Nhìn lại 'lịch sử' phong hàm giáo sư ở Việt Nam

Nhìn lại 'lịch sử' phong hàm giáo sư ở Việt Nam
(PLO) - Thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư (GS) Nhà nước và Hội đồng Chức danh GS Nhà nước đã nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc vì còn có hồ sơ ứng viên chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn, cần xác minh thêm trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.

Xin rút kinh nghiệm sâu sắc!

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hội đồng chức danh Giáo sư (GS) Nhà nước rà soát lại danh sách ứng viên, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ - Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS nhà nước đã giao Thanh tra Bộ chủ trì xác minh làm rõ. 

Ngày 6/3 vừa qua, trong danh sách mới chỉ còn 74 người được công nhận đạt tiêu chuẩn GS, 1.057 người đạt chuẩn PGS. 

Như vậy, 95 người không còn tên trong danh sách mới. Trong số đó, có nhiều cán bộ quản lý mà dư luận cho rằng không cần thiết phải có học hàm như ứng viên GS Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế, ứng viên GS Lê Quân - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, ứng viên PGS Trương Xuân Cừ - Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc, ứng viên PGS Hà Anh Đức - thư ký Bộ trưởng Bộ Y tế, ứng viên PGS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), ứng viên PGS Lê Quang Minh - Giám đốc Sở Y tế Hà Nam, ứng viên PGS Trịnh Thanh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế kỹ thuật (Bộ Khoa học và công nghệ)...

Có hay không việc “chạy nước rút”?

Bộ GD&ĐT cũng cho biết đang khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định thay thế Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng ngay từ đợt xét công nhận mới.

Mổ xẻ việc số lượng GS, PGS đột biến trong năm nay, dư luận cho rằng đó là kết quả của quá trình các ứng viên "chạy nước rút" trước khi dự thảo quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS mà Bộ GD&ĐT lấy ý kiến gần 1 năm nay chính thức được ban hành. 

Theo dự thảo này, tiêu chuẩn để được công nhận GS, PGS sẽ nâng lên rất cao và sẽ rất ít người có thể đạt được các tiêu chuẩn đó. 

Cụ thể, các GS, PGS phải sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn (đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở giáo dục ĐH sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc trong đào tạo.

Có chứng chỉ TOEFL IBT điểm tối thiểu 56 hoặc IELTS điểm tối thiểu 5.5. Từ năm 2018-2020, tăng thêm 5 điểm mỗi năm trên thang điểm TOEFL IBT và tăng thêm 0.5 điểm mỗi năm trên thang điểm IELTS). Ngoài ra, các ứng viên chức danh GS, PGS phải có công bố quốc tế. 

Nghĩa “giáo sư” từng chỉ “người dạy học”

Trước tiên, xin được nói về cách hiểu danh từ “giáo sư” trong tiếng Việt (dẫn theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công):

1.Đại Nam Quấc âm tự vị (Huình Tịnh Paulus Của-xuất bản 1895): “Giáo sư: Thầy dạy học, dạy đạo lý.”

2.Việt Nam tự điển (Hội khai trí tiến đức-xuất bản 1931): “Giáo sư: thầy dạy học.”

3.Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh-xuất bản 1932): “Giáo sư: Thầy dạy học (professeur, meitre)

Như vậy, các sách từ điển (1), (2), (3) xuất bản trước 1945 đều thống nhất: “Giáo sư” có nghĩa chung là thầy dạy học. Tuy nhiên, cũng là “thầy dạy học” nhưng trong thực tế có sự phân biệt: thầy dạy từ Trung học (đệ nhất niên đến đệ tứ niên) Tú tài (bán phần 2 năm và toàn phần 3 năm) trở lên mới được gọi là “giáo sư”.

Riêng thầy dạy cấp Tiểu học chỉ gọi là “hương sư” (thầy giáo dạy trường làng). Sau khi Nhà nước phong hàm giáo sư đợt đầu tiên (1956), danh từ “giáo sư” không còn và không thể được hiểu, được dùng theo nghĩa duy nhất trước đây là “thầy dạy học” nữa.

