Gian truân xử lý tài sản sau khi cưỡng chế kê biên

Gian truân xử lý tài sản sau khi cưỡng chế kê biên
(PLO) - Cưỡng chế, kê biên xong là hoàn thành hơn 50% quá trình kết thúc thi hành án. Nhưng xử lý tài sản lại là vấn đề phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn, có khi không xử lý được tài sản...

Trong hoạt động thi hành án dân sự, các bên đương sự có quyền tự định đoạt, thoả thuận nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được bản án, quyết định của Toà án ghi nhận. Quyền tự định đoạt cũng như nội dung, phương thức thoả thuận đó của đương sự phải tuân thủ quy định pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích của bên thứ 3.

Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn được pháp luật bảo vệ

Chính vì thế, Hiến pháp và Pháp luật quy định khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành thì mọi người đều phải tuân thủ chấp hành. Còn Pháp luật về Thi hành án dân sự (THADS) vẫn đảm bảo được các quyền của công dân như người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền và và nghĩa vụ liên quan được các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 7, 7a, 7b Luật THADS như quyền được cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án, quyền được thông báo về thi hành án, quyền thỏa thuận, từ chối yêu cầu thi hành án…và người phải thi hành án được quyền tự nguyện thi hành trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án trừ trường hợp án dụng các biện pháp bảo đảm, khẩn cấp tạm thời…(Điều 45 Luật THADS).

Bên cạnh các quyền cũng phải thực hiện nghĩa vụ khi không tự nguyện thi hành mà có đủ điều kiện thi hành thì đương nhiên phải bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự theo Điều 71 Luật THADS.

Những khó khăn khi xử lý tài sản sau khi cưỡng chế, kê biên

Trong  sáu biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, biện pháp kê biên, xử lý tài sản (khoản 3 Điều 71 Luật THADS) được áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, giai đoạn tiến hành kê biên tài sản thường gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Cưỡng chế, kê biên xong là hoàn thành hơn 50% quá trình kết thúc thi hành án. Nhưng xử lý tài sản lại là vấn đề phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn, có khi không xử lý được tài sản. Nhất là trong thời điểm gặp nhiều thiên tai, lũ lụt và tình hình kinh tế gặp khó khăn chung của toàn cầu thì vấn đề xử lý tài sản, (nhà ở, đất đai, quyền sở hữu công trình, tàu thuyền…) rất chậm và ít có người mua. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến không xử lý được tài sản sau khi đã hoàn tất giai đoạn cưỡng chế, kê biên. 

Xoay quanh vấn đề này, tác giả bài viết muốn nêu lên một số trường hợp mà trong thực tế thi hành án dân sự gặp phải và rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Có những trường hợp sau khi kê biên nhà ở (tài sản thế chấp Ngân hàng), và tiến hành định giá theo quy định pháp luật và được uỷ quyền cho tổ chức có chức năng dịch vụ bán đấu giá để bán công khai, đã thông báo bán nhiều lần nhưng không có cá nhân, tổ chức nào đến hỏi thăm. 

Tiếp tục xử lý theo hướng giảm giá theo quy định (Điều 104 Luật THADS) có vụ việc giảm giá đến lần thứ 15 vẫn không người đăng ký mua, có những tài sản giảm giá đến mức gần bằng chi phí cưỡng chế vẫn không xứ lý được và thường rơi vào những tài sản có chức năng sản xuất dây chuyền cơ khí đã lỗi thời…

Những trường hợp, kê biên tàu - thuyền của người phải thi hành án vùng ven biển,  bất động sản đặc biệt luôn lênh đênh trên biển cũng vô cùng nan giải, việc giao bảo quản khó. Ít có cá nhân, tổ chức nào muốn nhận bảo quản bởi quan ngại những tài sản đó luôn ở trên mặt nước, nếu chưa kịp xử lý mà gặp mùa mưa bão tài sản hư hỏng, trách nhiệm sẽ ra sao?.

Trong khi đó, người dân ở vùng biển cuộc sống kinh tế khó khăn, nguồn thu nhập của họ phụ thuộc vào "chim trời cá nước”. Khó xác định được thu nhập ổn định để thi hành án mà chỉ việc tiến hành kê biên tài sản -tàu thuyền đánh cá vừa là tài sản chính vừa phương tiện phục vụ thiết yếu của cả gia đình họ. Cơ quan thi hành án tiến hành kê biên tàu thuyền thường phải đối mặt với sự chống đối quyết liệt của người phải thi hành án.

Kê biên được rồi, xử lý bán tài sản càng không đơn giản. Một phần do người có nhu cầu muốn mua quan niệm,"tài sản  bị cưỡng chế kê biên thì làm ăn không được may mắn, có đi đánh bắt cá cũng không hiệu quả...” Tin gần đồn xa không có người muốn đăng ký mua. Mặt khác, thời gian qua nghề đánh bắt cá ít hiệu quả, thường xuyên thua lỗ, xăng dầu lên giá bất thường, việc bán đấu giá tàu thuyền cũng rất chậm, dù qua nhiều lần giảm giá.

