Chúc gì vào Ngày Nhà giáo Việt Nam?

Chúc gì vào Ngày Nhà giáo Việt Nam?
(PLO) -Đã có câu ca dao “Không thầy đố mày làm nên” và trong đời ai cũng có những người thầy. Do vậy, hôm nay 20/11 là dịp để kính trọng, tôn vinh. Chúc tất cả các thầy, cô giáo của chúng ta mạnh khỏe, hạnh phúc; chúc những người làm công tác giáo dục nói chung và thầy, cô giáo sức luôn đam mê, đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục.

Cách đây mấy ngày, bên hành lang Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV, “tư lệnh” ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tâm sự: “Tôi rất muốn gửi lời chia sẻ, thấu cảm với các nhà giáo và sẽ cùng đồng hành với đội ngũ giáo viên. Với tư cách là Bộ trưởng, đứng đầu ngành, tôi sẽ đại diện cho các thầy cô để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, một mặt để cải thiện điều kiện làm việc cho các thầy cô, mặt khác để tất cả các ngành, các cấp cùng đồng hành với ngành giáo dục. Có như vậy thì sự nghiệp đổi mới giáo dục mới thành công”.

Rất nhiều vấn đề đang thách thức. Không chỉ chế độ lương bổng, điều kiện làm việc, thậm chí cả danh dự người thầy. Được biết, hiện nay Bộ GD&ĐT đang dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục để đưa vị thế giáo viên hay chính sách đặc thù cho nhà giáo được pháp điển hóa. Yêu cầu cao phải đi đôi với đãi ngộ tương xứng. Khi yêu cầu nhà giáo phải có chuẩn kiến thức, kỹ năng cao hơn thì chế độ cũng phải phù hợp. Còn nếu chỉ yêu cầu giáo viên phải nâng cao chất lượng mà chế độ vẫn như cũ thì không được. Tất nhiên, đây là một “hành trình” không đơn giản.

Làm sao để nâng cao trình độ quản lý và chất lượng GD&ĐT trong nước? Câu hỏi này chính là “bài toán khó” không chỉ đối với ngành GD&ĐT mà cả hệ thống chính trị và là ước mơ cháy bỏng của tất cả các bậc phụ huynh. Ai cũng muốn “đổi  mới quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục”, nhưng thực tế rất khó vì nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: trình độ con người, điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế quản lý hiện nay, trình độ học sinh, quy mô lớp học… 

Rõ ràng để nâng cao chất lượng GD&ĐT không đồng nghĩa với ngành này phải thật nhiều GS., PGS., TS như một đề án đang được lập “gây choáng” với xã hội.

Chúng ta không thể hài lòng về chất lượng giáo dục những năm vừa qua và càng thấy lo hơn cho tương lai nền giáo dục nước nhà, khi lớp trẻ ngày nay vẫn “quay lưng” lại với nghề sư phạm. Từ xa xưa, ông cha ta đã khẳng định: “Thầy nào trò nấy”, lời răn dạy này phải chăng đã khẳng định vai trò quyết định của người thầy đối với quá trình giáo dục. Đó có phải là chân lý hiển nhiên và mãi mãi trường tồn?

Ngày 20/11 năm nay diễn ra khi cách đây chưa lâu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 19-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, có nhiều quyết sách quan trọng đối với lĩnh vực GD&ĐT, giáo dục nghề nghiệp.

Hy vọng không xa nữa giáo dục GD&ĐT Việt Nam sẽ được tự hào với các nước trong khu vực và đất nước không còn chịu “chảy máu ngoại tệ” vì chất lượng GD&ĐT trong nước. 

Đọc thêm

Từ tác phẩm có câu từ phản cảm phát cho học sinh ở TP HCM: Cẩn trọng khi lựa chọn ngữ liệu học tập

Ngữ liệu học tập cần được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi của học sinh. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)
(PLVN) - Một trường quốc tế ở TP HCM trước kỳ lễ dài ngày vừa qua đã phát cho học sinh lớp 11 một tác phẩm văn học nước ngoài (được dịch sang tiếng Việt) tương đối nổi tiếng. Tuy nhiên, trong ngữ liệu học tập này có chứa những câu từ được nhiều người cho là phản cảm, khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất bình. Nhà trường đã phải nhanh chóng thu hồi các ấn bản trên và xem xét lại quy trình tác phẩm được giới thiệu cho học sinh.

Câu hỏi bỏ ngỏ trước ngưỡng cửa đại học

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2024 đối với 137 trường đại học và học viện tại các tỉnh phía Bắc tính từ Thanh Hóa trở ra (không bao gồm các trường quốc tế) có 35 trường đại học đang đào tạo đa ngành, tương đương với 25,5% trong tổng số. Trong đó gồm 15 trường có trụ sở tại Hà Nội (chiếm 43%) và 20 trường phân bố tại 16 tỉnh, thành phố khác (tỉnh Bắc Ninh có nhiều nhất với 3 trường).

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.