá trị chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ án.

-       Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Với dịch vụ này, người dân có điều kiện tự bảo vệ mình trong các giao dịch dân sự, tự mình tạo lập chứng cứ khi có tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thứ hai: Thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự:

Theo quy định của pháp luật, người dân có thể nhờ Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Văn phòng Thừa phát lại đóng trụ sở. Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Văn phòng Thừa phát lại đóng trụ sở trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó. Việc xác minh bao gồm: truy tìm tài sản của người phải thi hành án, bao gồm cả bất động sản, tài sản đang do người thứ ba giữ; xác minh tài khoản tiền gửi tại kho bạc, ngân hàng, các tổ chức tín dụng; tìm các nguồn thu khác của người phải thi hành án; … Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án mà Thừa phát lại cung cấp để yêu cầu thi hành án tại Cơ quan thi hành án dân sự, hoặc Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền để được thi hành.

Thứ ba:  Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án Dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Với dịch vụ này, người dân có quyền lựa chọn đơn vị tổ chức thi hành án cho mình hiệu quả với mức chi phí hợp lý.

Bạn đọc Nguyễn Lan Hương (Yên Dũng, Bắc Giang) hỏi: Vi bằng là gì? Thù lao cho việc lập vi bằng có quy định mức trần không? Nếu vi bằng không được Tòa án thừa nhận thì thừa phát lại chịu trách nhiệm như thế nào?

Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô: Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định "Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác."

Điều 7 Thông tư liên tịch số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC- VKSNDTC- BTC ban hành ngày 28/02/2014 quy định: "Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật."

Cụ thể và thực tế hơn, Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Ông Chu Xuân Hòa đang giải đáp nhiều thắc mắc cho độc giả về thừa phát lại
Ông Chu Xuân Hòa đang giải đáp nhiều thắc mắc cho độc giả về thừa phát lại

Hiện nay chưa có văn bản nào quy định mức giá trần khi lập vi bằng. Tuy nhiên khoản 2 Điều 7 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP quy định: “Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thỏa thuận thêm các khoản chi phí thực tế phát sinh”; Khoản 1 Điều 16 Thông tư 09 quy định: “Văn phòng Thừa phát lại quy định và niêm yết công khai khung giá về chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính. Trên cơ sở khung giá đã niêm yết, người yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh gồm: chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có)”.

Như vậy, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể mức chi phí lập vi bằng của các văn phòng TPL mà để các văn phòng tự thỏa thuận với khách hàng và phụ thuộc vào chi phí thực tế phát sinh của mỗi vi bằng .

Nếu Vi bằng không được Toà án công nhận thì phải xem lý do vì sao ?nếu lý do TPL vi phạm thẩm quyền , phạm vi ,thủ tục cũng như các điều cấm trong việc lập Vi bằng thì TPL phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật và phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra theo qui định của pháp luật .

Bạn Nguyễn Huyền Trang (Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Tôi không nhận giấy triệu tập do Thừa phát lại tống đạt vì tôi chẳng biết họ là ai. Vậy nếu tôi từ chối giấy triệu tập do Thừa phát lại tống đạt thì cán bộ Tòa án có đến chuyển giấy triệu tập  tiếp cho tôi nữa không?

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng: Tống đạt là 01 trong 04 công việc của Thừa phát lại được pháp luật giao, theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 về tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại. Trường hợp đương sự không nhận giấy triệu tập của Tòa án do Thừa phát lại tống đạt, Cán bộ Tòa án không có trách nhiệm phải chuyển tiếp giấy triệu tập cho đương sự.

Bạn Vũ Văn Tú (Quận 1, TP HCM) hỏi: Tôi đọc một số văn bản thấy nói Thừa phát lại được làm nhiều việc hơn cả Chấp hành viên (ngoài chức năng thi hành án, Thừa phát lại còn tống đạt văn bản của tòa án, lập vi bằng). Như vậy Thừa phát lại có quyền "to" hơn Chấp hành viên không?

Ông Phạm Anh Dũng đang trả lời câu hỏi của độc giả
Ông Phạm Anh Dũng đang trả lời câu hỏi của độc giả

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng: So sánh về các công việc cụ thể giữa Chấp hành viên và Thừa phát lại thì thấy Thừa phát lại được giao làm nhiều việc hơn Chấp hành viên đúng như bạn nói (VD: tống đạt văn bản của Tòa án, lập vi bằng).