Bên cạnh đó thì bên được thi hành án không chịu nhận tài sản để khấu trừ (đặt biệt là Ngân hàng). Có trường hợp bên được thi hành án nhận thì gặp rắc rối bên phải thi hành án không chịu giao, buộc phải cưỡng chế lần nữa... Nhìn chung, trong thực tiễn thi hành án gặp phải vô vàn khó khăn và không chỉ phức tạp trong quá trình cưỡng chế kê biên tài sản mà còn vướng mắc hơn ở giai đoạn xử lý tài sản và tài sản không bán được. 

Một vấn đề khó khăn nữa là tài sản giảm giá gần bằng chi phí cưỡng chế, thông báo bán đấu giá và cuối cùng giao trả lại tài sản kê biên ban đầu cho người có tài sản… Có vụ việc, các khoản chi phí lên tới hơn 20 triệu đồng…  

Cần hoàn thiện thể chế về  Pháp luật THADS hơn nữa

Hy vọng, với chính sách đổi mới của Chính phủ và khi có Bộ luật thi hành án, hiệu quả hơn trong công tác thi hành án dân sự được nâng cao, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp cho Nhà nước, công dân và tổ chức, bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Toà án đã ban hành. Đồng thời, góp phần thực hiện nghiêm kỷ cương, phép nước và nâng cao hơn vai trò nhiệm vụ của người thực hiện công tác thi hành án dân sự.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị.

Đảm bảo quyền, lợi ích của công đoàn viên các cấp trong bối cảnh tinh gọn bộ máy

(PLVN) - Chiều ngày 15/1, Công đoàn Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lần thứ Năm của Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp khoá III (mở rộng). Chủ tịch Công đoàn Bộ Khương Thị Thanh Huyền và các Phó Chủ tịch: Phan Hồng Nguyên, Hà Ánh Bình đồng chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn sự tham dự của đồng chí Cao Xuân Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ; đồng chí Trịnh Xuân Tùng, Ủy viên BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp.

Đọc thêm

Cục THADS Bình Định: Giao chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Cục THADS Bình Định tổ chức hội nghị trực báo công tác THADS Quý I năm 2025.
(PLVN) - Mới đây, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ.

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị

Khơi thông nguồn lực phát triển đô thị
(PLVN) - Chiều 14/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Hội đồng thẩm định Dự án Luật quản lý phát triển đô thị. Đồng chủ trì phiên họp là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng.

Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam

Ra mắt Ban Thường vụ Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
(PLVN) - Sáng 14/1, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam đã thông qua Nghị quyết Đại hội và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 115 thành viên; bầu Ban Kiểm tra gồm 8 thành viên. Ban Chấp hành khoá mới đã họp phiên thứ nhất, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Hội. Theo đó, đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XIV.

Làm tốt vai trò “dẫn dắt” chuyển đổi số trong Bộ, ngành Tư pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu chỉ đạo hội nghị.
(PLVN) - Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Công nghệ thông tin (CNTT) diễn ra chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi yêu cầu Cục cần nâng cao tính chuyên nghiệp, khoa học, chủ động, sáng tạo để làm tốt công tác hướng dẫn, “dẫn dắt” các đơn vị của Bộ, ngành Tư pháp trong chuyển đổi số.

Trao “Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình: Lan tỏa yêu thương dịp Xuân Ất Tỵ 2025

“Mái ấm Tư pháp" tại Ninh Bình (Ảnh: Hoàng Giáp)
(PLVN) - Chiều ngày 10/1, tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Báo Pháp luật Việt Nam đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Bệnh viện thẩm mỹ Saigon Young, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Yên Thịnh tổ chức lễ bàn giao hai căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hai gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định Phạm Dân: Người cán bộ Tư pháp tận tâm

Ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định
(PLVN) - Trong hơn 30 năm gắn bó với ngành Tư pháp, ông Phạm Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Định vẫn được biết đến như một con người luôn gắn bó với những trang viết, nhất là về các hạn chế, chồng chéo, bất cập trong hệ thống pháp luật. Qua đó, góp phần cùng tập thể Sở để lại nhiều dấu ấn và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tư pháp địa phương, cũng như góp phần hoàn thành nhiệm vụ công việc của Bộ, ngành Tư pháp. 

Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter ủng hộ 200 triệu đồng xây nhà cho người nghèo ở huyện Cẩm Xuyên

Lãnh đạo huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận biểu trưng của các cơ quan, đơn vị ủng hộ chương trình “Xuân ấm tình người”. Ảnh: PV
(PLVN) - Hưởng ứng Chương trình “Xuân ấm tình người” do UBND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp đỡ người nghèo đón Tết Ất Tỵ và đóng góp quỹ xóa nhà tạm, nhà dột nát, xây dựng nhà đại đoàn kết năm 2025, Báo Pháp luật Việt Nam và Công ty CP MBN Jupiter tại Hà Nội đã ủng hộ 200 triệu đồng.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ

Cảnh phiên họp.
(PLVN) - Ngày 10/1, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Trần Anh Đức chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; bộ, ngành khác có liên quan.

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Xây dựng Ngành Thi hành án Quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác Thi hành án dân sự (THADS) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Thi hành án Quân đội diễn ra chiều 9/1, Thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Thi hành án (Bộ Quốc phòng) đề nghị trong năm 2025, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành cần đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, triển khai có hiệu quả các giải pháp đã đề ra, tạo sự chuyển biến đột phá trong cơ quan, đơn vị, xây dựng Ngành Thi hành án ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.