Giải nỗi oan cha mẹ bận kiếm tiền khiến con tự kỷ

(PLO) - Chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối liên hệ giữa việc cha mẹ mải mê kiếm sống với sự gia tăng số trẻ em mắc hội chứng tự kỷ. 

Ths. BS. Nguyễn Thế Mạnh, Phó khoa tâm thần trẻ em - Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết: “Bệnh lý tự kỷ được cho là có từ bên trong cơ thể từ rất sớm, có thể do yếu tố gia đình, thậm chí là rối loạn chuyển hóa, độc chất…

Có trẻ mắc tự kỷ trước 3 tuổi, trước 17 tháng. Thậm chí nếu gia đình quan tâm có thể phát hiện con mắc tự kỷ trước 1 tuổi, hay mới chỉ 6 tháng”.

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có mối liên hệ giữa việc cha mẹ bận rộn, hay nhịp sống gấp gáp với việc gia tăng số trẻ mắc bệnh lý tự kỷ.

BS. Nguyễn Thế Mạnh kể lại trong quá trình điều trị, đã có những trường hợp bố mẹ bận rộn nhưng không có con bị tự kỷ. Ngược lại, có những bố mẹ không bận rộn nhưng vẫn có con tự kỷ… Trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn đang nỗ lực xác định nguyên nhân thực sự gây ra bệnh lý này.

Ám ảnh lỗi lầm

Nhiều bậc cha mẹ đưa con tới điều trị vẫn ám ảnh vì những lời xì xào của hàng xóm là do mải mê kiếm tiền, không chăm sóc con cái, nhốt con trong nhà với người giúp việc, hay cho con sử dụng điện thoại cả ngày nên con mới bị tự kỷ.

Hay cha mẹ chia tay nên con bị tự kỷ hoặc tồi tệ hơn là người mẹ mang thai không biết giữ gìn, hay thậm chí ăn ở không ra gì nên khiến con mắc bệnh.

Theo BS. Mạnh, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm!

Bởi phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện căn bệnh này ngay từ sơ sinh. Vì chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường.

Cha mẹ quá bận rộn có chăng chỉ là không đủ thời gian tiếp xúc với con cái để có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh từ những năm tháng đầu đời.

tự kỷ, trẻ tự kỷ, chứng bệnh tự kỷ, bệnh tự kỷ, sức khỏe tâm thần
Trẻ tự kỷ và cha mẹ của các em rất cần sự chia sẻ và hỗ trợ từ cộng đồng

Các dạng tự kỷ

BS. Mạnh cho biết, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường.

Theo thống kê của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, cứ khoảng 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ. Nam gặp nhiều hơn nữ. Phân loại tự kỷ dựa vào một số yếu tố: 

Thời điểm mắc tự kỷ: Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh) thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời.

Theo chỉ số thông minh: Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được; Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được.

Theo mức độ: Tự kỷ mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Tự kỷ được coi là hội chứng rối loạn phát triển não bộ, có thể liên quan đến di truyền và yếu tố môi trường. Cơ hội để can thiệp tốt nhất đối với tự kỷ là khi trẻ 2 - 3 tuổi. Can thiệp càng sớm, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự can thiệp không phải chỉ dừng ở giai đoạn tuổi nhỏ mà xuyên suốt cả cuộc đời.

Một số dấu hiệu dễ nhận biết của trẻ tự kỷ, đó là: Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội; kiểm soát hành vi rất vụng về, nhất là những vật cầm nắm; thói quen lặp đi lặp lại một cách chính xác những hành vi hằng ngày…

Với trẻ mới chỉ 6 tháng tuổi, nếu chậm phát triển vận động, khả năng bắt chước âm thanh, hành động của người khác, khả năng tương tác bằng ánh mắt, nụ cười ít hoặc hiếm có, thì cha mẹ cần theo dõi kỹ càng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bản thân những cha mẹ có con bị tự kỷ cũng rất cần sự động viên, hỗ trợ từ cộng đồng để không mặc cảm, đơn độc hay tự trách mình là nguyên nhân gây bệnh cho con.

tự kỷ, trẻ tự kỷ, chứng bệnh tự kỷ, bệnh tự kỷ, sức khỏe tâm thần
Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết trong giao tiếp, hay tương tác

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có mối liên hệ giữa việc cha mẹ bận rộn, hay nhịp sống gấp gáp với việc gia tăng số trẻ mắc bệnh lý tự kỷ.

BS. Nguyễn Thế Mạnh kể lại trong quá trình điều trị, đã có những trường hợp bố mẹ bận rộn nhưng không có con bị tự kỷ. Ngược lại, có những bố mẹ không bận rộn nhưng vẫn có con tự kỷ… Trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn đang nỗ lực xác định nguyên nhân thực sự gây ra bệnh lý này.

Ám ảnh lỗi lầm

Nhiều bậc cha mẹ đưa con tới điều trị vẫn ám ảnh vì những lời xì xào của hàng xóm là do mải mê kiếm tiền, không chăm sóc con cái, nhốt con trong nhà với người giúp việc, hay cho con sử dụng điện thoại cả ngày nên con mới bị tự kỷ.

Hay cha mẹ chia tay nên con bị tự kỷ hoặc tồi tệ hơn là người mẹ mang thai không biết giữ gìn, hay thậm chí ăn ở không ra gì nên khiến con mắc bệnh.

Theo BS. Mạnh, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm!

Bởi phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện căn bệnh này ngay từ sơ sinh. Vì chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường.

Cha mẹ quá bận rộn có chăng chỉ là không đủ thời gian tiếp xúc với con cái để có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh từ những năm tháng đầu đời.

tự kỷ, trẻ tự kỷ, chứng bệnh tự kỷ, bệnh tự kỷ, sức khỏe tâm thần
Trẻ tự kỷ và cha mẹ của các em rất cần sự chia sẻ và hỗ trợ từ cộng đồng

Các dạng tự kỷ

BS. Mạnh cho biết, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường.

Theo thống kê của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, cứ khoảng 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ. Nam gặp nhiều hơn nữ. Phân loại tự kỷ dựa vào một số yếu tố: 

Thời điểm mắc tự kỷ: Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh) thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời.

Theo chỉ số thông minh: Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được; Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được.

Theo mức độ: Tự kỷ mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Tự kỷ được coi là hội chứng rối loạn phát triển não bộ, có thể liên quan đến di truyền và yếu tố môi trường. Cơ hội để can thiệp tốt nhất đối với tự kỷ là khi trẻ 2 - 3 tuổi. Can thiệp càng sớm, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự can thiệp không phải chỉ dừng ở giai đoạn tuổi nhỏ mà xuyên suốt cả cuộc đời.

Một số dấu hiệu dễ nhận biết của trẻ tự kỷ, đó là: Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội; kiểm soát hành vi rất vụng về, nhất là những vật cầm nắm; thói quen lặp đi lặp lại một cách chính xác những hành vi hằng ngày…

Với trẻ mới chỉ 6 tháng tuổi, nếu chậm phát triển vận động, khả năng bắt chước âm thanh, hành động của người khác, khả năng tương tác bằng ánh mắt, nụ cười ít hoặc hiếm có, thì cha mẹ cần theo dõi kỹ càng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bản thân những cha mẹ có con bị tự kỷ cũng rất cần sự động viên, hỗ trợ từ cộng đồng để không mặc cảm, đơn độc hay tự trách mình là nguyên nhân gây bệnh cho con.

tự kỷ, trẻ tự kỷ, chứng bệnh tự kỷ, bệnh tự kỷ, sức khỏe tâm thần
Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết trong giao tiếp, hay tương tác

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy có mối liên hệ giữa việc cha mẹ bận rộn, hay nhịp sống gấp gáp với việc gia tăng số trẻ mắc bệnh lý tự kỷ.

BS. Nguyễn Thế Mạnh kể lại trong quá trình điều trị, đã có những trường hợp bố mẹ bận rộn nhưng không có con bị tự kỷ. Ngược lại, có những bố mẹ không bận rộn nhưng vẫn có con tự kỷ… Trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn đang nỗ lực xác định nguyên nhân thực sự gây ra bệnh lý này.

Ám ảnh lỗi lầm

Nhiều bậc cha mẹ đưa con tới điều trị vẫn ám ảnh vì những lời xì xào của hàng xóm là do mải mê kiếm tiền, không chăm sóc con cái, nhốt con trong nhà với người giúp việc, hay cho con sử dụng điện thoại cả ngày nên con mới bị tự kỷ.

Hay cha mẹ chia tay nên con bị tự kỷ hoặc tồi tệ hơn là người mẹ mang thai không biết giữ gìn, hay thậm chí ăn ở không ra gì nên khiến con mắc bệnh.

Theo BS. Mạnh, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm!

Bởi phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện căn bệnh này ngay từ sơ sinh. Vì chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể nhận thấy chỉ là do trẻ thiếu những hành vi bình thường, chứ không phải có các hành vi bất thường.

Cha mẹ quá bận rộn có chăng chỉ là không đủ thời gian tiếp xúc với con cái để có thể nhận biết dấu hiệu trẻ mắc bệnh từ những năm tháng đầu đời.

tự kỷ, trẻ tự kỷ, chứng bệnh tự kỷ, bệnh tự kỷ, sức khỏe tâm thần
Trẻ tự kỷ và cha mẹ của các em rất cần sự chia sẻ và hỗ trợ từ cộng đồng

Các dạng tự kỷ

BS. Mạnh cho biết, tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kỹ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường.

Theo thống kê của Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, cứ khoảng 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ. Nam gặp nhiều hơn nữ. Phân loại tự kỷ dựa vào một số yếu tố: 

Thời điểm mắc tự kỷ: Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh) thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời.

Theo chỉ số thông minh: Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và nói được; Tự kỷ có chỉ số thông minh cao và không nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và nói được; Trẻ tự kỷ có chỉ số thông minh thấp và không nói được.

Theo mức độ: Tự kỷ mức độ nhẹ, trung bình và nặng.

Tự kỷ được coi là hội chứng rối loạn phát triển não bộ, có thể liên quan đến di truyền và yếu tố môi trường. Cơ hội để can thiệp tốt nhất đối với tự kỷ là khi trẻ 2 - 3 tuổi. Can thiệp càng sớm, hiệu quả càng cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, sự can thiệp không phải chỉ dừng ở giai đoạn tuổi nhỏ mà xuyên suốt cả cuộc đời.

Một số dấu hiệu dễ nhận biết của trẻ tự kỷ, đó là: Thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội; kiểm soát hành vi rất vụng về, nhất là những vật cầm nắm; thói quen lặp đi lặp lại một cách chính xác những hành vi hằng ngày…

Với trẻ mới chỉ 6 tháng tuổi, nếu chậm phát triển vận động, khả năng bắt chước âm thanh, hành động của người khác, khả năng tương tác bằng ánh mắt, nụ cười ít hoặc hiếm có, thì cha mẹ cần theo dõi kỹ càng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Bản thân những cha mẹ có con bị tự kỷ cũng rất cần sự động viên, hỗ trợ từ cộng đồng để không mặc cảm, đơn độc hay tự trách mình là nguyên nhân gây bệnh cho con.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.