Nhưng so sánh quyền hạn giữa Chấp hành viên và Thừa phát lại để nói rằng Thừa phát lại có quyền "to" hơn Chấp hành viên lại là sự so sánh khập khiễng, vì Chấp hàng viên là Công chức nhà nước; Thừa phát lại được bổ nhiệm để thực thi công việc Bổ trợ tư pháp và chỉ được giao thực hiện một số công việc cụ thể thuộc công vụ nhà nước như tống đạt, xác minh điều kiện thi hành án, trực tiếp thi hành án.

Nhiều độc giả gửi câu hỏi cho ông Phạm Anh Dũng
Nhiều độc giả gửi câu hỏi cho ông Phạm Anh Dũng

Bạn đọc Trần Văn Nam ở Hải Hậu, Nam Định hỏi: Thừa phát lại có khác công chứng? Có khác luật sư?

Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Ba Đình: Thừa phát lại, Công chứng, Luật sư đều là các chức danh Tư pháp, đều là những người có trình độ cử nhân Luật trở lên được nhà nước bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn nhất định . Tuy vậy, mỗi chức danh Tư pháp này lại được Nhà nước giao cho làm những công việc khác nhau theo quy định của pháp luật.

Thừa phát lại được nhà nước giao cho làm một số công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, như thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án, tống đạt các quyết định, giấy tờ của Tòa án, của cơ quan Thi hành án dân sự và các công việc khác theo pháp luật hiện hành. Khi thực hiện các công việc này, Thừa phát lại được sử dụng quyền lực nhà nước.

Còn Công chứng được nhà nước giao cho việc chứng kiến và công nhận tính xác thực, hợp pháp của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng, Phòng công chứng.

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật của mỗi quốc gia. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng). Luật sư cung cấp các dịch vụ pháp lý như:tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng.

Bạn Vũ Lê Giang (Nam Sách, Hải Dương) hỏi: Xin các khách mời cho biết pháp luật quy định vi bằng có giá trị sử dụng trong bao lâu? 

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng: Pháp luật không có quy định về thời hạn sử dụng của vi bằng. Do vi bằng là chứng cứ nên vi bằng có giá trị sử dụng lâu dài khi được bảo quản và lưu trữ đúng quy định.

Phó TBT Báo PLVN Vũ Hoàng Diệp (thứ 3 từ trái sang) cùng các khách mời
Phó TBT Báo PLVN Vũ Hoàng Diệp (thứ 3 từ trái sang) cùng các khách mời

 Bạn Lưu Văn Thuyết (thành phố Nam Định) hỏi: Hàng xóm nhà tôi tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà. Sau một tháng thi công, nhà tôi có dấu hiệu bị nứt tường và hư hỏng nhiều chỗ. Trước tình trạng này, người hàng xóm đã đồng ý trả cho gia đình tôi 100 triệu đồng để sửa chữa, dặm vá lại nhà. Sau đó việc xây nhà tiếp diễn, nhưng người hàng xóm lại không thực hiện lời hứa bồi thường cho tôi.Thừa phát lại có thể giúp tôi có bằng chứng để kiện người hàng xóm ra tòa được không?

Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô: Tôi xin hỏi thêm việc hàng xóm của bạn đồng ý trả cho bạn 100 triệu để sửachữa , dặm vá lại nhà do việc xây dựng nhà của họ gây ra , có tài liệu gì chứng minh và ai làm chứng không?

Nếu có:

Thừa phát lại sẽ giúp bạn lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà tại thời điểm hiện tạicùng với các tài liệu đã có để làm căn cứ khởi kiện ra tòa án, yêu cầu tòa án buộc chủ nhà hàng xóm phải bồi thường thiệt hại cho bạn .

Khi tòa án thụ lý giải quyết thì tòa án sẽ tiến hành trưng cầu giám định và xác định nguyên nhân gây thiệt hại và mức độ thiệt hại cũng như chi phí khắc phục thiệt hại.

Nếu không có tài liệu chứng minh:

Ngoài việc lập Vi bằng ghi nhận hiện trạng , khi hang xóm tiếp tục xây dựng và tiếp tục làm hư hỏng nhà bạn , TPL sẽ tiếp tục lập VB ghi nhận hiện trạng đẻ dung làm căn cứ so sánh khi toà xét xử.