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên-xuất bản 1988) đã đưa ra nghĩa mới của “giáo sư” để phân biệt với cách hiểu cũ như sau:

-“Giáo sư: 1.Học hàm cao nhất phong cho cán bộ có trình độ cao trong giảng dạy, nghiên cứu và phát triển khoa học: giáo sư sử học; được phong hàm giáo sư. 2.Người được nhận hàm giáo sư: vị giáo sư; mời giáo sư lên phát biểu. 3 [cũ] người dạy ở trường trung học hay trường đại học thời trước.”

-Từ điển từ và ngữ Hán Việt (GS Nguyễn Lân-xb 1988): “Giáo sư (giáo:dạy bảo; sư: thầy giáo) 1. Cán bộ giảng dạy cao cấp ở trường đại học: Một giáo sư nổi tiếng về những công trình nghiên cứu của mình. 2. Người dạy bảo: Thi đua ái quốc là trường đào tạo cán bộ rất rộng lớn mà giáo sư chính là quần chúng (Trường Chinh)

-Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân-xb 2003, tái bản 2006): “Giáo sư: danh từ (Hán: sư: thầy) Cán bộ giảng dạy cao cấp ở trường đại học: Một giáo sư nổi tiếng về những công trình nghiên cứu của mình”.

Cần người xứng đáng chứ không phải danh xưng cho “oai”

Như vậy, từ 1 từ chỉ người “dạy học”, “dạy đạo lý” đơn thuần, cùng với những chuyển biến của xã hội, giáo sư đã trở thành một “danh vị” đứng đầu về nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Đương nhiên đi liền với nó không chỉ có lợi mà còn có danh.

Đợt phong giáo sư đầu tiên ở nước ta là vào ngày 11/9/1956, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 162/CP về việc phong hàm GS, PGS cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu. Sau đợt phong hàm GS đầu tiên, Chính phủ đã tổ chức xét và công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư nhiều đợt vào các năm 1980, 1984, 1988, 1991 và 1996. Trong các đợt này, gần 4.000 nhà giáo và nhà khoa học đã được phong hàm GS, PGS.   

Về mặt cơ sở pháp lý, ngày 11/9/1976, Hội đồng Chính phủ có Quyết định số 162-CP của về hệ thống chức vụ khoa học và tiêu chuẩn các chức vụ khoa học trong lĩnh vực công tác giảng dạy đại học và công tác nghiên cứu khoa học; Tiếp đó là Quyết định số 271-CP ngày 1/10/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc công nhận chức vụ Giáo sư và Phó Giáo sư trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học; Nghị định số 153-HĐBT, ngày 22/9/1989 của Hội đồng Bộ trưởng, về việc thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước; Nghị định số 21/CP, ngày 4/3/1995, của Chính phủ, về việc thành lập Hội đồng Học hàm Nhà nước; Nghị định số 20/2001/NĐ-CP, Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg, ngày 31/12/2008.

Việc công nhận và tiêu chuẩn chức danh GS, PGS như thế nào còn cần bàn thêm. Tuy nhiên đều người dân mong mỏng, kỳ vọng là, những GS, PGS Việt Nam phải là những người có thực tài, đóng góp thiết thực cho dân, cho nước, chứ không chỉ là 1 danh xưng cho ai đó “oai”.

Nói thêm về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng luôn quan tâm đến chất lượng nhà khoa học Việt Nam. Khi dư luận có ý kiến về việc đào tạo đội ngũ tiến sĩ, GS, Thủ tướng đã có yêu cầu chấn chỉnh ngay, rà soát nghiêm túc. Ngay cả GS có báo cáo giảng dạy thì giảng ở đâu, lúc nào, có hợp đồng giảng dạy không? Ngoại ngữ đạt trình độ nào, có giao tiếp được không?...

Đọc thêm

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.