Sẽ “trả lại” vị thế của nhà giáo?

Chế độ đãi ngộ cho nhà giáo sẽ cải thiện? Ảnh minh họa
Chế độ đãi ngộ cho nhà giáo sẽ cải thiện? Ảnh minh họa
(PLO) - Trước Đề án tiến sỹ đào tạo 9.000 tiến sỹ và chế độ chính sách không tương xứng với nhà giáo đang gây xôn xao dư luận, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về những vấn đề trên...

Không còn... ồ ạt rồi bỏ đó?

Xin Bộ trưởng cho biết đâu là lý do để Bộ GD&ĐT xây dựng đề án đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ với kinh phí 12.000 tỷ đồng?

- Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở nước ta hiện nay khoảng 21% như vậy là thấp nên phải nâng tỷ lệ này lên. Mục tiêu của đề án 911 là phải đạt 35%. Với 9.000 tiến sĩ như trong đề án này thì cũng mới đạt được 30%. Bên cạnh đó, 9.000 tiến sĩ này cũng không phải là đào tạo mới và đề án này cũng không phải là đề án mới. Đây là đề án chỉnh sửa, nâng cao chất lượng từ đề án 911, trong đó tập trung vào việc thu hút các tiến sĩ đã đào tạo ở nước ngoài. Rồi cơ chế, chính sách làm sao để cho các tiến sĩ làm việc tốt, đặc biệt là với các tiến sĩ kiêm nhiệm. Chúng ta phải tạo điều kiện cho các nhà khoa học về các trường Đại học để cống hiến.

Thông tin về vấn đề này có thể chưa rõ, nên dư luận chưa hiểu hết. Đề án này không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng để làm sao đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không phải đào tạo tràn lan.

Việc thu hút người học sau khi được học bổng đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài trở về nước làm việc như thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Điều quan trọng là đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng. Người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng, cử người đi học, chứ không phải cứ đào tạo ồ ạt ra rồi tiến sĩ tự đi tìm việc.

Cách tiếp cận bây giờ là đào tạo phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng lao động. Các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm, chủ động để quy hoạch và phát triển đội ngũ, trong đó có đội ngũ giảng viên. Căn cứ vào đó thì Bộ hỗ trợ bằng cơ chế chính sách, chứ không phải là cử đi học, cắt biên chế để đi đào tạo xong không về.

Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo về tiến sĩ trong đề án mới rất khác với cách làm truyền thống. Tổng số tiền không thay đổi, thậm chí trong số tiền đã được Quốc hội phê duyệt chi, không nhất thiết cứ phải dùng hết mà phải căn cứ vào chất lượng đào tạo, nếu không tiêu hết thì trả lại nhà nước.

Tôi nhấn mạnh lại, quan trọng nhất là chất lượng đào tạo. Trong đề án này rất chú trọng đề cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo và người học. Còn vai trò của Bộ GD&ĐT là đưa ra cơ chế chính sách và đề xuất định mức, để làm sao định mức đề ra không quá chênh với định mức chung của các nước và khuyến khích người giỏi đăng ký đi học.

Có ý kiến cho rằng, việc đào tạo tiến sĩ trong nước thời gian qua còn nhiều tồn tại. Giờ lại đặt ra mục tiêu đào tạo 9000 tiến sĩ như thế thì chúng ta kiểm soát chất lượng như thế nào?

- Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ với yêu cầu cao hơn (chẳng hạn phải có thời gian học tập trung, có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế…) và đang siết chặt việc này thông qua việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Lúc đầu nhiều cơ sở đào tạo cũng rất lo ngại nhưng cũng phải chấp nhận. Bên cạnh đó, cách tiếp cận của đề án này là Nhà nước định hướng và hỗ trợ chứ không làm thay. Còn các cơ sở giáo dục đào tạo và bản thân người đi học phải có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng. Nếu người đi học đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu thì sẽ được nhà nước cấp học bổng, có thể toàn phần, có thể một phần. Và như vậy sẽ mở rộng đối tượng ra tất cả mọi người đều có thể tham gia, cũng không phân biệt công lập hay tư thục.

Có ý kiến cho rằng kinh phí đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay rất thấp, trong khi kinh phí đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài rất cao. Thời gian tới Bộ có điều chỉnh định mức kinh phí đào tạo tiến sĩ trong nước không?