Độc giả đặc biệt quan tâm tới sự phát triển và tương lai của nghề thừa phát lại
Độc giả đặc biệt quan tâm tới sự phát triển và tương lai của nghề thừa phát lại

Bạn Nguyễn Hoàng Hà (Thái Bình) hỏi: Tôi đang có ý định mua căn nhà nhưng rất phân vân vì sổ đỏ chung với chủ nhà. Chủ nhà có hứa sau khoảng 1-2 năm nữa có thể làm thủ tục tách sổ nhưng tôi vẫn cảm thấy không yên tâm. Thừa phát lại có thể giúp gì cho tôi để hạn chế rủi ro phát sinh không?

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng: Tình huống này thường gặp rất nhiều trong đời sống xã hội hiện nay. Việc hạn chế, ngăn ngừa và loại trừ các yếu tố rủi ro trong thỏa thuận giao dịch này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ pháp luật và kinh nghiệm thực tế của Thừa phát lại. Để hạn chế rủi ro phát sinh, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng cho bạn. Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng luôn là người bạn đồng hành và cam kết sẽ tạo cho bạn một cơ sở pháp lý vững chắc, mang đến cho bạn một niềm tin tuyệt đối khi xác lập vi bằng cho bạn.

Bạn Nguyễn Tùng Dương (Nam Sách, Hải Dương) hỏi: Tôi định mua đất xen kẹt trong khu dân cư để làm nhà ở nhưng chưa có “sổ đỏ” nên không thể đến phòng công chứng để làm hợp đồng chuyển nhượng được. Tôi nghe nói người ta có thể lập “công chứng thừa phát lại”. Xin được quý báo giải đáp giúp tôi có thể nhờ dịch vụ này hay không?

Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô

Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô

Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô: Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đăng ký trước bạ, sang tên cho bên mua (đăng ký biến động) tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận (huyện).

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà trên thực tế, các bên trong giao dịch không thể lập thành văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay. Chẳng hạn như: Nhà đất còn nợ thuế; nhà đất đang làm thủ tục tách thửa; nhà đất đang kê khai di sản; nhà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng…

Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên trong giao dịch (đặc biệt là bên mua). Nếu do nhu cầu và khả năng, bạn vẫn tiến hành giao dịch trên thì cần dự liệu và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

Trong giao dịch này sẽ phát sinh nghĩa vụ giao nhận tiền và giao nhận giấy tờ. Do đó, các bên liên quan cần xác lập vi bằng về việc đã giao nhận tiền và giấy tờ, nhà đất để chứng minh khi cần thiết. Việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất có sự ghi nhậncủa Thừa phát lại – Hay còn gọi là lập vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất là một trong những chứng cứ vững chắc để chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ này. Đây là chứng cứ ghi nhận việc Bên mua giao tiền cho Bên bán và Bên bán giao giấy tờ cho Bên mua.Quá trình giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ được Thừa phát lại chụp ảnh đảm bảo tính chính xác, khách quan và trung thực.Vi bằng được đăng ký tại Sở Tư Pháp thành phố.

Cần lưu ý rằng giá trị của vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực – Tức là vi bằng không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua. Vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa và các quan hệ pháp lý khác, dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất... làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Vì vậy, không có cái gì gọi là “vi bằng công chứng thừa phát lại”, mà chỉ có vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất đề làm cơ sở cho các quan hệ pháp lý khác, hoặc làm cơ sở để giải quyết tranh chấp về sau.Cụm từ "công chứng Thừa phát lại" mà các cò đất dùng để dụ khách hàng của mình nói trên không phải là một thuật ngữ pháp lý.Đó là một cách dùng từ sai và tùy tiện của các cò đất nhằm mục đích thuyết phục khách hàng rằng đã có sự đảm bảo về mặt pháp lý của giao dịch bất động sản mà họ tham gia.

 

Bạn Chu Xuân Anh (thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) hỏi:  Muốn được mở văn phòng thừa phát lại, cần có tiêu chuẩn gì?

Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Ba Đình: Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại.

Thừa phát lại thành lập văn phòng Thừa phát lại phải có hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại gửi Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại;

b) Đề án thành lập văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ về sự cần thiết thành lập; dự kiến về tổ chức, tên gọi; bộ máy giúp việc, trong đó nêu rõ số lượng, chức danh, trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị của họ; địa điểm đặt trụ sở; các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

Trụ sở văn phòng Thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động.

Tổ chức văn phòng Thừa phát lại gồm:

- Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.

- Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại văn phòng Thừa phát lại.

- Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý theo quy định. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 10 của Nghị định này và phải có trình độ từ Trung cấp Luật trở lên.

