Giám đốc CATP Hà Nội lý giải thắc mắc về 12 con số định danh cá nhân

ĐBQH Nguyễn Đức Chung - giám đốc Công an Tp Hà Nội
ĐBQH Nguyễn Đức Chung - giám đốc Công an Tp Hà Nội
(PLO) - Những câu hỏi: Tại sao số định danh cá nhân lại là 12 mà không phải là 9 số? Có nên đưa nhóm máu và thông tin của thẻ căn cước không?... đã được các ĐBQH đưa ra trong buổi thảo luận về Luật Căn cước công dân. Phát biểu tại Hội trường, Giám đốc công an Tp Hà Nội - ĐB Nguyễn Đức Chung cho rằng những vấn đề đó hoàn toàn có căn cứ khoa học và thực tế.
Theo ĐB Nguyễn Đức Chung, Chính phủ đã chuẩn bị dự án luật rất công phu, nghiêm túc. Ông cho rằng dự thảo luật cho rằng khi được Quốc hội thông qua luật này sẽ tạo một bước đột phá về cải cách hành chính theo tinh thần nhà nước phục vụ Nhân dân, giảm giấy tờ cấp cho Nhân dân, tiết kiệm thời gian, công sức đi lại của công dân khi làm thủ tục cấp, đổi về giấy tờ, căn cước công dân.
Nói về ý nghĩa của Dự luật, ông nói: "Dự thảo luật đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp 26, 27. Theo đó dự án luật được xây dựng nhằm cụ thể hóa quy định Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do đi lại, giao dịch, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa về giấy tờ, căn cước công dân theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, đồng thời đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật về đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020 về Đề án 896 của Chính phủ.
Liên quan đến số định danh cá nhân, - theo Dự luật, là con số của mỗi một công dân từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi - nhiều đại biểu đặt câu hỏi tại sao không là 9 số như CMND cũ, ĐB Nguyễn Đức Chung lý giải: Số định danh cá nhân này 12 chữ số, ngoài số thứ tự để đảm bảo cho dân số xếp hàng thứ triệu thì ở trong số định danh cá nhân này còn là con số mã hóa liên quan đến vùng, mã hóa liên quan đến giới tính, do vậy phải đảm bảo 12 chữ số. Quy định 12 chữ số còn liên quan đến các thủ tục mà sau này chúng ta viết các phần mềm để phục vụ cho quản lý dữ liệu dân cư và là dữ liệu gốc để triển khai cải cách thủ tục hành chính cho tất cả các lĩnh vực khác thì phải có 12 chữ số, sau này chúng ta mới có thể xử lý được.
ĐB Chung cũng cho biết, số định danh cá nhân sẽ đảm bảo dù sau này người công dân bị mất chứng minh thư thì đến bất cứ một địa phương nào đều có thể cấp lại được, nhưng cấp lại sẽ thể hiện ở vùng được cấp lại. Cấp lại trên mạng dùng chung trên cả nước, do vậy nó không ảnh hưởng gì. Nếu 9 số thì có nhiều người hiện nay cấp mất đổi nhưng có người hiện nay sử dụng 5-6 số chứng minh thư, như thế khó cho công tác quản lý và công tác lưu trữ....
Tuy nhiên, với tư cách là một ĐB QH, thay mặt cử tri để phát biểu đề Dự luật, ĐB Nguyễn Đức Chung cho rằng "Quan điểm, suy nghĩ của tôi là qua tâm tư nguyện vọng của các cán bộ chiến sĩ trong ngành công an, cũng như ý kiến của các cử tri đề nghị luật này không nên là thẻ căn cước công dân mà để là chứng minh thư."
Ông phân tích, việc lấy tên Chứng minh thư ở đây sẽ có mấy điều thuận lợi: Thứ nhất, nếu thay đổi chữ căn cước công dân, chỉ cần chữ căn cước công dân viết tắt là toàn bộ hệ thống phần mềm của các cơ sở ngân hàng tín dụng là phải thay đổi, phải sửa. Thứ hai, bây giờ chúng ta cấp hàng bao nhiêu triệu liên quan đến sổ đỏ của người dân, bây giờ cũng phải cấp lại. Thứ ba, tất cả các giao dịch hành chính liên quan đến khai mà có chứng minh thư là cũng phải thay đổi các biểu mẫu. Thứ tư, có những điều luật và nghị định đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, ví dụ như Luật xử lý vi phạm hành chính có điều liên quan đến phạt có chữ chứng minh thư thì tới nay cũng phải thay đổi những điều luật này. 
"Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội thay đổi thành Luật căn cước nhưng quan điểm của chúng tôi cũng như qua tiếp xúc cử tri thì người dân thấy để chứng minh thư thuận tiện hơn. Quy định chứng minh thư ở miền bắc được quy định tại nghị định từ năm 1957 và cả nước thống nhất quy định từ năm 1976 đến nay. Chúng ta đã làm được 68 triệu dân, khi làm việc với nước ngoài người ta nói đây là cơ sở vô cùng quý báu. Bây giờ chúng ta thay đổi lại toàn bộ phần mềm quản lý này sẽ có những khó khăn nhất định. Từ những lập luận như vậy, tôi đề nghị chúng ta nên để là chứng minh chứ không nên để căn cước công dân." ông đề nghị
Liên quan đến nhóm máu, ĐB Nguyễn Đức Chung đưa ra dẫn chứng từ ngành công an: Hiện nay làm chứng minh thư công an nhân dân đã có nhóm máu. Cái này phục vụ rất tốt cho việc mỗi một lần cán bộ bị thương hoặc có vấn đề gì khi cần huy động cán bộ, chiến sỹ ủng hộ máu cho đồng đội mình rất tiện. Ông cũng cung cấp thông tin về việc Việt Nam  đang tiếp nhận những dự án của Nhật Bản là xây dựng các trạm cấp cứu ở trên các đường cao tốc. Muốn cấp cứu ở trên đường là phải có nhóm máu ngay thì mới có tác dụng. 
"Tôi nêu hai thông tin này để các đại biểu Quốc hội có thể tham khảo để chúng ta có nên cho hay không cho nhưng có thể nói tất cả các nước tiên tiến hiện nay đưa vào thẻ công dân của họ thì họ đều có nhóm máu ở trong đó. Đấy là việc phục vụ cho thiên tai, cho tất cả các lần liên quan đến cấp cứu. Việc đó là nhân đạo và rất tốt." - ông nói.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Quochoi.vn)

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội

(PLVN) - Chiều 28/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu Quốc hội quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Quốc hội trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

Đọc thêm

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.