- Theo tôi, chúng ta phải điều chỉnh. Đành rằng người đi học tiến sĩ là tính đến lợi ích sau này và phải hoàn thành trách nhiệm. Nhưng những người giỏi thì lại có rất nhiều cơ hội có học bổng. Chúng ta muốn những người giỏi đi học tiến sĩ và Nhà nước đứng ra để hỗ trợ thì cũng phải tính toán mức kinh phí cho phù hợp. Dĩ nhiên có thể mức hỗ trợ không bằng các học bổng khác, nhưng cũng phải đáp ứng yêu cầu đào tạo và tính đến điều kiện phát triển cho người học.

Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Tài chính và sẽ tính toán làm sao để suất đào tạo tiến sĩ phù hợp với từng vùng, từng miền. Tuy nhiên, theo tôi, hiện nay chúng ta có nhiều cơ sở đào tạo rất tốt, do vậy nên khuyến khích liên kết với nước ngoài để cùng đào tạo, cùng hướng dẫn, không nhất thiết phải gửi tất cả ra nước ngoài.

Vậy kinh phí 12.000 tỷ đồng để đào tạo tiến sĩ sẽ rót về cho những cơ sở đào tạo nào?

- Kinh phí không rót về cơ sở nào cả mà là cho những người trực tiếp đáp ứng được các tiêu chuẩn để được nhận học bổng. Tức là số tiền này là dạng học bổng, ai dành được thì được hưởng, chứ không phải chia tiền rót về địa phương, rót về các cơ sở đào tạo.

Không thể đòi hỏi giáo viên nâng cao khi chế độ... rầu lòng

Bộ trưởng có định hướng gì trong việc cải tiến chính sách lương bổng cho giáo viên, đây là vấn đề đang có nhiều bức xúc?

- Đây là vấn đề rất lớn. Hiện nay Bộ đang rà soát lại chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục. Khi cải tiến chuẩn theo hướng nâng cao chất lượng thì thu nhập cũng phải tốt lên. Tất nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo không quyết định được vấn đề lương giáo viên. Bộ đã làm việc với Bộ Nội vụ để triển khai thật tốt Nghị quyết 29 là giáo viên được hưởng thang bậc lương cao nhất.

Đồng thời, Bộ cũng đang tiến hành dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, để đưa vị thế giáo viên hay chính sách đặc thù cho nhà giáo được pháp điển hóa. Yêu cầu cao phải đi đôi với đãi ngộ tương xứng. Khi yêu cầu nhà giáo phải có chuẩn kiến thức, kỹ năng cao hơn thì chế độ cũng phải phù hợp. Còn nếu chỉ yêu cầu giáo viên phải nâng cao chất lượng mà chế độ vẫn như cũ thì không được.

Bộ GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ ngành khác để xây dựng, thống nhất cơ chế chính sách như vậy. Đến nay qua làm việc sơ bộ, các Bộ trưởng khác cơ bản cũng thống nhất, ủng hộ tinh thần này. Nhưng vấn đề là cụ thể thế nào để làm sao trách nhiệm cao phải đi cùng với quyền lợi tương ứng. Đây là vấn đề không đơn giản nhưng phải làm.

Nhân ngày 20/11, Bộ trưởng có nhắn nhủ gì tới các giáo viên?

- Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi rất muốn gửi lời chia sẻ, thấu cảm với các nhà giáo và sẽ cùng đồng hành với đội ngũ giáo viên. Rất nhiều trách nhiệm, rất nhiều thách thức đối với nhà giáo, với tư cách là Bộ trưởng, đứng đầu ngành, tôi rất hiểu và sẽ cùng làm, sẽ đại diện cho các thầy cô để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, một mặt cải thiện chất lượng giáo dục tốt hơn, mặt khác để tất cả các ngành các cấp cùng đồng hành với ngành giáo dục. Có như vậy thì sự nghiệp đổi mới giáo dục mới thành công.

Còn nếu chỉ yêu cầu các thầy cô phải cố gắng lên, phải đổi mới đi mà điều kiện làm việc, chế độ lương bổng, điều kiện làm việc, thậm chí cả danh dự không được bảo vệ một cách chính đáng thì không được. Tôi sẽ cố gắng tối đa trong khả năng của mình để tạo ra được môi trường làm việc thuận lợi cho các thầy cô và bảo vệ các thầy cô một cách chính đáng. Đây là lời chúc thiết thực nhất của tôi dành cho các thầy cô. 

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.