- Nhân viên kế toán;

- Nhân viên hành chính khác (nếu có).

Kèm theo đề án phải có các tài liệu chứng minh đủ điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại.

Phó TBT Vũ Hoàng Diệp chúc mừng các vị khách mời đã có những câu trả lời thấu đáo về lĩnh vực thừa phát lại
Phó TBT Vũ Hoàng Diệp chúc mừng các vị khách mời đã có những câu trả lời thấu đáo về lĩnh vực thừa phát lại

Bạn Nguyễn Văn Nghĩa (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) hỏi: Thừa phát lại có được lập vi bằng ghi nhận về hành vi của một số cán bộ, công chức mà người dân cho rằng đang nhũng nhiễu, làm khó dân hay không?

Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô: Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 thì Thừa phát lại được phép lập vi bằng về các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp:

- Liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng;

- Vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;

- Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Với những quy định như vậy thì pháp luật không cấm Thừa phát lại tiếp nhận yêu cầu lập vi bằng ghi nhận các hành vi thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, có hai luồng quan điểm khác nhau về vấn đề này, một bên đồng ý lập vi bằng và một bên không.

Ngày 19/09/2014 Tổng cục thi hành án dân sự – Bộ Tư pháp ban hành công văn số 4003/BTP-TCTHADS về việc hướng dẫn một số nội dung trong hoạt động Thừa phát lại gửi các Sở Tư pháp các địa phương đang có hoạt động thí điểm chế định Thừa phát lại và các Văn phòng Thừa phát lại. Trong đó, có nội dung đáng chú ý là hướng dẫn việc lập vi bằng liên quan đến sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ. Theo đó, Thừa phát lại “không được lập vi bằng các hành vi, sự kiện của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp các sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng”.

Như vậy các trường hợp mà người dân cho rằng một số cán bộ, công chức đang nhũng nhiễu, làm khó dân thì thừa phát lại có thể lập vi bằng ghi nhận việc nhũng nhiễu làm khó dân của cán bộ công chức nhà nước.

 

Bạn Lưu Quỳnh Lâm (Thành phố Đà Nẵng) hỏi:  Thừa phát lại được phép xác minh điều kiện thi hành án cũng như thi hành bản án. Tuy nhiên một số cá nhân, tổ chức (VD ngân hàng) không phối hợp với Thừa phát lại thì có chế tài gì không?

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng: Xác minh điều kiện thi hành án là 01 trong 04 công việc Thừa phát lại được làm, quy định tại Điều 3, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 về tổ chức, hoạt động của Thừa phát lại.; Chế tài bảo đảm hoạt động của TPL, trong đó có việc xác minh điều kiện thi hành án, được quy định tại Điều 4 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP; Khoản 6, Khoản 7 Điều 44 Luật số 64/2014/QH13 ngày 25/11/2014 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi hành án Dân sự (Luật số 26/2008/QH12 ngày 14/11/2008) và riêng đối với Ngân hàng còn chịu chế tài điều chỉnh quy định tại Thông tư số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN, Thông tư liên tịch ký giữa Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 17/01/2014, hướng dẫn việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng.

 Bạn Hoàng Thị Hoa (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) hỏi: Thưa ông Lạng, việc điều tra xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện bởi các Thừa phát lại có gì khác so với việc điều tra xác minh điều kiên thi hành án của các chấp hành viên?

Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Ba Đình: Việc xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại và Chấp hành viên thực hiện về cơ bản giống nhau về trình tự, thủ tục thực hiện. Cũng giống như đối với Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án và phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp. Tuy nhiên pháp luật quy định về thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại có phần mềm dẻo hơn.

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của tất cả các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở Văn phòng Thừa phát lại.

Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó.

Bạn Lê Hoàng Anh (Đông Sơn, Thanh Hoá) hỏi: Xin cho biết giữa Thừa phát lại và cơ quan thi hành án hiện nay có gì giống và khác nhau?

Ông Nguyễn Văn Lạng, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Ba Đình: Thừa phát lại và cơ quan Thi hành án dân sự hiện nay có điểm giống nhau là: Cùng có chức năng thực hiện việc tổ chức thi hành án khi có yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án nhân dân; Khi tổ chức thi hành án Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Và dù là Thừa phát lại hay Chấp hành viên đều phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục, tuân thủ các quy định của pháp luật về thi hành án, và đều chịu sự kiểm sát của Viện Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và quy định pháp luật liên quan.

