Cao Bằng: Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Ông Phạm Tất Thắng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng phát biểu tại buổi làm việc
Ông Phạm Tất Thắng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng phát biểu tại buổi làm việc
(PLVN) - Ngày 2/7, Đoàn Giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020.

Tham gia buổi làm việc có: Đồng chí Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng làm Trưởng đoàn, Nông Thanh Tùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cao Bằng; Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng; lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, UBND Thành phố, huyện Trùng Khánh và đại diện một số đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện theo Nghị quyết, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông tỉnh Cao Bằng; ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể hóa thành các kế hoạch, đề án, văn bản, kịp thời chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện theo đúng lộ trình đề ra.

Toàn tỉnh Cao Bằng có 217 trường tiểu học (60 trường đạt chuẩn quốc gia), 190 trường THCS (38 trường đạt chuẩn quốc gia), 30 trường THPT với tổng số trên 93.100 học sinh chia thành 4.322 lớp học; có 7.590 cán bộ quản lý, giáo viên, 100% đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

Tỉnh Cao Bằng đã xác định thực trạng cán bộ quản lý, giáo viên; ưu tiên tuyển dụng giáo viên tiểu học (cấp đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới).

Năm 2019, tỉnh Cao Bằng tuyển dụng 334 chỉ tiêu, trong đó có 106 giáo viên tiểu học. Hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục tiểu học lựa chọn SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021 đảm bảo công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Tuy nhiên, việc triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn hiện gặp nhiều khó khăn: vẫn còn hơn 800 điểm trường, đặc biệt ở bậc mầm non, tiểu học; các cơ sở giáo dục thiếu ởcác phòng chuyên môn, chức năng, trang thiết bị dạy học để đáp ứng việc bổ sung các môn học mới; thiếu đội ngũ giáo viên để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với tiểu học, cấp THPT thiếu giáo viên dạy các môn học đáp ứng yêu cầu chương trình SGK mới, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ ở một số trường trên cùng địa bàn; năng lực của một số cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế.

Tại buổi làm việc, tỉnh Cao Bằng đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ các địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; xây dựng chính sách lương, phụ cấp phù hợp đối với đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên công tác ở vùng khó; bổ sung biên chế cho ngành giáo dục để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới;

Bộ Giáo dục và đào tạo tham mưu cấp có thẩm quyền điều chỉnh tăng định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông, giảm số lượng học sinh/lớp để thuận lợi tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh; sớm ban hành các thông tư điều chỉnh, bổ sung để thực hiện chương trình ; tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Thay mặt đoàn giám sát, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của tỉnh Cao Bằng trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị Quyết.

Đồng chí đề nghị tỉnh tiếp thu các ý kiến đóng góp để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện báo cáo về việc thực hiện 2 nghị quyết, trong đó cần tập trung vào các đề xuất, kiến nghị theo thực tế những khó khăn, thuận lợi hiện nay của địa phương .

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nghị quyết; huy động đầu tư nguồn lực nâng cấp kiên cố hóa  phòng học, quan tâm đến các địa bàn đặc biệt khó khăn; chú trọng công tác quản lý cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên…, đảm bảo chất lượng triển khai hiệu quả chương trình SGK mới./.

Đọc thêm

377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc tại Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS

Olympics Tiếng Anh toàn thành phố năm nay chào đón 1288 thí sinh THCS đến từ 401 trường, và 1295 thí sinh tiểu học đến từ 490 trường tại Hà Nội (ảnh P.V)
(PLVN) -  Lễ tổng kết và trao giải Olympic Tiếng Anh dành cho cấp tiểu học và THCS đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). Trải qua hai vòng thi ở mỗi cấp, Ban tổ chức cuộc thi Olympics Tiếng Anh thành phố Hà Nội đã lựa chọn ra 377 thí sinh đạt thành tích xuất sắc để trao các giải đặc biệt, nhất, nhì, ba và khuyến khích.

Bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần lưu ý điều này

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Sau khi đăng ký thành công, từ ngày 11/5 đến 17/5, tất cả thí sinh phải sử dụng tài khoản và mật khẩu được cấp đăng nhập vào Hệ thống quản lý thi qua địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn để kiểm tra thông tin đăng ký dự thi, phản hồi các sai sót và đề xuất duyệt minh chứng đối tượng ưu tiên (nếu có) với đơn vị đăng ký dự thi...

Làm gì để 'gỡ' áp lực các kỳ thi đầu cấp?

Các kỳ thi vào lớp 1, lớp 6 đang ngày càng trở nên áp lực với học sinh. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Ôn thi từ khi bập bẹ biết nói là câu chuyện phổ biến ở các trường tiểu học, THCS. Thay vì được học đúng độ tuổi, khả năng, hiện nay, nhiều gia đình đã hướng con cái đến các tiêu chuẩn học tập “ngoại cỡ”.

'Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh' trong thế giới đa cực

Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp tại Hà Nội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Theo báo cáo nghiên cứu vào năm 2019 của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (FALMI), khoảng 75% học sinh THPT thiếu hiểu biết cần thiết về các ngành nghề mà mình lựa chọn, theo đuổi sau khi tốt nghiệp. Vấn đề này dẫn đến có khoảng 60% học sinh nhận thấy bản thân mình đã có lựa chọn sai lầm trong định hướng nghề nghiệp.

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.