Giám đốc công ty bắn chỉ thiên dọa người có thể phạm tội gì?

(PLO) - Một trong những thông tin gây xôn xao dư luận những ngày qua là việc một giám đốc công ty vệ sĩ rút súng bắn dọa người phụ nữ đang cự cãi với ông ta. Sự việc xảy ra trước mặt nhiều người ngay giữa ban ngày, được camera ghi lại rõ nét đã làm dấy lên tranh cãi, liệu công ty bảo vệ có được dùng súng hay không?
Người được xác định là Giám đốc công ty an ninh Việt Nhật rút súng và bắn dọa mẹ con người phụ nữ. Ảnh cắt từ clip
Người được xác định là Giám đốc công ty an ninh Việt Nhật rút súng và bắn dọa mẹ con người phụ nữ. Ảnh cắt từ clip

Đi đòi lương bị nổ súng đe dọa

Tối 5/12, cộng đồng mạng xôn xao về clip ghi lại cảnh ông Bùi Đức Phương - Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Bảo vệ An ninh Việt Nhật (địa chỉ tại đường Cống Lở, phường 15, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh) - cãi nhau với một phụ nữ tên Nguyễn Thị Thúy (SN 1971, ngụ quận Tân Bình) về việc không trả 4 triệu đồng tiền lương cho con bà. 

Ông Phương không giữ được bình tĩnh, lớn tiếng xưng mày tao rồi rút khẩu súng bên trong túi quần, lên đạn gí vào đầu bà Thúy dọa bắn. Bị bà Thúy thách thức, ông Phương bắn một phát lên trời. Chưa hết bực tức, sau khi bỏ vào trong, ông Phương trở ra tiếp tục cự cãi với bà Thúy.

Bà Thúy cho biết con trai bà là Bùi Hữu Phúc (SN 1988), được Công ty Việt Nhật tuyển dụng, giao việc giữ xe cho một cửa hàng trên đường Trương Công Định (quận Tân Bình). Do công việc vất vả, lương ít nên Phúc xin nghỉ việc. Thay vì trả lương đầy đủ, phía công ty chỉ đưa cho Phúc 3,2 triệu đồng của tháng làm việc đầu tiên và nợ 4 triệu đồng của 45 ngày làm việc còn lại. 

Vì nhiều lần bị khất nợ, ngày 5/12, bà Thúy chở con đến công ty và kết cục dẫn đến vụ cãi vã như nói trên. “Lúc đó ông giám đốc bóp cò 2 lần nhưng không nổ, đến lần thứ 3 mới nổ. Sau đó tôi đến công an phường trình báo vụ việc” - bà Thúy thuật lại. 

Ngày 6/12, Công an quận Tân Bình (TP. HCM) đã mời ông Phương lên làm việc để làm rõ hành vi dùng súng đe dọa người dân. Vụ việc tuy chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng đang làm dấy lên mối lo ngại của dư luận về việc sử dụng súng của công ty dịch vụ bảo vệ.

Không được tùy tiện sử dụng

Trả lời báo chí về vấn đề khẩu súng mà ông Phương sử dụng là công cụ hỗ trợ hay súng quân dụng và việc ông này rút súng bắn uy hiếp người dân là đúng hay sai, một lãnh đạo Công an quận Tân Bình cho hay, trước mắt, công an phối hợp với Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) - Công an TP HCM xác minh nguồn gốc khẩu súng. “Tùy theo tính chất vụ việc, mức độ vi phạm, chúng tôi sẽ đưa ra quyết định xử lý phù hợp” - vị lãnh đạo này nói.

Được biết, tại TP.HCM hiện có trên 50% số công ty dịch vụ bảo vệ, vệ sĩ có trang bị công cụ hỗ trợ, bao gồm súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, bình xịt hơi cay, còng số 8. 

Lãnh đạo PC64 - Công an TP HCM khẳng định trước năm 2013, Chính phủ cho phép 12 đối tượng sử dụng công cụ hỗ trợ, trong đó có cả tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Theo vị lãnh đạo này, thời điểm đó, quy trình mua công cụ hỗ trợ không quá phức tạp nhưng việc sử dụng được quy định chặt chẽ. Theo đó, mỗi viên đạn, khẩu súng, bình xịt… đều có đánh dấu mã số cá nhân; người sử dụng phải có chứng chỉ đào tạo. Mỗi lần lấy súng đi đâu, sử dụng ở trường hợp nào phải khai báo cho cơ quan công an. Lực lượng chức năng cũng thường xuyên kiểm tra quá trình cất giữ, bảo quản.

Đại diện phòng PC64 - Công an TP.HCM nhấn mạnh theo quy định, người làm công tác bảo vệ chỉ được phép sử dụng trong trường hợp phòng vệ chính đáng, như bị uy hiếp đến tính mạng, không còn biện pháp nào khác. Đó là chưa nói, từ giữa năm 2015, Công an TP.HCM đã có văn bản số 469/PC64-Đ4 gửi các công ty bảo vệ, yêu cầu phải niêm phong cất giữ trong két sắt, bảo quản kỹ càng chứ không được tùy tiện mang ra sử dụng. 

“Hiện tại công ty nào có công cụ hỗ trợ phải cất đi, khi nào có thông báo, hướng dẫn mới được lấy ra sử dụng. Trước mắt chúng tôi chỉ cho phép dùng dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, găng tay bắt dao” - vị lãnh đạo phòng PC64 khuyến cáo.

Có thể phạm tội gì?

Khoản 1, khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định, vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. 

Điều 23 Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 có quy định các đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ trong đó có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Nếu Giám đốc Công ty bảo vệ được cấp vũ khí thô sơ thì việc sử dụng vũ khí này phải tuân theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh. 

Điều 24 của Pháp lệnh này quy định về sử dụng vũ khí thô sơ: “1. Việc sử dụng vũ khí thô sơ khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của cá nhân, tài sản của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân và phòng vệ chính đáng phải bảo đảm an toàn, đúng đối tượng, đúng mục đích.”

Để việc quản lý, sử dụng vũ khí thô sơ được cụ thể hơn, Khoản 3, khoản 4, Điều 12 Thông tư số 30/2012/TT-BCA ngày 29/5/2012 của Bộ Công an quy định: 

Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng vũ khí thô sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng vệ chính đáng và tuân theo các nguyên tắc sau: “a) Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm để quyết định việc sử dụng vũ khí thô sơ; b) Chỉ sử dụng vũ khí thô sơ khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo bằng mệnh lệnh qua lời nói nhưng đối tượng không tuân theo; c) Không sử dụng vũ khí thô sơ đối với đối tượng là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những đối tượng này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành nhiệm vụ hoặc người khác; d) Trong mọi trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ, người sử dụng vũ khí thô sơ cần hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí thô sơ gây ra.”

“Do người phụ nữ không sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của ông giám đốc nên việc ông này dùng vũ khí đe dọa là hoàn toàn vi phạm pháp luật. Hơn nữa, pháp luật đã quy định việc sử dụng vũ khí thô sơ phải trong trường hợp thi hành nhiệm vụ, không phải tùy tiện, tùy ý, vì mục đích cá nhân cho “oai”. Vì thế, hành vi này của ông giám đốc công ty tại TP. Hồ Chí Minh còn có thể cấu thành “Tội đe dọa giết người” quy định tại Điều 103 Bộ luật Hình sự” – Luật sư Hà Huy Từ (Văn phòng luật Hà Huy)  nhận định. 

Tin cùng chuyên mục

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.