Tuy nhiên, nếu như cơ quan Thi hành án dân sự là cơ quan nhà nước, mọi hoạt động đều được ngân sách nhà nước cấp, thì Thừa phát lại không phải cơ quan nhà nước, mọi chi phí cho hoạt động đều phải tự lo. Hệ thống pháp luật về Thừa phát lại cũng chưa được hoàn thiện cũng gây khó khăn nhiều cho hoạt động của Thừa phát lại.

 Bạn đọc Phan Thị Phương (thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) hỏi: Chồng tôi không may mất sớm trong một vụ tai nạn giao thông. Hai chúng tôi chưa có con chung. Sau khi chồng tôi mất, gia đình chồng không muốn tôi hưởng số tài sản chồng tôi để lại nên thường xuyên có những lời lẽ xúc phạm, đe dọa, đòi đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi có thể nhờ Thừa phát lại lập vi bằng để làm chứng cứ hành vi đe dọa này để tố cáo họ không?

Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô: Bà có thể nhờ Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận về những lời lẽ xúc phạm, đe dọa, đòi đuổi bà ra khỏi nhà của những người trong gia đình chồng bà để làm chứng cứ tố cáo họ hoặc khởi kiện họ ra Tòa án.

Bạn (Trần Văn Sơn, ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) hỏi: Người vị thành niên có được nhờ thừa phát lại lập vi bằng cho mình không?

Ông Chu Xuân Hoà, Trưởng Văn phòng Thừa Phát lại Thủ đô: Chưa có văn bản pháp luật cụ thể quy định người vị thành niên có hay không được nhờ TPL lập vi bằng cho mình. Tuy nhiên theo quy định tại Bộ luật dân sự thì: “ Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”. Khi người yêu cầu lập vi bằng có yêu cầu lập vi bằng thì phải có đơn yêu cầu lập vi bằng và ký hợp đồng dịch vụ lập vi bằng với văn phòng TPL, do vậy căn cứ theo Bộ luật dân sự thì : “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.

Như vậy tùy từng trường hợp cụ thể mà Người vị thành niên được yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng.

Bạn Trần Thị Hiền (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) hỏi: Tôi đang có ý định mua căn nhà nhưng rất phân vân vì "sổ đỏ" chung với chủ nhà. Chủ nhà có hứa sau khoảng 1-2 năm nữa có thể làm thủ tục tách sổ nhưng tôi vẫn cảm thấy không yên tâm. Thừa phát lại có thể giúp gì cho tôi để hạn chế rủi ro phát sinh không?

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng: Tình huống này thường gặp rất nhiều trong đời sống xã hội hiện nay. Việc hạn chế, ngăn ngừa và loại trừ các yếu tố rủi ro trong thỏa thuận giao dịch này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ pháp luật và kinh nghiệm thực tế của Thừa phát lại. Để hạn chế rủi ro phát sinh, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng cho bạn. Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng luôn là người bạn đồng hành và cam kết sẽ tạo cho bạn một cơ sở pháp lý vững chắc, mang đến cho bạn một niềm tin tuyệt đối khi xác lập vi bằng cho bạn.

Bạn Bùi Thị Lan (thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên) hỏi: Thừa phát lại thực hiện cưỡng chế thi hành án như thế nào? có giống với cơ quan Thi hành án dân sự của nhà nước không?

Ông Phạm Anh Dũng, Phó Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Hai Bà Trưng: Trong việc thực hiện cưỡng chế thi hành án, Thừa phát lại thực hiện việc cưỡng chế thi hành án giống như Chấp hành viên, nhưng Thừa phát lại khác Chấp hành viên là không được ra quyết định xử lý vi phạm hành chính trong quá trình thi hành án; không được sử dụng công cụ hỗ trợ.

10h, các vị khách mời trân trọng gửi lời cảm ơn tới Quý độc giả đã nhiệt tình tham gia giao lưu trực tuyến về Thừa phát lại. Những câu hỏi chưa được hồi đáp, các vị khách mời sẽ trao đổi trực tiếp với Quý độc giả sau chương trình.

Tin cùng chuyên mục

Chân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

infographicChân dung tân Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

(PLVN) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Hội Luật gia Việt Nam Khóa XIII nhiệm kỳ 2019-2024 giữ chức Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Đọc thêm

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thẩm định dự án Luật Cấp, thoát nước

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Sáng 9/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật Cấp, thoát nước. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn.